Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sunday 17 June 2012

105 *NGƯỜI LÍNH GIÀ * THƯ CỦA HCM


MỘT CÂU HỎI ĐÃ CŨ: HỒ CHÍ MINH RA ĐI CỨU NƯỚC
HAY KIẾM CƠM?
người lính già oregon

Câu trả lời đã nằm vững chắc như tảng đá trong lá đơn xin học Trường Thuộc Địa Pháp của anh bồi trên tàu
Amiral Latouche Tréville tên Nguyễn Tất Thành, alias Nguyễn Ái Quốc, alias Hồ Chí Minh, alias “Bác Hồ vĩ đại
vô vàn kính yêu” của bọn Cộng Phỉ hiện nay.
Năm 1983, giáo sư Nguyễn Thế Anh và nhà sử học Chánh Đạo, tức Vũ Ngự Chiêu, tức nhà văn Nguyên Vũ1,
tình cờ bắt gặp tại Văn Khố Đông Dương ở Aix-En-Provence và kho tài liệu trường Thuộc Địa, Paris, hai lá
đơn viết tay của Nguyễn Tất Thành xin vào học Trường Thuộc Địa Pháp. Một lá gửi cho ông Bộ trưởng Thuộc
Địa, lúc ấy, tôi nghĩ, là Albert Lebrun, căn cứ theo ngày tháng ghi trong lá đơn của Thành (15/9/1911) và
nhiệm kỳ của ông Bộ trưởng (27/6/1911 - 12/1/1913), và một lá (sao y bản chánh, chỉ đổi tên người nhận, gọn
hơn vì bỏ một vài chi tiết nhỏ2) gửi cho Tổng thống Pháp, bấy giờ là Armand Fallières, nhiệm kỳ 18/2/1906 -
18/2/1913. Nhưng tôi không tin Nguyễn Tất Thành, khi ấy, biết được tên của hai vị này, vì nếu biết, theo cách
thức viết công thư, anh ta đã phải ghi tên của hai vị kèm với chức tước. Ngoài ra, trong cả hai lá đơn, Nguyễn
Tất Thành rất hà tiện về dấu chấm, dấu phẩy sau hoặc giữa mỗi câu –điều rất quan trọng trong cách hành
văn Pháp. Cũng không thèm ký tên, không ghi trình độ học vấn, không đính kèm bằng cấp –mà anh ta làm
sao có được?
Sao y đơn viết tay (có bốn dấu phẩy, không dấu chấm nào) của Nguyễn Tất Thành:
Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de
l’Ecole Coloniale comme interne
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Tréville” pour
ma substance
Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France
vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction
Je suis originaire de la province de Nghê An en Annam
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma
reconnaissance anticipée
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous-docteur es- lettres) Etudiant
français quốc ngữ caractères chinois
Bản dịch theo nguyên bản bởi Người Lính Già Oregon
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính thưa Tổng Thống Cộng Hòa
Tôi có vinh hạnh khẩn cầu Ngài ưu ái cho tôi được nhận vào học tại Trường Thuộc Địa với tư cách nội
trú
Hiện nay tôi là nhân viên của hãng Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Tréville” để mưu sinh
Tôi hoàn toàn không có tài sản và ham muốn học hỏi. Tôi ước ao trở thành hữu ích cho nước Pháp đối
với đồng bào của tôi đồng thời có thể giúp họ lợi dụng những lợi ích của Học Vấn
Tôi quê Nghệ An, Trung Kỳ
Trong khi chờ đợi một sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, Ngài hãy nhận nơi đây lòng biết ơn trước
của tôi
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con trai ông Nguyễn Sinh Huy (phó tiến sĩ văn chương),
học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Nho
Lá đơn, đóng dấu nhận ngày 20/9/1911 bởi văn phòng Tổng thống Pháp, nằm dưới lớp bụi thời gian suốt 72
năm (1911-1983), cũng như huyền thoại ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, đã bị lôi ra ánh sáng,
gây ngỡ ngàng thích thú cho nhiều người quốc gia muốn đi tìm bằng chứng của sự thật, hoặc trong trường
hợp này, của sự dối trá. Một khám phá “vĩ đại” bất ngờ, “cực kỳ” quan trọng, đã đập vỡ bức tường đen kiên cố
che giấu, qua bao năm, cái lý lịch tối om của một anh bất tài vô tướng, vô nghề, vô sản, vô gia đình, vô lý
tưởng, nghèo đói, phải tha phương cầu thực, nhưng lại được bọn đệ tử cuồng tín từ Nguyễn Khánh Toàn đến
Trường Chinh, từ Tố Hữu đến Phạm Văn Đồng, cùng một phường khố rách áo ôm, bồng bế tung hê và đút
ống đu đủ thổi lên tận mây xanh. Hồ Chí Minh, dĩ nhiên, tưởng không ai có thể biết, đã giấu nhẹm, kể cả với
những đồng chí thân tín nhất, về việc này, cho đến khi lẳng lặng vào nằm trong lăng, hy vọng thời gian sẽ xóa
nhòa chứng tích. Đám đồ đệ ngây ngô không biết, hoặc biết mà giả vờ ngây ngô, nên cứ theo sách tự bơm
của Bác (Trần Dân Tiên) mà rêu rao rằng Bác qua Pháp để trở về cứu nước thật3. Một vài nghiên cứu gia Mỹ,
Pháp thân Cộng cũng biết (tại sao không?), trước cả hai ông Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh, về sự hiện
hữu của hai lá đơn, nhưng giữ im lặng, cho đến khi hai ông phanh phui chúng ra4. Đặc biệt, tác giả Pháp,
Christiane Pasquel Rageau, một nữ tín đồ tôn sùng Hồ Chí Minh vô điều kiện, đã viết quyển Ho Chi Minh trong
đó bà ta, mặc dù là một nhân viên Thư viện Quốc gia Paris có nhiều cơ hội tìm tòi, tra cứu hai lá đơn ấy, cũng
đã lờ đi, không nhắc nhở5.
