Vừa gặp nhau lần đầu , người con gái Nùng chấp tay “Cháu chào cụ ạ”. Có lẽ tiếng “cụ” nghe không “êm ái” nên HCM dặn dò “Từ nay ai hỏi, thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Và bí danh “Già Thu” và “Nông Thị Trưng ” được khai sinh ra từ đó. Từ trước đến nay ông Hồ vẫn xưng mình là Bác với tất cả mọi người, riêng đặc biệt chỉ có mỗi một mình Nông thị Ngát là được làm “cháu” của “Chú Thu” mà thôi
Qua lời kể trên đây thì tình cảm của “Chú Thu” dành cho “cháu Trưng” rất đậm đà thắm thiết “Mỗi ngày một giờ liên tục như thế gần một năm trời từ tháng 9-1941 cho đến 13-8-1942 thì lớp dạy kèm chấm dứt, “Chú Thu” qua Trung Quốc, bị bắt ., ra tù trở về lại Cao Bằng, tìm lại cô học trò xưa tặng nàng một bài thơ viết vài giòng trên quyển “binh thư” và kể từ đó tuy xa nhau nhưng “Chú Thu” vẫn theo dõi tận tình giúp đỡ cho “cô học trò nhỏ” của mình.

Tin từ nhóm “Câu Lạc Bộ Sinh Viên” cho biết thì “Kể từ đó Nông Thị Ngát đã vắng mặt khá lâu tại vùng biên giới này, mười năm sau Nông Thị Ngát bỗng nhiên được ưu đãi đặc biệt trở thành chánh án toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Người ta đặt câu hỏi việc gì đã xảy ra trong những năm tháng đó, Nông đã đóng góp gì mà chỉ sau mười năm trở thành tỉnh uỷ viên, uỷ viên ban chấp hành trung ương và là người đứng đầu ngành hành pháp tại một tỉnh xung yếu phía Bắc?

Như đã biết, tại Viêt Nam không có tự do báo chí, tất cả nằm trong tay Đảng. Nhà baó Kim Hạnh tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ đã bị mất chức chỉ vì đăng tin HCM khi còn trẻ đã có một người vợ kèm theo đăng lá thư HCM gửi cho người vợ này. Vì sự thật đã không được phơi bày cho nên người dân chỉ còn biết đặt nghi vấn, tại sao Nông Thị Trưng lại được ưu đãi như thế? Tại sao tiểu sử Nông Đức Mạnh chỉ ghi: “Con một nhà cách mạng lão thành?” còn cô học trò nhỏ của ”Bác” thì chỉ hé mở chồng mình là “một cán bộ Việt minh cùng hoạt động những năm ba mươi” ?. Tại sao lại phải dấu tên tuổi như vậy?.
Gần đây hơn, đáng tin cậy nhất là William Duiker đã tường thuật lại, trong cuốn sách viết về Hồ Chí Minh (tái bản lần thứ hai) chuyện Nông Đức Mạnh đã tiết lộ với tác giả rằng ” MẸ TÔI, THÀNH VIÊN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ, ĐÃ PHỤC DỊCH CHO ÔNG HỒ VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN CỦA THẬP NIÊN 40…”

Một con người vốn bản tính lăng nhăng, thời gian ở ngoại quốc đã có tiếng là “anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu, rất diện, xức cả nước hoa cực thơm..”(Hồ Chí Minh có mấy vợ- Trần Gia Phụng) mà nay lại đứng trước cảnh tượng “nửa đêm, giờ tý, canh ba” trong một nhà sàn thanh vắng ông “ké” nhìn lên, hai mắt sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện” thì liệu “ông Ké” có làm ngơ được không nhất là khi nhan sắc của “cháu” Nông Thị Ngát lại mặn mà duyên dáng dễ làm say đắm lòng người !

Xem như thế thì câu chuyện Nông Thị Ngát là một nghi vấn có nhiều khả năng xác thật để trả lời cho câu hỏi : AI LÀ MẸ CỦA NÔNG ĐỨC MẠNH vậy.
Bí mật chuyện thâm cung bí sử triều đình đỏ Hà Nội

- “Đời tôi cống hiến cho đảng (chớ không phải cho tổ quốc), đảng lại tiếc với một người đàn bà hay sao” (Lê Đức Anh tuyên bố lúc cưới vợ bé tại Hà Nội).

