Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Friday 29 June 2012

159. CA TỤNG HỒ CHÍ MINH * SƠN TÙNG ,THIÊN SƠN, NGUYỄN ĐẮC XUÂN HÀ MINH TÂM


Nhà văn Sơn Tùng 
và người yêu Nguyễn Tất Thành -
  Thiên Sơn

Chủ nhật, 05 Tháng 12 2010 15:04 Email In PDF. Hôm ấy, nhà văn Sơn Tùng bị vết thương hành hạ, những mảnh đạn trong đầu cựa quậy, các vết thương lại rỉ máu. Ông phải nằm dưỡng sức ngay trên tấm phản, cạnh những giá sách có hàng ngàn cuốn sách về văn hoá đông tây, kim cổ.Tôi ngồi bên, cầm lấy bàn tay mà các ngón đã co quắp lại vì mảnh đạn kẻ thù, lắng từng tiếng ông đều đều, thủ thỉ: - Bác đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu… Cố gắng để chống lại vết thương hoành hành và viết cho bằng được tiểu thuyết “ Bông Huệ trắng”… Giọng ông như từ xa vắng dội về. Đôi mắt ông hướng vào trong, mạch hồi tưởng thức dậy cái chuỗi ngày ngót 60 năm về trước: Hồi ấy ông công tác tại Tỉnh đoàn Nghệ An, thường đến gặp bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm (chị gái và anh trai Bác Hồ) để tìm hiểu tư liệu. Lúc đầu còn chưa biết gì về hoàn cảnh gia đình của Bác, nên hỏi mon men từ ông nội bà nội, sang ông bà ngoại và những bước thăng trầm của gia đình Bác Hồ trong tuổi ấu thơ cũng như những mối quan hệ để từ đó hình dung về mạch nguồn đã tạo nên nhân cách và thiên tư của Người. * * * Có một điều băn khoăn từ rất lâu, khi đã trở nên gần gũi và được tin cậy, chọn một thời điểm thích hợp, nhà văn Sơn Tùng hỏi bà Nguyễn Thị Thanh: - O ơi, cháu có điều này xin được hỏi O, mong o hiểu … cháu muốn được thấu rõ những điều… Bà Thanh tiếp lời: - Cháu cứ hỏi, không phải e ngại, miễn là điều đó có thể nói được với cháu thì O sẽ nói . Sau phút do dự, nhà văn thổ lộ điều tâm sự của mình: - Cháu biết điều này không dễ gì… Nhất là lại hỏi với người bề trên… Nhưng mong O xá lỗi và cho cháu biết… Tại sao ba chị em O lại đều không xây dựng gia đình? Có gì ẩn khuất sau chuyện này không hả O? Bà Thanh quay nhìn ra khu vườn xanh. Ngọn gió chiều lao xao trên tàu lá. Đôi mắt bà trở nên hoang vắng. Bà im lặng. Một niềm im lặng thẳm sâu mà như nói lên biết bao điều. Lúc sau bà cất giọng trầm, nén bên trong những rung cảm mãnh liệt: - Hoàn cảnh nhà O… – Bà Thanh kìm một tiếng thở dài – Biết bao gian khó hiểm nghèo… Có nói ra cháu chưa chắc đã hình dung hết được… Cậu Thành thì đi xuất dương tìm con đường cứu nước. O và cậu Khiêm bị đi đày. Cậu Khiêm bị thực dân Pháp tra tấn dã man và tìm cách triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc… Khi ra tù thì tuổi đã cao, có những nỗi niềm u uẩn… Bà Thanh như nghẹn lại, mắt ứa lệ: - O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì o mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa… Nhà văn Sơn Tùng lặng lẽ nhìn người chị gái của Bác Hồ. Dường như O Thanh vừa trải qua một cơn rùng mình. Chẳng biết nói gì hơn, ông kiên nhẫn đợi cho đến lúc bà Thanh bình tâm trở lại, giọng bà vẫn trầm trầm nhưng đã qua cơn ức nghẹn dần trở nên man mác: - Tuổi xuân của O suy nghĩ về công việc cứu nước. Noi gương cụ Phan Bội Châu bỏ gia đình mà đi bôn