Cho đến thời đại internet thì không còn gì có thể giấu dưới ánh mặt trời. Trên sách vở, báo giấy và báo mạng,
người ta thấy đầy dẫy những sao bản hai lá đơn viết tay và các thư khác của Hồ Chí Minh, kể cả những bức
thư tình, những thư từ qua lại của các viên chức Pháp, những tài liệu khui ra việc Hồ Chí Minh đi Pháp kiếm
ăn, trình độ Pháp ngữ của ông ta v.v..., trong số có tác phẩm của sử gia Trần Gia Phụng, theo thiển ý, được
viết rõ ràng, với đầy đủ sử liệu, một cách khoa học và thuyết phục nhất6.
I. Phản ứng của VC về lá đơn của Nguyễn Tất Thành :
Rồi biết không thể giấu được nữa, đám đệ tử mới đây đành phải thú nhận, nhưng do thói quen hàm hồ và ăn
gian nối dối trước sự thật, bọn họ vẫn cố ngụy biện, cãi chày cãi cối. Trường hợp lá đơn này, tôi xin mở ngoặc
lớn, cũng giống như chuyện Hồ Chí Minh có vợ, có con. Trước những tài liệu vô phương chối cãi, bọn họ mới
trơ tráo lên tiếng bênh Bác rằng đó là chuyện thường tình của con người7. Nghe mà thấy ứa gan, muốn chửi
thề mấy tiếng.
Trở lại chuyện lá đơn.
a) Cũng vậy. Giáo sư VC Bùi Đình Phong, chẳng hạn, ngày 3/1/2010 (gần một năm sau DVD “Sự thật về Hồ
Chí Minh” của Nhóm Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ phát hành, tháng 7, 2009, và 27 năm sau ngày hai ông Nguyễn
Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu khám phá và công bố hai lá đơn, tháng 6, 1983) đã viết một bài có đoạn như sau:
“Chúng ta hoàn toàn không giấu giếm sự kiện này. Hơn hai mươi năm trước, Giáo sư Sử học Đinh Xuân Lâm
đã có bài viết với tiêu đề: “Cần làm sáng tỏ một số điểm xung quanh lá đơn xin học của Nguyễn Tất Thành
năm 1911”, đăng trong Tạp Chí Cộng sản, số 5-1987. Vấn đề là ở chỗ, hiện nay một số người vẫn nghĩ rằng
chúng ta không công bố lá đơn này, và quan trọng hơn là nhiều người không hiểu đúng việc làm của Nguyễn
Tất Thành. Còn các thế lực thù địch thì cố tình bóp méo sự thật lịch sử”8.
Bùi Đình Phong nói láo không có căn: Lá đơn “bị” khám phá và phổ biến rộng rãi năm 1983, bài của Đinh
Xuân Lâm đăng trong Tạp Chí Cộng sản năm 1987, nghĩa là bốn năm sau, vậy mà y dám nói “chúng ta hoàn
toàn không giấu giếm sự kiện này” thì con nít cũng không tin nổi. Lại nữa: ai “bóp méo sự thật lịch sử”? Chính
y và đồng bọn! Sự thật nằm trong hai lá đơn còn nguyên si trong thư viện Pháp, bóp méo thế nào được?
Sau đó Bùi Đình Phong ra sức biện hộ cho Hồ Chí Minh: “Đây [việc xin học] là cách làm chứ không phải mục
đích của Hồ Chí Minh”8. Y hàm ý, đại khái, Hồ Chí Minh muốn học hỏi nền văn minh của Pháp để sau này về
nước giúp ích cho đồng bào. Về điểm này, bọn bồi bút VC khác, như Lữ Phương, cũng hùa theo, cho rằng lá
đơn của Nguyễn Tất Thành đã “phản ánh chủ trương rất rõ của Phan Chu Trinh: phải học văn hóa khai sáng
và dân chủ của Pháp để canh tân đất nước”9. Lữ Phương còn viết rằng Phan Văn Trường, thuộc nhóm Phan
Chu Trinh, ở Paris, đã thảo lá đơn này giùm cho Nguyễn Tất Thành, và sở dĩ Thành muốn vào học trường
Thuộc Địa là để “xây dựng phong trào yêu nước ngay trong lòng thực dân”9. Nghĩa là chui vào nhà địch để diệt
địch! Thế đấy! Bồi bút VC đứa nào cũng mơ ngủ, hoặc mắc bệnh tâm thần. Hai “dịch giả” Diên Vỹ và Hoài An
cũng đổ thừa cho cụ Phan Chu Trinh, tội nghiệp cụ, vì lúc ấy cụ đâu đã biết tên phụ bếp trên tàu Pháp ở
Marseille Nguyễn Tất Thành là đứa nào!9
Những tên bồi bút ấy đã quên một điều quan trọng: chính Thành đã tự giác, tự khai, tự tố, nghĩa là đã nói rõ
bằng giấy trắng mực đen lý do khiến anh ta phải xin vào học trường Thuộc Địa, và lại còn với tư cách interne,
tức nội trú, nghĩa là miễn trả tiền ăn học. Lý do rành rành ra đó: anh ta than nghèo, không có tiền sinh sống (je
suis entièrement dénué de ressources). Nói nôm na, muốn kiếm cơm. Nhưng để đỡ ngượng, phải vớt vát
bằng cái cớ “thanh cao”: muốn học hỏi (avide de m’instruire).