- Rút kinh nghiệm từ vụ Thiên An Môn, VC lập ra hai tiểu đoàn người Nùng rất thiện chiến để phòng bị. Hiện nay, chúng đang đóng các con ngựa gỗ (chướng ngại để dẹp các đám biểu tình), tập luyện đàn áp biểu tình. Đưa Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội bù nhìn (dân Nùng) để lợi dụng người Nùng. Khi có biến, chính Nông Đức Mạnh ra lịnh cho các tiểu đoàn người Nùng này sẵn sàng bắn giết người Việt không chút nương tay…

- Sau khi cướp chính quyền vào năm 1945, ông Hồ tha chết cho Vi Văn Định (người Nùng), Tổng đốc Thái Bình, rồi Hà Đông, một tay thực dân khét tiếng, để mua chuộc dân Nùng. Ông Hồ và đảng CS biết rằng kháng chiến còn dài, và tập đoàn của ông còn lẩn trốn trong chiến khu Việt Bắc, giang sơn của người Nùng để tìm chỗ an toàn. Lúc đó, ông Hồ sử dụng một toán người Nùng làm cận vệ (gọi là bảo vệ) gồm những người: Phùng Thế Tài, Võ Chương, Đinh Đại Toàn, Chu Phương Vương, Hoàng Văn Lộc Thế An, Đặng Văn Cáp Hoàng Sâm… dưới quyền chỉ huy của Lê Quảng Ba, vì ông Hồ không tin người Việt.
Không những đồng bào hải ngoại, nhiều đồng bào trong nước, cho tới bây giờ vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu tâm địa và mặt mũi của người CS. Những ai chưa từng sống với CS ngày nào, lại càng dễ sai lầm khi nhận xét về họ. Nhìn cách tổ chức chính quyền, nhiều người tưởng lầm rằng các nhân vật giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ phải là những người có tài, có đức, có khả năng và quyền hành như các nước tự do khác. Nghĩ như vậy là chưa hiểu gì về CS. Trong chế độ độc tài đảng trị, nguyên tắc “Bảo vệ quyền lực (và quyền lợi) của đảng” mà mỗi đoàn viên khi gia nhập phải long trọng tuyên thệ:

- Tuyệt đối trung thành với đảng CS (thay vì với tổ quốc!). Lời thề đó là một thứ kỷ luật sắt, một nguyên tắc bất biến, bất di bất dịch, là một bản án tử hình dành sẵn cho bất cứ đảng viên nào có hành động làm trái lời thề đó. Hiểu rõ nguyên tắc ấy, bây giờ chúng ta mới xét những trường hợp cá biệt để chứng minh. Trước hết là việc đưa ông Nông Đức Mạnh, một người Nùng lên ghế chủ tịch quốc hội, để thấy rõ hơn về chủ trương “bảo vệ quyền lực của đảng CS”. Trong hiến pháp VC có ghi: “Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất”, nhưng tất cả đại biểu đều là đảng viên, mà “đảng viên phải trung thành với mọi mệnh lệnh của đảng”, vậy cuối cùng quốc hội cũng chỉ là “công cụ của đảng CS mà thôi!”.

Lời tuyên bố “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước” chỉ là một khẩu hiệu để mị dân. Đảng viên đang giữ chức đại biểu quốc hội, “làm trái lệnh đảng, chỉ còn con đường tự sát”, hoặc bị số phận trù dập, kéo lê cuộc sống vài ba mươi năm trong các nhà tù, mệnh danh “trại cải tạo” khi được thả ra… chỉ còn đủ sức… chờ chết!