ba hải ngoại… Hồi ấy O cũng có những đám hỏi. Cha O cũng đánh tiếng… Có một đám bên Hà Tĩnh… Người ta đã mang lễ vật đến… Nhưng O đội mâm đi trả. Một thời gian sau, cha O bị huyền chức đi luôn vào xứ Nam kỳ. Cậu Khiêm sau một thời gian hoạt động thì bị bắt… Cậu Thành gác việc riêng lại để lo cứu nước. Khi cậu đi xuất dương O không biết. Chỉ biết trước đó cậu đã vào Phan Thiết, dạy ở Trường Dục Thanh, chỗ ông Hồ Tá Bang- người thân thiết của cha O hồi ở Huế. Hồ Tá Bang làm ký lục tại Phan Thiết, đồng thời là sáng lập viên công ty nước mắm Liên Thành và Trường Dục Thanh. Trường Dục Thanh có nhiều thầy giáo là người khoa bảng có tư tưởng tiến bộ. Cậu Khiêm ra tù năm 1920, và O đến năm 1922 cũng mới được ra, nhưng cả hai chị em đều bị quản thúc. Tin tức về những người thân trong gia đình đều bặt hết. Mãi đến năm Kỷ Tỵ 1929, O đang bị quản thúc ở Kim Luông thì nhận được giây thép (bức điện) của gia đình cụ Hồ Tá Bang từ Sài Gòn ra, báo cho biết cha O đã qua đời tại xã Hoà An, Huyện Cao Lãnh, Sa Đéc. Và thế là O lo liệu vượt mọi khó khăn để vào hộ tang cha. Hồi ấy vào Nam cũng giống như đi sang một nước khác. Không biết bao nhiêu là khó khăn chồng chất. Khi O vào đến nhà số 3, đường Ông Đốc Phương, có người của cụ Hồ Tá Bang dẫn O lên Gò Vấp. Đó là một vùng mênh mông và hoang vu, trại cày của cụ Diệp Văn Cương (cha của nhà báo Diệp Văn Kỳ). Người ở đây nói hãy đợi Lê Thị Huệ lên dẫn O xuống Cao Lãnh. O muốn tự đi nhưng mọi người không đồng ý. O hỏi: - Huệ nào? Thì được trả lời: Đó là học trò của cụ phó bảng Sắc từ thời ở Huế. Sau đó thì Lê Thị Huệ lên đưa O xuống mộ cha. Huệ kém cậu Thành vài tuổi. Gặp O, Huệ khóc. Lúc đó Huệ để tang cho cha O. O ở lại đó cho đến 49 ngày, tạ ơn những người lo tang cho cha O (phần nhiều trong số họ là học trò của cha O). Trong thời gian đó, trò chuyện với Huệ, chị em hiểu nhau, và O mới biết Huệ là người thương của cậu Thành. Hai người đã có một tuổi thơ gắn bó từ hồi ở Huế. Cha Huệ làm bên bộ Công. Huệ mất mẹ. Thành cũng mồ côi mẹ. Cha O thì không tục huyền. Cha Huệ sau tục huyền với một người phụ nữ Huế, bà ta đanh đá, cảnh nhà không vui. Khi vua Thành Thái bị đi đày, các quan dưới triều Thành Thái đều bị thuyên chuyển. Cha O vào Bình Khê, rồi vào lục tỉnh. Cha Huệ cũng bị thuyên chuyển, thế là Huệ với cậu Thành xa nhau… Khi từ Phan Thiết vào Sài Gòn cậu Thành có gặp lại Huệ… Huệ cũng cho biết, một lần cậu Thành có thư về. Thầy (cha O) gọi Huệ đến và cho biết. Khi đó cha O đang ở chùa, cắt thuốc giúp dân, một thời gian sau mới xuống hẳn Cao Lãnh. Sau những lần trò chuyện, cuối cùng O dò hỏi xem Huệ sẽ tính liệu thế nào khi cậu Thành thì biền biệt bên trời Tây. Huệ nói với O, không giấu được xúc động: “ Có khi em đợi… Không đợi được thì em sẽ vào chùa…” . O nắm lấy bàn tay Huệ không nói được gì. Sau đó thì O trở ra Bắc. Từ đó, O không còn gặp lại Huệ nữa. Mọi chuyện sau này ra sao O không được rõ… Bà Thanh nhấn từng tiếng: - Sau này yên hàn, nam bắc thông thương, cháu còn trẻ, nếu có dịp vào đàng trong, vào chỗ mộ cha O thì có thể lần ra được… * * * Chiến tranh liên