b) Nguyễn Tất Thành còn đi xa hơn. Trong cả hai lá đơn cùng một nội dung ấy có một câu rất quan trọng mà
những người quốc gia chúng ta đã phải vất vả mở mắt cho những tên bồi bút VC thấy, mà bọn họ vẫn giả mù
sa mưa, không (muốn) thấy. Đó là câu: “Tôi ao ước trở thành hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào của
tôi...” (Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes).
Thế này là thế nào? Trường Thuộc Địa (École Coloniale) là một trường chuyên môn có mục đích đào tạo
những học viên các nước bị đô hộ (Đông Dương, Phi Châu) để sau này về bản xứ trở thành những quan chức
hữu ích cho thực dân Pháp, nghĩa là phục vụ mẫu quốc10, cũng giống như École Normale đào tạo những giáo
sư dạy cấp trung học, và ENA (Ecole nationale d’administration) là trường đào tạo cán bộ hành chánh. Còn
nếu muốn học để hấp thụ học thuật, văn minh của Pháp –điều mà bọn bồi bút VC vẫn dựa lên để cắt nghĩa
việc anh ta xin vào École Coloniale– Nguyễn Tất Thành phải làm đơn xin vào những trường khác, thiếu gì.
Viết câu trên cho Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp, rõ ràng Thành nuôi mộng làm quan cho Tây,
mà làm quan là để hưởng bổng lộc, vinh hoa phú quý, là đè đầu đè cổ dân lành, giống như cha của anh ta
trước kia (cho nên mới có câu “vis à vis de mes compatriotes”). Nếu không làm quan trong tương lai mà muốn
“trở thành hữu ích cho nước Pháp” thì còn cách nào đây? Vô lẽ đăng lính khố xanh, khố đỏ?
Biết rõ như thế, cho nên Bùi Đình Phong đã láu cá, cố tình lờ ba chữ à la France (= đối với nước Pháp) để
dịch ăn gian, lừa bịp người dân và lũ đảng viên trong nước không có cơ hội đọc nguyên bản và một số thân
Cộng hải ngoại, phần đông là trí thức, nhưng u mê, hoang tưởng, hoặc già lú lẫn, như sau: “Tôi muốn sẽ trở
nên có ích đối với đồng bào của tôi...”. Dịch như vậy, câu đó hoàn toàn có nghĩa khác, không làm ai thắc mắc,
khen ngợi là đàng khác. Và cùng với nhiều nhà nghiên cứu VC khác, Bùi Đình Phong vẫn mặt trơ mày bóng,
gân cổ cãi, lại còn đem tên sử gia Pháp thân Cộng Daniel Hémery11 ra làm con ngáo ộp: “Sự thật rõ như ban
ngày mà những kẻ nuôi dụng tâm xấu vẫn ác ý cố tình xuyên tạc. Để hiểu rõ hơn về lá đơn, hãy đọc Êmơri
(Daniel Hémery) –một nhà sử học Pháp chuyên nghiên cứu và giảng dạy lịch sử cận-hiện đại Việt Nam tại
Trường Đại học Pari [sic] VII, trong bài viết:“Về lá đơn xin vào học Trường Thuộc địa năm 1911 của người
thanh niên Hồ Chí Minh”. Êmơri khẳng định:“Tuyệt đối không thể căn cứ vào lá đơn xin học năm 1911 để gán
ghép cho Nguyễn Tất Thành ý định sau khi học xong sẽ trở thành người cộng tác với chính quyền thuộc địa”12.
Vì Bùi Đình Phong không cho biết xuất xứ câu và bài của Hémery (đăng ở đâu, khi nào, nguyên văn) và y có
thể hoặc phịa ra, hoặc cố tình dịch sai, chúng ta không cần bàn thêm.
II. Trình độ Pháp ngữ trong lá đơn:
Ai cũng biết lá đơn của Nguyễn Tất Thành bị bác và Bộ Thuộc Địa lấy cớ là những thí sinh phải được Phủ
Toàn quyền Đông Dương giới thiệu và gửi sang, nghĩa là anh bồi tàu Nguyễn Tất Thành đã muốn làm quan
tắt bằng cách nộp đơn tắt. Sau đó Thành phải nhờ người anh làm ở Toà khâm sứ Pháp can thiệp, nhưng
không thành công13.