Đó là trường hợp các ông Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, từng theo sát ông Hồ nhiều năm, ông Hoàng Minh Chính, viện trưởng viện Triết học Hà Nội, thiếu tướng Đặng Kim Giang, phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Dương Bạch Mai, phó chủ tịch quốc hội…

Bề mặt, chúng ra sức tô vẽ cho chế độ nào là “đoàn kết, liên hợp, hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận thù”, nhưng bên trong, chúng thi hành những thủ đoạn trái ngược một cách dã man. Nhớ lại vài trường hợp trong lịch sử cận đại, lúc còn trong rừng núi Thái Nguyên, ông Hồ lập chính phủ tự phong ngày 24/8/45. Báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền của tổng bộ Việt Minh loan báo “Chính Phủ Nhân Dân Lâm Thời thành lập, trong đó có Chu Văn Tấn làm bộ trưởng quốc phòng… “Chu Văn Tấn có tài và khả năng ra sao mà được ông Hồ cất nhắc làm bộ trưởng quốc phòng ? Chẳng qua Tấn chỉ là một tên du kích theo ông Hồ từ ngày chui rúc trong hang Pác Bó, và có mặt trong cuộc nổi dậy vài chục tên lèo tèo mà chúng gọi là “Khởi nghĩa Vũ Nhai” (Thái Nguyên).

Thật ra, Tấn “bị làm bộ trưởng” chỉ vì hắn là người Nùng, một sắc dân thiểu số ở “chiến khu Việt Bắc”. Là người lắm mưu gian mẹo vặt, khi đặt Tấn vào chức vụ bộ trưởng quốc phòng, ông Hồ và trung ương đảng có mục đích riêng tư. Khi nhiều người thân cận nêu thắc mắc về việc này “bộ hết người Việt tài giỏi rồi hay sao lại chọn một “thằng Mán” lên làm bộ trưởng quốc phòng”. Ông Hồ nói:

- Cái đó có lợi cho cách mạng! Khi tuyên bố cuộc kháng chiến trường kỳ, ông Hồ nhắm vào chiến khu Việt Bắc, rừng núi trùng trùng điệp điệp để ông và trung ương đảng chui rúc, lẩn trốn. Tại đây, ông Hồ sẽ nhờ họ cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực, cung cấp lương thực, giúp đỡ, che giấu… để đảng tồn tạị Ông Hồ chọn vùng núi rừng thuộc các tỉnh từ Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng… làm chiến khu Việt Bắc. Những ngày mới cướp chính quyền, ông Hồ dùng hai chữ “Độc lập” như mật ngọt rót vào tai đồng bàọ Biểu ngữ căng khắp thành phố “Độc lập hay chết”, “nhất định hy sinh tất cả vì Độc lập”. Mọi người hân hoan, hăng hái “như muốn chết ngay cho đất nước”…

Nhưng khi Pháp tấn công, tự vệ chiến đấu rút lui trước. Còn trung ương đảng và chính phủ cao chạy xa bay từ mấy hôm trước, để lại bọn thanh niên “tự vệ thành” từ nhỏ tới lớn chỉ biết o mèo, đầu chải láng, quần áo thẳng nếp… ở lại anh dũng đưa mình ra hứng đạn! Không phải tự nhiên ông Hồ lợi dụng người Nùng, người Thổ được!

Nguyên từ tháng 2/1942, ông Hồ cùng nhóm CS trở về nước hoạt động trong hang Pác Bó, lúc đó ông chưa có tiếng tăm gì. Bọn người Nùng, Thổ coi nhóm của ông Hồ chẳng qua như “thổ phỉ”. Xưa nay, vương quốc người Nùng độc lập.

Họ cai trị theo truyền thống cha truyền con nối, coi quan châu như một lãnh chúa. Hàng ngày, nhóm thủ túc ông Hồ đi rừng hái bắp, đào khoai trộm, săn thú rừng của họ… bị họ phản đối dữ dộị Khi quyền lợi vật chất bị va chạm, người Nùng phản ứng mãnh liệt. Những cuộc chạm trán, đụng độ xẩy ra luôn. Thấy nhiều người Kinh xuất hiện trên lãnh thổ mình với thái độ khả nghi, các Thầy Mo Nùng rỉ tai dân chúng:

- Thằng Kinh nó xui người Thổ đi lính chết cho chúng nó!

- Nó lấy con bò, con trâu, vào nương bẻ trộm bắp, đào trộm khoai của chúng ta… Trước thái độ thù nghịch ấy, ông Hồ tìm cách mua chuộc họ để được an toàn tánh mạng. Ông tìm cách hòa giải mối thù, và lôi kéo họ về với đảng của ông. Trước tiên, ông tự xưng “Ké Hồ” (tiếng Thổ là chú hay bác) và chọn Chu Văn Tấn, con quan Châu người Nùng gốc Cao Bằng, làm bộ trưởng quốc phòng.