miên. Cuộc sống bộn bề công việc trên các nẻo đường công tác. Năm 1967, đang làm phóng viên mặt trận dẫn đầu một tổ phóng viên cắm từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Quảng Bình, Vĩnh Linh… ông (Sơn Tùng) được điều động lên Hà Giang để tổ chức mạng thông tín viên cho báo Tiền Phong và vận động bà con ở đây bỏ hút thuốc phiện. Công việc đang tiến triển tốt thì ông lại được gọi về Hà Nội giao nhiệm vụ vào Nam lập báo Thanh niên giải phóng. Giữa lúc ấy ông nhận được tin bom Mỹ đánh vào cầu Giát, nơi vợ con ông đang sinh sống cả gia đình phải sơ tán, nhà cửa xóm làng tan hoang và tin em trai ruột của ông là Bùi Sơn Thanh hy sinh ở chiến trường Do Hải, Quảng Trị. Vậy mà không một chút lưỡng lự, ông nhận nhiệm vụ và gấp rút chuẩn bị lên đường đi B. Ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ được giao, trong ông còn có một dự định không hé hở với một ai: Vào Nam, khi có cơ hội, sẽ tìm cho được Lê Thị Huệ và tìm hiểu thêm về những ẩn tích thời tuổi trẻ của Bác Hồ. Đi bộ gần sáu tháng vượt Trường Sơn ông vào đến Nam Bộ. Báo Thanh niên giải phóng đóng ở Tây Ninh. Chiến tranh ác liệt, chưa có điều kiện xuống được Cao Lãnh. Một hôm có anh Lâm Văn Tẩy phụ trách Đoàn TNND Cách mạng từ Cao Lãnh lên, ông hỏi chuyện… Anh Tẩy cho biết: Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc trước đây ở miếu Trời Sanh. Lính Sài Gòn định phá, nhưng hàng trăm người vây xung quanh mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, ngăn chặn hành động độc ác vô tri của chúng. Một cuộc xô xát lớn xảy ra, 71 người đã bị thương nhưng tinh thần đấu tranh của người dân mỗi lúc một cao, cuối cùng chúng đành phải rút lui. Năm 1971 nhà văn Sơn Tùng bị thương nặng, phải cáng ra miền Bắc. Ngoài nỗi buồn vì mang thương tật, mất 81% sức khoẻ, 3 mảnh đạn còn nằm trong hộp sọ, mắt chỉ còn 1 phần 10, hai bàn tay chỉ còn 3 ngón không co quắp và nhiều vết thương khác, trong lòng nhà văn Sơn Tùng có một nỗi buồn khác là việc tìm kiếm Lê Thị Huệ và những khát vọng sáng tác từ lâu ôm ấp càng trở nên xa vời hơn. Nhưng ý chí đã giúp ông vượt qua thử thách ngặt nghèo nhất. Năm 1972, sau khi xin rút ngắn thời gian chữa bệnh từ Trung Quốc trở về, ông rèn luyện kiên trì và dần dần khắc phục tàn phế, dấn thân vào sáng tác. Tháng chạp năm ấy, B52 đánh vào Khâm Thiên ông vẫn xông xáo, không quản nguy nan, là một trong những người đầu tiên đến tận hiện trường viết bài như lúc còn ở ngoài mặt trận. * * * Giải phóng Sài Gòn, giữa lúc mọi việc đang bề bộn, đầy bất trắc, ông xin giấy giới thiệu của Bộ Văn hoá, bán cả đồ dùng riêng tư để có tiền trở lại miền Nam tìm tư liệu về Bác Hồ, về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Lê Thị Huệ. Vào đến Cao Lãnh, nhà văn Sơn Tùng trú tại nhà ông Nguyễn Thành Mậu, Chủ tịch UBMT Giải phóng Tỉnh Sa Đéc, em ruột ông Nguyễn Thành Tây- một học trò của Nguyễn Tất Thành hồi còn ở Phan Thiết. Biết nhà văn vào tìm tư liệu về cụ Sắc, mọi người ai cũng hết sức vui mừng và yêu quý. Từ những đầu mối mà ông Nguyễn Thành Mậu cho biết, nhà văn Sơn Tùng quay về Sài Gòn, tìm đến số 