Đó là một cách nói. Sự thật có lẽ khác, nếu hoàn toàn chỉ dựa trên khả năng Pháp ngữ hạn hẹp của Nguyễn
Tất Thành, một người chưa học lên bậc trung học. Trong khi đó, bọn đệ tử bồi bút, như Ngô Trần Đức và Lê
Công Thành, không tiếc lời ca tụng trình độ Pháp văn và các ngoại ngữ khác của “Người” (tức Nguyễn Tất
Thành, Hồ Chí Minh) mà bọn họ cho là siêu tuyệt, bởi lý do [rất buồn cười] “Người” đã học tiếng Pháp ở cấp
primaire (tiểu học) và làm việc trên tàu buôn Tây và hằng ngày nói chuyện bằng tiếng Tây [bồi, dĩ nhiên] với
những anh bồi đồng nghiệp14. Ngược lại, những độc giả và sử gia hải ngoại đều thấy rõ trình độ Pháp ngữ của
Nguyễn Tất Thành trong lá đơn rất kém. Nhưng chưa ai phân tích nó kém ở chỗ nào15.
Tôi xin phép mạo muội phụ họa dẫn giải, không phải để khoe mẽ, bàn chuyện ruồi bu, hoặc chẻ sợi tóc làm
tám, nhưng cốt chứng minh cho bọn bồi bút VC trong nước cũng như tay sai VC hải ngoại hiểu lý do thật tại
sao lá đơn bị bác và việc cho Nguyễn Ái Quốc đã viết những bài báo bằng Pháp ngữ chống chế độ thực dân
tại Paris là bịa đặt, tưởng tượng lố bịch15.
Hai lá đơn sai đủ thứ lỗi (hoặc cách hành văn không chỉnh) lớn nhỏ, khác nhau (10 cho lá đơn gửi tổng thống,
12 gửi Bộ trưởng). Những chữ viết xiên là do tôi, cốt nêu rõ các lỗi hoặc vấn đề chưa ổn.
Marseille le 15 Septembrea 1911
Monsieur le Président de la Républiqueb
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de
l’Ecole Coloniale comme interne
Je suis actuellement employéc à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Tréville”d pour
ma substancee
Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruiref. Je désirerais devenir utile à la France
vis à visg de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréezh, Monsieur Le Président, l’assurance de ma
reconnaissance anticipée
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous-docteuri es- lettresj )
Etudiant français, quốc ngữ, caractères chinoisk
a) Đúng theo phép viết đơn, phải có dấu phẩy sau Marseille. Không viết hoa tên tháng (cf Le Secrétaire Idéal,
Elisabeth Lange, Marabout Service, 1970, tr.150)
b) Viết Monsieur le Président đủ rồi. Sau Président phải có dấu phẩy.
c) employé: thường có nghĩa nhân viên văn phòng, khác với tay chân (ouvrier), ví dụ employé de banque. Có
thể Nguyễn Tất Thành không hiểu nghĩa, hoặc hiểu, mà cố tình mập mờ đánh lận con đen, vì nếu viết thẳng
aide-cuisinier (phụ bếp), chức vụ chính thức, sẽ ảnh hưởng đến việc xin học.
d) Tên chiếc tàu không được để trong ngoặc kép.
e) Lỗi (nặng) về dùng chữ: phải viết subsistance (sinh sống, sinh nhai) thay vì substance (chất, bản thể). Lỗi
này được thấy trong cả hai lá đơn, nên không thể gọi là lỗi vô ý. Trong tờ đơn gửi Bộ trưởng Thuộc Địa, người
ta còn đọc : ... pour ma substance à soi. Vô nghĩa. Tôi cố đoán Nguyễn Tất Thành muốn nói gì trong
“substance à soi” mà chịu thua.
f) Cách hành văn: “entièrement dénué” và “avide” về lời và ý không đi với nhau bởi conjonction (liên từ) et, cho
nên muốn viết cho xuôi tai, người ta phải lặp lại je suis. “Je suis entièrement dénué de ressources et je suis
avide de m’instruire”, và liên từ et trong vế thứ hai của câu và mạch văn hàm ý nhưng (mais), hơn là và.
Trường hợp dùng liên từ mais, thì không cần lặp lại je suis: “Je suis entièrement dénué de ressources, mais
avide de m’instruire”.
g) Lỗi chánh tả: vis-à-vis (có hai gạch nối)
h) Lỗi (nặng) văn phạm: Khi dùng gérondif (en + participe présent) En attendant... , trong trường hợp này, chủ
từ của động từ chia (=động từ chính) phải là je (= tôi), ngôi thứ nhất, nhưng Nguyễn Tất Thành đã dùng
agréez (= ông hãy chấp nhận, mode impératif, mệnh lệnh cách), ở ngôi thứ hai, là sai. Vì người chờ đợi câu
trả lời (en attendant une réponse) là “tôi”, chứ không phải “ông”. Phải viết lại: “En attendant une réponse [...] je
vous prie d’agréer ...”, tương tự câu tiếng Anh: “While waiting for your answer, I request that you accept...” chứ
không phải “While waiting for your answer, accept...”
i) sous-docteur: chữ này không có trong ngữ vựng Pháp. Phó bảng, trong chế độ thi cử xưa, có nghĩa tiến sĩ
đậu vớt (repêché, inscrit au deuxième tableau). Dù vớt hay không, vẫn là tiến sĩ, nghĩa là có thể dịch : docteur
mà không sợ mang tiếng ăn gian. Nguyễn Tất Thành không biết điều này.
j) Lỗi chánh tả: ès lettres (è chứ không phải e, và không có gạch nối)
k) Etudiant: Tại sao không viết thành một câu cho nó đường hoàng? Viết kiểu này, quả thật, là kiểu tiếng Tây
bồi... tàu, nghĩa là ráp chữ. Nếu étudiant là một danh từ (nom) thì phải có en, (étudiant) en (français), v.v...