Từ đó, người Nùng đổi thái độ, từ thù hận ra hợp tác, ra công phục vụ cho đảng ông Hồ. Lựa trong số những người Nùng, Thổ nhanh nhẹn, thông minh, ông Hồ đào tạo thành đảng viên CS như Chu Phương Vương phong làm huyện ủy châu Chiêm Hóa, Lê Quảng Ba làm trung đội trưởng… Vốn thật thà, lại được tuyên truyền nhồi sọ rằng “khi cách mạng thành công, đời sống người Nùng, Thổ sẽ được ấm no, sung sướng. Thật ra, họ không biết gì về mấy chữ “Độc lập, Tự do” như người Kinh ở đồng bằng.

Sau khi về thủ đô Hà Nội và ra mắt chính phủ tự phong vào ngày 2/9/1945, ông Hồ vẫn sử dụng những người thiểu số làm kẻ bảo vệ cho mình. Lúc đó kề cận ông có Đàm Quang Trung, Đàm Minh Viễn. Về sau, năm 1954, Nguyễn Lương Bằng tổ chức một trung đội bảo vệ gọi là “Trung đội 41″ gồm 8 người thân tín, trong đó 2/3 là dân Nùng, Thổ. Có người lại kể rằng, 8 nhân vật này được ông Hồ đặt tên mới, bắt đầu bằng 8 chữ “Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi”. Các người đó là:

- Võ Chương đổi thành Võ Trường. – Vũ Chuân đổi thành Vũ Kỳ.
- Nguyễn văn Lý trở thành Hoàng Hữu Kháng.
- Nguyễn Hữu Văn thành Tạ Quang Chiến.
- Hoàng Văn Phúc đổi thành Hồ Văn Nhất.
- Chu Phương Vương trở thành Võ Viết Định.
- Nguyễn Quang Chí mang tên Hoàng Viết Thắng.
- Trần Đình đổi thành Trần Văn Lợi.

Có một điều đáng lưu ý là các họ tên người Nùng, Thổ trở thành họ tên người Kinh. Lúc đó vào khoảng tháng 3 năm 1947, được rèn luyện trong trường “Công nhân” bên Nga, ông Hồ rất thạo kỹ thuật ngụy trang và bảo vệ bản thân như một lãnh tụ. Trường ấy về sau nhiều bọn CS lấy le, gọi “Trường Đại học Đông Phương”, và bọn Tàu Cộng còn thêm thắt là “Học viện Đông Phương”. Trình độ đa số học viên mới ở bậc tiểu học, hay vừa thoát nạn mù chữ mà tôi đã từng gặp và nói chuyện”. (Lời ông Nguyễn Ngọc Nga, cựu giáo sư Nga văn trường đại học ngoại giao Hà Nội).

Vốn tính đa nghi như Tào Tháo, ông Hồ không chọn người Kinh làm bảo vệ vì sợ bị mua chuộc, phản bộị “Hồi đó, người Nùng, người Tày biết mẹ gì chủ nghĩa Mác Lênin, mà họ cũng không thiết tha gì với mấy cái nhãn hiệu “Độc lập, Tự do” của đảng CS ra sức tuyên truyền (Nguyễn Ngọc Nga).

Vấn đề thời sự hiện nay là đưa một người Nùng tên Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội bù nhìn, là một âm mưu thầm kín của đảng CS. Đó là lý do bên trong của việc cất nhắc một ” tên Mán” lên làm chủ tịch một cơ quan quyền lực nhất nước ta”. Nông Đức Mạnh được đảng chỉ định, quốc hội bỏ phiếu bầu “cuội” cho có hình thức và Nông Đức mạnh đều đắc cử vẻ vang với 98% số phiếu.