58C phố Cao Thắng, nhà của dược sư Hồ Tường Vân- Tổng thư ký Hội chữ thập đỏ của miền Nam, con gái cụ Hồ Tá Bang. Sau đó tìm đến nhà 52 phố Bàn Cờ, nhà của bà Hồ Thị Liệt, chị gái của bà Hồ Tường Vân. Dược sư Hồ Tường Vân và bà Hồ Thị Liệt cho nhà văn biết thêm nhiều điều về bà Lê Thị Huệ. Sau đó nhà văn Sơn Tùng tìm được nhà người cháu của bà Huệ và được đưa đến gặp bà Lê Thị Huệ trong một ngôi chùa cách Sài Gòn khá xa, trên đường đi Vũng Tàu. Lúc đầu bà Huệ từ chối. Bà nói: - Tôi làm sao có quan hệ với gia đình cụ Hồ được… Khéo người ta lại bảo tôi thấy sang bắt quàng làm họ… Nhưng nhà văn Sơn Tùng vẫn rất kiên nhẫn thuyết phục. Ông tặng bà Huệ cuốn sách của mình viết về Bác Hồ có tên Nhớ nguồn do NXB phụ nữ vừa ấn hành và ảnh nhà văn được chụp cùng với Bác Hồ cũng như trình bày niềm mong ước gặp bà từ khi được O Nguyễn Thị Thanh kể hồi năm 1948. Sau một khoảng lặng, nét mặt bà Huệ thay đổi. Bà trở nên thân tình hơn: - Ông đã nói vậy và qua những gì tôi biết và cảm nhận về ông, tôi tin ông nói thật. Chắc ông cũng hiểu, có những kẻ xưng là người này người nọ nhưng sự thật thì không phải… Bây giờ tôi hỏi ông, xin ông cho tôi biết… Cụ Hồ đã qua đời thật hay chưa? Hay có chuyện gì …? Bà Huệ lặng lại giây lát, gương mặt không giấu sự xúc động. Nhà văn Sơn Tùng không hiểu điều gì đang diễn ra trong tâm cảm của Bà Lê Thị Huệ. Chắc phải có một chuyện gì… một chuyện gì đây… khiến bà nghi ngờ… Không phải đợi lâu, bên tai nhà văn giọng bà Huệ lại rành rọt: - Khi anh Diệp Văn Kỳ nhận được thư cụ Hồ mời qua anh Hồ Tá Khanh (con cụ Hồ Tá Bang), anh Kỳ lại là bạn thân của Nguyễn Tất Thành… Vậy mà, anh Kỳ ra đến Lái Thiêu thì bị bắn chết. Từ đó, mất luôn mọi liên lạc với cụ Hồ. Bà Huệ nhấn từng tiếng: - Nói thật, tôi rất sợ liên quan đến chính trị. Tôi sợ ông đi thử nhân tâm. Với lại, có những điều đáng suy nghĩ lắm, sao có nhiều người tự xưng là người cách mạng, giải phóng mới có mấy tháng mà đã tranh nhau nơi ở… đã đối xử với nhau thiếu tình nghĩa con người… Nhà văn Sơn Tùng thưa với bà Huệ: - Cụ là một người tu hành, chắc cụ thấu hiểu rằng người đi tu rất nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể thành Phật… Trong đội ngũ những người của cụ Hồ cũng có người thế này, thế khác… Bà Huệ cười. Một nụ cười khô héo: - Ông nói vậy, tôi cũng biết vậy. Qua những gì ông nói, tôi nhận thấy ông gần gũi với nhiều người trong gia đình cụ Hồ. Ông thực lòng muốn biết thì tôi nói để ông hiểu được cụ Hồ thời đó… – Giọng bà Huệ trở nên âm trầm, ẩn tàng bên trong niềm rung động thiêng liêng, nỗi xao xuyến mênh mông – Nguyễn Tất Thành là một thần tượng của tôi thời trẻ. Cũng như Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga… Cảnh ngộ chúng tôi đều mất mẹ… Qua những năm tháng sống gần nhau từ hồi ở Huế… có những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ… Chắc ông cũng hiểu rằng, Nguyễn Tất Thành phải có một cái gì đó thì tôi mới có thể chờ đợi và tôn thờ suốt cả cuộc đời mình… Đôi mắt bà Lê Thị Huệ gợn lên một ánh buồn da diết. - Sau này, khi anh Thành đi rồi… Tuổi trẻ của tôi u ám buồn và ngập