Nhưng Nguyễn Tất Thành chưa bao giờ là étudiant (sinh viên đại học) thì chữ này phải hiểu là một động từ.
Và nếu là một động từ dùng ở hiện tại phân từ (verbe au participe présent, nhưng tại sao phải dùng mode
participe ở đây?) có nghĩa j’étudie, j’ai étudié, thì phải viết (étudiant) le (français), v.v...
Chưa kể trong đơn gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa có thêm hai điều phạm nữa:
1) thay vì désirerais, Thành viết sai désirérais (không phải é mà e).
2) cuối đơn có câu “mes plus respectueux hommages” (= sự tôn trọng kính trọng nhất của tôi), nghe không ổn:
trong hommage tự nó hàm chứa respectueux rồi, thêm respectueux không cần thiết. Mà nếu muốn thêm để
thêm nặng ký cũng được, nhưng nên bỏ superlatif (mes) plus, quá dư, quá đáng: mes respectueux
hommages. Hoặc viết mes hommages không thôi cũng đủ lắm rồi.
Viết một lá đơn bằng tiếng Pháp ngắn như thế và nhiều lỗi, khuyết điểm như thế cho các viên chức cao cấp
nhất của nước Pháp thì bị từ chối là phải, oan ức nỗi gì. Nguyễn Tất Thành bồi tàu và đệ tử bồi bút cần nhớ
rằng người Pháp là chúa kỳ thị về ngôn ngữ và gia thế (không phải màu da, chủng tộc như ở Mỹ), và thi tuyển
vào học các trường của Tây, dù ở Việt Nam và dù trả tiền, không phải dễ, nhất là vào thời Nguyễn Tất Thành,
lại còn xin học nội trú, giống như học bổng bây giờ, càng khó gấp bội. Điều kiện tiên quyết, vô cùng quan
trọng, là phải rất giỏi tiếng Pháp (như Phạm Quỳnh, dù tự học), có bằng cấp do Pháp cấp hay giấy tờ chứng
minh học lực, và phải là giàu có... Dù là con một ông quan huyện (tiến sĩ Hán học, phạm tội đánh chết tù nhân
và bị cách chức), một anh phụ bếp nghèo, trên răng dưới dép (râu), của một chiếc tàu buôn Pháp mà đòi xin
học trường đào tạo các quan lại tương lai phục vụ chế độ thực dân, thì tôi không tin trong lịch sử đô hộ tại Việt
Nam đã xảy ra một trường hợp nào mà người Pháp rộng lượng hoặc đặc cách chấp nhận như thế. Nguyễn
Tất Thành nghèo mà ham, cứ tưởng bở, và các đệ tử tẩu hỏa nhập ma của anh ta không hiểu gì hết, tha hồ
múa mép, nói hươu nói vượn, kể cả bây giờ.
III. Lời kết:
Việc Nguyễn Tất Thành xin học vào trường Thuộc Địa, per se, tự nó, không có gì là xấu, trái lại có thể rất tốt.
Quả thế, theo tài liệu của sử gia Vũ Ngự Chiêu (Chú thích 1, ở dưới), một số nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam
một thời như các ông Bùi Quang Chiêu, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim v.v... cũng từng là học viên của trường
ấy. Ngoài ra, nếu Nguyễn Tất Thành kém Pháp ngữ cũng không có gì đáng chê cười. Tuy nhiên, điều làm
người ta khó chịu, bực mình, khiến phải cất công đi tìm, moi ra cho bằng được sự thật, hoặc sự dối trá, nằm
trong hai lá đơn của Hồ Chí Minh, đó là thái độ xu nịnh và luận điệu xuẩn động, ngông cuồng của bọn đệ tử
ông Hồ, trước kia và hôm nay, vừa ngu dốt vừa lố bịch vừa ngoan cố. Lúc trẻ, ông ta qua Pháp để kiếm ăn,
thực sự và rõ ràng, chứ chẳng phải tìm đường cứu nước cứu non gì ráo, như những cái đầu mê sảng thiếu
chất xám, đầy chất vàng kia đã bịa đặt, rêu rao. Và huyền thoại Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước được
bọn cuồng tín và cả chính Hồ Chí Minh, một tên đại bịp, đại gian, đại ác, dựng nên để bảo vệ sự nghiệp của
ông ta, của Đảng và bộ hạ. Giữa năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng, tên cựu du kích xã, thủ tướng thuộc loại chó
nhảy bàn độc, vừa được đồng bọn tái phong chức, đã đọc trước Quốc Hội bù nhìn bài diễn văn trong đó vẫn
còn cái câu mà bọn chúng thi nhau nhai đi nhai lại như những con vẹt ngu ngốc từ năm này qua năm khác:
“chúng ta phải luôn học tập lời dạy và noi gương của Bác Hồ vĩ đại, vô vàn kính mến...” Không đứa nào dám
bỏ Bác ra, kể cả những anh, những chị phản tỉnh cuội tại Paris, như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu
Hương.... Bỏ Bác ra, bọn chúng chỉ là rắn mất đầu, dù cái đầu đã bị đồng bào hải ngoại đập giập từ khuya.
Cho nên cái xác của Bác phải được giữ mãi trong lăng, mặc dầu đã thối rữa, để hễ có dịp mang ra hù dọa,
nhắc nhở đồng bào và đảng viên.