Nhiều người chưa hiểu CS. suy luận rằng sở dĩ VC chọn Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch Quốc hội chỉ vì Mạnh là con rơi của Hồ Chí Mịnh với một cô gái làng Thượng lúc ông ta còn ẩn náu trong núi rừng Việt Bắc. Các đồng hương chưa quên cuộc biểu tình của hàng vạn sinh viên trước công trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Có mấy vạn sinh viên đại học xuống đường, tranh đấu đòi tự do dân chủ. Họ căng biểu ngữ, hô hào bất bạo động. Ho. cắm trại, ăn ngủ tại chỗ với mục đích cương quyết liều chết để tranh đấu cho tự dọ

Trước tình thế có vẻ trầm trọng, liên hệ đến sự an nguy của đảng CS, nhà cầm quyền CS họp và quyết định “đàn áp không khoan nhượng”. Bắc Kinh lúng túng trong sự lựa chọn các đơn vị quân độị Binh sĩ người Hán, chắc chắn họ sẽ không nổ súng vào đám biểu tình tay không dù có lệnh. Nếu cưỡng bách, có thể xẩy ra tình thế nguy hiểm: “Ho. sẽ quay súng bắn lại bọn cầm quyền!”. Biện pháp cuối cùng, chính Giang Trạch Dân điều động sư đoàn từ Mãn Châu về Bắc Kinh đàn áp. Thuộc dòng ngoại tộc, quân đội Mãn Châu xả súng bắn vào đám người không có phương tiện tự vệ một cách dã man.

Chiến xa của họ cứ cán lên bất cứ ai cản đường. Máu nhuộm đỏ cả quãng trường Thiên An Môn. Hàng trăm người chết liền tại chỗ. Hàng ngàn người bị thương, máu me lênh láng. Các lãnh tụ sinh viên bị bắt, trói thúc ké, hành quyết như tộị.. phản quốc!

Nô lệ Nga, Tàu nhiều năm, thấy quan thầy làm gì, VC “sao y bản chánh” không cần suy nghĩ… Tuy vậy, bọn bồi bút luôn luôn ca ngợi “đảng ta sáng suốt, luôn luôn vận dụng chủ nghĩa Mác Lê một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn…”, rồi bê nguyên xi “vụ cải cách ruộng đất” ở miền Bắc vào năm 1955, giết oan hàng triệu người. Bây giờ với 2 tiểu đoàn thiện chiến người Nùng (gần 1000 người) sẵn sàng làm nhiệm vụ Thiên An Môn mới, khi có biến động.

Chọn Nông Đức Mạnh, CS muốn nặn ra “một ông vua Nùng để sai khiến và lừa bịp dân Nùng cùng đồng bào thiểu số khác”. Bọn binh lính Nùng, khi thấy “ông vua Nông Đức Mạnh” ra lệnh, mặc sức “bóp cò” vì có phải cùng dòng giống với họ đâu mà khoan nhượng? Còn Nông Đức Mạnh cũng sung sướng… ngỡ ngàng. Chính hắn cũng chưa biết đó là họa hay phúc? Biết mình làm kép đóng trò, nhưng nếu đóng không đúng bài bản, hay “cương” có thể mất mạng như chơị Mỗi lần công du, thăm quốc gia nào, Mạnh có người thông dịch là bí thư đảng bộ, mớm ý, mớm lờị Trung ương đảng chỉ muốn Nông Đức Mạnh đóng trò “một cách xuất sắc, không được tùy tiện, hay có sáng kiến gì… Vi phạm các điều ấy là tự sát. Khi được tin Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội, dư luận trong nước rất phẫn uất. Tại các quán cà phê, họ công khai phát biểu:

- Bộ hết người rồi sao chọn “thằng Mán” lên làm chủ tịch quốc hội ?
- Nông Đức Mạnh có khả năng, đạo đức gì được làm chủ tịch quốc hội ?

Chúng tôi xin kể lại một trường hợp khác trong lịch sử để chứng minh rằng “nguyên tắc bảo vệ quyền lợi và quyền lực của đảng trước sau như một”. Trường hợp ấy là Tổng đốc Vi Văn Định. Cho tới nay, nhiều người vẫn còn thắc mắc tại sao Hồ chí Minh không những tha chết cho Tổng đốc Vi Văn Định, một kẻ bị dân chúng ta thán, nguyền rủa và đảng của ông Hồ kết tội là “phản động, đại Việt gian” mà còn biệt đãi như thượng khách?
Trong khi đó, người ái quốc như Tạ Thu Thâu hay Khái Hưng, hoặc như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi lại bị giết một cách dã man. Chúng tôi muốn nhắc đến nguồn gốc một Tổng đốc người Nùng, đã lên tột đỉnh danh vọng này để đồng hương thấy rõ.

Hứa Hoành