chìm thương nhớ. Tôi mong ngóng chờ đợi một con người ở tận bên kia trái đất. Không gì có thể tả được cái nỗi lòng ngày ấy… Thỉnh thoảng anh Diệp Văn Kỳ gặp tôi có nói cậu Thành vẫn hoạt động bên Paris… Bà Huệ lại lặng đi. Đợi lúc bà bình tâm trở lại, trước lúc chia tay, nhà văn Sơn Tùng thưa với bà: - Từ những gì cụ nói hôm nay, cháu xin cụ được viết thành bài báo… Bà Lê Thị Huệ nhìn thẳng vào nhà văn, vẫn giọng nhỏ nhẹ nhưng rành rọt: - Không nên! Sau này tôi qua đời, ông có viết gì thì viết, nhưng đừng để người thời nay và cả sau này hiểu sai về chúng tôi ngày đó… Còn bây giờ thì không nên… - Nhưng thưa cụ, cháu nghĩ, tình cảm của cụ với Nguyễn Tất Thành là một câu chuyện đẹp đẽ. Nguyễn Tất Thành vì việc Nước mà phải gác lại tình riêng, bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm cho bằng được con đường giải phóng dân tộc. Khi giành được Nước rồi, vẫn không xây dựng gia đình… Đến tận phút cuối cùng của cuộc đời cao cả ấy vẫn luôn nghĩ về miền Nam ruột thịt… Còn cụ, cụ vẫn giữ trọn vẹn mối tình trong trắng của mình qua bao thăng trầm của đời người, bao biến thiên của thời thế… Đó là một tấm gương lớn để giáo dục thanh niên, giáo dục con cháu ta cho mãi về sau… Bà Huệ lắng nghe rồi lại từ tốn cất lời: - Ông nói cũng phải, nhưng ông mới nói những điều thuận. Mà đời thì đâu chỉ có những cái thuận… Nếu ông viết, người ta sẽ nói là tôi điên. Một bà già sắp chết, đã đi tu để quên hết chuyện đời… Vậy mà bây giờ thấy người của Giải phóng đến lại còn kể về mối tình đầu để kiếm chác… Sau buổi chia tay ấy với bà Huệ nhà văn Sơn Tùng giữ mãi lời nguyền: Sẽ không viết gì về mối tình này khi cụ đang còn sống. *** Năm 1980 cụ Lê Thị Huệ qua đời. Năm 1981 Nhà văn Sơn Tùng bắt tay vào viết tiểu thuyết “Búp sen xanh” về thời tuổi trẻ của Bác Hồ. Trong tiểu thuyết này có nhân vật út Huệ và mối tình trong trắng không cất nên lời. Cuốn sách này đến nay trở thành một trong những tiểu thuyết có lượng ấn hành lớn nhất ở nước ta với hơn nửa triệu bản. Tuy nhiên thời kỳ đó, có những quan điểm khác nhau về nhân vật út Huệ… Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi đọc xong “Búp sen xanh” đã mời nhà văn Sơn Tùng lên trò chuyện thân mật. Thủ tướng có hỏi về nhân vật út Huệ… Và chính Thủ tướng đích thân viết lời tựa cho “Búp sen xanh” khi tái bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, vì những lý do tế nhị, đầu năm 2005 lời tựa này mới được công bố. Trong lời tựa có đoạn: “Cuốn sách “Búp sen xanh” nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân”. Nhà văn Sơn Tùng cho biết, những gì trong “Búp sen xanh” chỉ là sự hé mở một phần… Đó là lý do tại sao ông còn phải viết cuốn “Bông Huệ trắng”. Cuốn sách sẽ là một bản tình ca vô cùng trong trắng và thiêng liêng về mối tình của một con người đã nguyện dành suốt cả cuộc đời mình chờ đợi một thần tượng đã có sức toả sáng, lay động đến tận cùng tâm hồn mình. Người đó là Lê Thị Huệ… Thiên Sơn (Nguồn NguyenTrongTao.org) http://nguyenduyxuan.net/t-liu/nhan-vt-s-kin/712-nha-vn-sn-tung-va-ngi-yeu-nguyn-tt-thanh-thien-sn jeudi 8 septembre 