Việc Nguyễn Tất Thành, alias Hồ Chí Minh, làm đơn xin học làm quan cho Tây bị từ chối, phải đi lêu bêu kiếm
sống tại London, tại Paris, và gia nhập Đệ tam Cộng sản Quốc tế, rồi về nước nhập cảng một thứ chủ nghĩa
Cộng sản quái thai, quái vật, quái đản, và một thứ văn hóa bần cố nông, tiêu diệt những giá trị trí thức nhân
bản và truyền thống, gieo bao nhiêu thảm họa cho con người, thú vật, cỏ cây và giết hại bao nhiêu sinh linh
của nước Việt Nam tội nghiệp, những người duy tâm cho đó là sự an bài của Thượng Đế, và những người
theo phái khắc kỷ chấp nhận như vận nước. Còn tôi, thực tế hơn, lại oán giận hai ông Tổng thống và Bộ
trưởng Thuộc Địa Pháp. Đơn của Nguyễn Tất Thành có kém, sai lỗi, gia thế của anh có nghèo hèn thì hai ông
cũng nên nhắm mắt cho anh ta vào học đại đi, cứ cho anh ta nuôi mộng công hầu khanh tướng đi, mất mát gì,
được như vậy thì anh ta đã chẳng phải gia nhập đảng Xã Hội, rồi đảng Cộng sản Pháp, không sang Nga, rồi
sang Tàu, không trở về Việt Bắc, chui rúc ở hang Pắc Pó hôi thối, nằm ôm gái dân tộc hoặc tự thêu dệt những
huyền thoại lố bịch, kêu gào đánh cho Tây cút Mỹ nhào, và hôm nay nhân dân Việt Nam đã đỡ khổ xiết bao và
nhớ ơn hai ông biết chừng nào. Bây giờ thì trễ quá rồi, hai ông ơi, và trời ơi!
Nhờ các sách báo của những người quốc gia chống Cộng, nhất là DVD về Huyền Thoại Hồ Chí Minh của
Nhóm LM Nguyễn Hữu Lễ, những mảng vôi trên bức tường huyền thoại nhớp nhúa đầy ảo tưởng về thân thế
và sự nghiệp của Bác, kể cả tập thơ con cóc ăn cắp16 và những sách báo bằng Pháp ngữ chống thực dân do
người khác viết mà Bác nhận vơ làm của mình, đã lần lượt rơi vỡ tan tành. Vậy mà vẫn chưa hết. Đó là việc
Nguyễn Tất Thành đã từng là thành viên của Hội Tam Điểm Pháp (la franc-maçonnerie française, thù nghịch
với đảng Cộng sản Quốc tế –điều mà sử gia Trần Gia Phụng đã tiết lộ, nhưng chưa có học giả VC nào lên
tiếng) và bức hình Nguyễn Ái Quốc đứng đọc diễn văn trong Đại hội Tours tháng 12, 1920 (mà VC vô cùng
hãnh diện) là giả mạo, những việc đó, tôi tin chắc bọn đệ tử VC trong và ngoài nước chưa đứa nào biết, hoặc
biết mà vẫn cố bưng bít.
CHÚ THÍCH
1. Trong cuộc phỏng vấn sử gia Vũ Ngự Chiêu về công trình nghiên cứu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh (Thứ sáu, 5
tháng 11, 2010) do Nguyễn Vĩnh Châu thực hiện, ông Vũ Ngự Chiêu cho biết:
“Ðầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa
Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như
Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.v... tổng cộng khoảng 97 người (CAOM
(Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng
thế hệ Tây học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở các tu viện như Trương Vĩnh Ký,
Nguyễn Trường Tộ, v. v...) để dùng cho chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ. Thật vô tình, tìm thấy tập
hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác
được chủ Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày
15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác
cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước
không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học
nửa chừng, v. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học
Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau.
Năm 1991, trong tập Vàng Trong Lửa, hai Giáo sư Trần Văn Giàu và Trần Bạch Ðằng đã nhắc đến tập sách nhỏ này,
nhưng không nêu tên tác giả Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh. Nên thêm rằng sử gia Nguyễn Thế Anh đồng ý viết
chung với tôi tập sách trên, cũng như phổ biến các tài liệu trên tờ Ðường Mới, nhưng ông Anh không phải là người phát
hiện những tài liệu trên. Ít tháng sau, khi tôi đang làm việc ở Aix-en-Provence, Nguyễn Thế Anh cho tôi biết hai sử gia
Pháp, tức Hémery và Brocheux, tuyên bố họ đã khám phá ra tài liệu này từ trước. Tôi chẳng mấy quan tâm. Vấn đề là tại
sao Hémery và Brocheux không công bố các tài liệu trên trước chúng tôi (vào mùa Hè 1983)? Và những người làm phim
truyền hình chiến tranh VN cũng sử dụng tài liệu trên.
Một số học giả Mỹ cho rằng khi công bố tư liệu trên, tôi đã có ý muốn discredit [hạ giá] HCM. Nhưng sự thực lịch sử chỉ là
sự thực lịch sử. Ðáng trách chăng là thái độ thiếu nghiêm chỉnh và lương tâm nghề nghiệp của một số học giả (kể cả
William A. Williams). Vì tư tâm hay một lý do nào đó, họ đã gạt bỏ những tư liệu đi ngược lại lập luận và diễn dịch [thiên
tả] của họ. Ðiều này ảnh hưởng không ít đến công trình nghiên cứu của tôi.
[...]
Thật khó tin, nhưng có thực, là một số sách dùng dạy sử cho các lớp năm thứ nhất hay thứ hai đại học Mỹ vẫn còn ghi
HCM đã rời nuớc năm 1912 để tìm đường cứu nước. Có người còn tuyên bố chẳng cần tìm hiểu thêm về HCM, dù tác
phẩm của họ chứa đầy những lỗi lầm sơ đẳng về Ðảng CSVN. "As far as the Americans are concerned," người ta nói,
ngần ấy kiến thức về HCM đã quá đủ. "Life goes on!"
2. Những chi tiết đó là: “substance à soi”, “mes plus respectueux hommages”.
3. Đọc Lịch sử Việt Nam, tập 2, Ủy ban Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1985, do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên ; Chủ Tịch Hồ
Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương biên soạn, in lần thứ tư, nxb Sự Thật,
1975 ; Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh, Trần Dân Tiên (tức HCM), nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976.
4. Xem chú thích 1, ý kiến của Vũ Ngự Chiêu, đoạn cuối.
5. Christiane Pasquel Rageau, Ho Chi Minh, Editions Universitaires, 1970, trong Collection Les Justes.
6. Trần Gia Phụng, Những câu chuyện Việt sử, tập 2, Toronto, 1999, tr. 306-319 : “Huyền thoại ra đi tìm đường cứu
nước”, Việt sử đại cương, tập 4 (1884-1945), nxb Non Nước, Toronto, 2008, tr. 380-424: Nguyễn Ái Quốc: “Vì chủ đích
kiếm sống chứ không có chủ đích chính trị, Nguyễn Tất Thành liên tục thay đổi thế đứng chính trị, tìm cơ hội tiến thân. Xin
vào học trường Thuộc Địa (Paris) không được, ông theo những nhà chính trị dân tộc Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường.
Từ lập trường dân tộc, ông vào đảng Xã Hội Pháp. Từ đảng Xã Hội, ông gia nhập đảng Cộng Sản Pháp, dầu ông tự nhận
rằng ông không hiểu chủ nghĩa CS là gì ? Đang ở trong đảng CS Pháp, ông qua hội Tam Điểm, một tổ chức đối nghịch
với đảng CS. Đang là thành viên Tam Điểm, Nguyễn Tất Thành được đại diện ĐTQTCS tuyển chọn để đưa sang Nga vào
tháng 10-1922, ông liền chấp nhận ngay việc tuyển chọn này và bỏ hội Tam Điểm” (404).
7. Trường Lam, trong “Bác Hồ của chúng ta”, Talawas Bloc, 24/3/2010: “Những năm gần đây có nhiều người nói hoặc
viết rằng Bác Hồ có con... Đối với cá nhân tôi và có lẽ của đông đảo người dân Việt ta, đó là điều đáng mừng. Một con
người kiệt xuất mà từ giã cõi đời không để lại cho hậu thế tí di duệ nào khiến ai chẳng cảm thấy đau lòng ? [...] Hãy để
Bác mãi mãi vĩ đại mà giản dị giữa lòng dân tộc, giữa những tâm hồn Việt Nam, trong sự kính yêu của những người dân
Việt Nam.” OK. Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ sinh lý bình thường ấy, cái tệ hại khốn nạn của Hồ Chí Minh là: - chấp
nhận được thần thánh hóa bởi bộ hạ, đóng vai một tên đạo đức giả trọn đời độc thân để có thì giờ chăm lo việc nước -
ông ta đã không bao giờ nhìn nhận những đứa con rơi, thậm chí còn thủ tiêu một trong những người mẹ (Nông Thị
Xuân), và những con rơi này không dám nhìn nhận ông ta là cha (Nguyễn Tất Trung, Nông Đức Mạnh) - lấy cả người yêu
của đồng chí (Nguyễn Thị Minh Khai), thay vợ như thay sơ-mi.
8. Bùi Đình Phong, bài đăng ngày 3/1.2010 trong mục Hồ Chí Minh toàn tập, Tác phẩm Hồ Chí Minh tiêu biểu. Xem thêm
Đinh Xuân Lâm, Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, nxb CTQG, 2005, tr. 273, 275.
9. Lữ Phương, “Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh”, trong tủ sách Talawas, 26.1.2007. Diên Vỹ và Hoài An, Hồ Chí
Minh: Những năm tháng chưa được biết đến, dịch từ quyển Ho Chi Minh: The Missing Years của Sophie Quinn Judge,
đăng trong Thư mục: Hồ Chí Minh, ngày 23-8-2009.
10. Trần Gia Phụng, Việt sử đại cương, tập 4, sđd, tr. 409, chú thích 13
11. Daniel Émery, Ho Chi Minh, de l’Indochine au Vietnam, Paris, Gallimard, 1990
12. Bùi Đình Phong, xem chú thích 8
13. Trần Gia Phụng, Việt Sử Đại Cương, sách đã dẫn, tr. 384 : “Tại Sàì Gòn, Nguyễn Tất Thành gởi thư đề ngày 31-10-
1911 cho anh là Nguyễn Tất Đạt (Cả Khiêm hay Khâm), đang làm việc tại Tòa khâm sứ Pháp tại Huế, và nhờ anh vận
động xin cho Thành vào học Trường Thuộc địa”.
14. Ngô Trần Đức, “Về những bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923” (Trao đổi lại với Thụy Khuê),
đăng trên internet : “Vấn đề cần làm rõ là vào thời điểm đó, khả năng tiếng Pháp của anh Thành đã đạt tới trình độ nào?
Theo tiểu sử, chúng ta biết khi ở trong nước, anh Thành đã vào học trường Quốc học Huế, đã hoàn thành chương trình
lớp cao đẳng (cours supérieur). Trong lời khai với sở mật thám Huế ngày 19-3-1920, ông Nguyễn Tất Đạt cũng nói rõ: “Il
obtint son certificat d’études primaires en 1908 et fut admís au Quôc Hoc”. Khi ra nước ngoài, anh Thành làm việc trên
tàu viễn dương cho các hãng Chargeurs Réunis rồi hãng Messageries Maritimes (Năm Sao) đều là các hãng vận tải biển
của Pháp, chỉ chuyên nói tiếng Pháp. Tại Marseille ngày 15 tháng 9 năm 1911, anh Thành đã viết đơn bằng tiếng Pháp,
gửi Tổng thống Cộng hòa Pháp, xin vào học Trường Thuộc địa, cuối thư có nói rõ: biết tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Hán.
Tiếp theo, tại Sài Gòn ngày 31 tháng 10 năm 1911 và tại New York ngày 15 tháng 12 năm 1912, anh Thành đã gửi hai
bức thư cho Khâm sứ Trung Kỳ, một bức nhờ chuyển cho cha một ngân phiếu 15 $, một bức cho biết đã gửi cho cha là
Nguyễn Sinh Huy 3 ngân phiếu nhưng mới chỉ nhận được một thư trả lời; thư tỏ ý muốn được biết địa chỉ và tình hình
cha mình hiện nay sống ra sao. Những bức thư này được viết bằng tiếng Pháp với một cách diễn đạt gãy gọn, trong sáng
và chuẩn xác về chính tả-ngữ pháp, chứng tỏ người viết đã có một trình độ vững vàng về tiếng Pháp. Thời gian đầu sang
Anh, trong một lá thư gửi Phan Châu Trinh, anh viết: “Mấy bốn tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn. Tuy
ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp”. Điều đó cho thấy việc học nói và viết tiếng Pháp của anh Thành là một quá trình
liên tục, vì vậy khi trở lại Paris, anh đã có thể nói và viết tiếng Pháp thông thạo, đó là điều dễ hiểu. Các mật vụ người Việt
có nhiệm vụ theo dõi anh đều có báo cáo giống nhau, như mật báo của Đốc phủ Bảy (mật danh là Edouard) viết: “Anh ta
nói được tiếng Anh và tiếng Pháp thông thạo, biết ít tiếng Đức và tiếng Trung Quốc”. Một nhà báo Mỹ đã phỏng vấn anh
và đăng bài đó trên tờ Yi Che Pao, xuất bản ở Thiên Tân, số ra ngày 2-9-1919, đã xác nhận “Nguyễn Ái Quốc nói tiếng
Pháp rất giỏi” (parle admirablement le français). Xem thêm Lê Công Thành, một tên nịnh hót “cực kỳ”, trong bài “Bác Hồ
và nước Việt Nam” (trên internet, 4/6/2011) đã bơm Bác như sau: “Bác là một nhà chính trị lỗi lạc, đồng thời là một nhà
báo, một nhà thơ, biết vẽ, biết đóng kịch và thấu hiểu các nền văn hóa kinh điển, lãng mạn và hiện đại, nói được nhiều
ngoại ngữ của các dân tộc trên thế giới. Bác luyện cả võ công”.
15. Trần Gia Phụng, Việt Sử Đại Cương, sđd, tr. 386: “Theo tài liệu của đảng CSVN, từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc khởi
viết Bản án chế độ thực dân Pháp (xb ở Pháp năm 1925). Tuy nhiên, trong tờ trình của viên chánh kiểm soát quân đội và
người Đông Dương tại Pháp, gởi toàn quyền Đông Dương ngày 12-9-1923, nói về việc Nguyễn Ái Quốc viết và nói tiếng
Pháp, y đã viết như sau : “...Những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc không phải do ông ta viết... Người Việt Nam ấy [Nguyễn Ái
Quốc] chưa đủ khả năng nói và viết tiếng Pháp trôi chảy...” Riêng về hai lá đơn, Trần Gia Phụng viết trong Những câu
chuyện Việt Sử, tập 2, sđd, tr. 308: “Không kể việc đúng sai về từ ngữ, văn phạm...” Nguyễn Văn Chức, trong bài “Hồ
Chí Minh & Đảng CSVN” trên báo Thế Giới Ngày Nay, số 197, tháng 3-4, 2007, tr. 11: “Tiếng Pháp trong lá đơn xin học
của Nguyễn Tất Thành quá kém...”
16. “Huyễn Thoại hay Huyền Thoại” (Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục về HCM, bài của Tinh Vệ, Diệu Tần,
22 Jun 2003, ghi chú thêm 10 Jan 2007): “Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông đã viết cuốn
"Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN). Cuốn
sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để
kịp phá vỡ huyền thoại HCM, "Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Ðây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao
xẹp "Tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước. Với phương pháp dùng textology
(văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng : HCM là
kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa,
vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu Dân lành để nhận công
của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên
sự mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn”.
Người Lính Già Oregon
Portland, Mùa Quốc Hận, 14/4/201



No comments:

Post a Comment