2011 Nguyễn Tất Thành làm đơn xin vào học trường Thuộc địa là một “thông báo” về nước ? Một ngày giáp Tết. Rét xuyên xương. Một cán bộ của Trung tâm Dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao đến gặp, đề nghị tôi tiếp ông J.Edward Milner, một nhà báo, nhà đạo diễn và quay phim của Hãng ACACIA và Hãng Truyền hình Channel Four Television của nước Anh. Vị cán bộ ngoại giao cho biết: "Ông ta đang ấp ủ đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh". Từ ngày bị thương nặng ở mặt trận trở về, tôi rất ngại ngùng khi phải tiếp xúc với những người lạ vì đã bị mất nhiều thứ… mất cả cái ứng xử nhạy bén, cái giao tiếp linh hoạt do cơ thể không còn lành lặn! Nhưng đối với các vị khách nhà văn, nhà báo từ nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu về đất nước, về con người, về Bác Hồ… tôi không thể từ chối gặp được. Ông J.E.Milner bước vào phòng với cái bắt tay trân trọng, lịch thiệp, nhưng ông hơi ngỡ ngàng vì bàn tay tôi không còn nguyên vẹn và ông phải vất vả xếp đôi chân dài của mình để ngồi bệt xuống cái chiếu dưới sàn nhà! Ông cười với một cử chỉ bạt thiệp và giọng nói có màu ấm: - Tôi đang tập ngồi kiểu này. - Tính nhẫn nại của người phương Đông có từ trong cách ngồi. Ngồi kiểu này là vững chắc nhất, ngồi được lâu, thưa ngài. Ông J.E.Milner ứng đáp rất nhà báo: - Ngồi trên ghế có khi ngã vì ghế mọt. Thế là chủ khách cùng cười, hội nhập. Tôi mời ông nâng chén: - Ngài là khách từ một vương quốc rượu ngon, xin ngài nhấp với tôi ly rượu gạo của xứ sở nền văn minh lúa nước. Ông J.E.Milner cạn chén: - Tuổi thọ của rượu bằng tuổi thọ của loài người. Rượu cất bằng ngũ cốc là ngon, bằng gạo lại càng ngon, thưa ngài. Qua những phút khởi đầu, ông J.E.Milner vào việc: - Được biết ngài là một ký giả, một nhà văn đã viết nhiều sách và nhiều bài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhiều giới bạn đọc mến mộ. Hiện nay có người nói rằng: Cụ Hồ lúc còn là chàng trai Nguyễn Tất Thành phải đến cảng Nhà Rồng làm phu khuân vác, làm bồi tàu viễn dương để kiếm sống… Gặp thế cuộc, Tất Thành mới tham gia hoạt động chính trị ở Paris với tên gọi Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng và trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc. Ngài có luận cứ gì khác để khẳng định Hồ Chí Minh – người yêu nước từ thời mang tên Nguyễn Tất Thành? Ông J.E.Milner nhìn tôi vẻ thăm dò… sau lúc nêu câu hỏi. Tôi vui vẻ: - Thưa ngài, sách Khế ước xã hội của triết gia đại văn hào J.J.Rousseau ra đời từ 1762. Ở nước chúng tôi gần đây mới dịch ra tiếng Việt được trọn quyển (Dịch giả, nhà sử học Hoàng Thanh Đạm). Tôi rất thấm thía một điều trong sách ấy: "…Những tâm hồn thấp kém không thể hiểu thấu các bậc vĩ nhân, cũng như kẻ nô lệ nhe răng cười khi nghe hai tiếng tự do". Có thể một ác ý của sự thiên kiến, cũng có thể do không có được những cứ liệu chuẩn xác về quá trình hình thành của một nhân cách mà hiểu sai lệch về nhân vật lịch sử… Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi là một nhà yêu nước từ thuở còn nằm trong bào thai của mẹ. Thật vậy, mẫu thân của Người lúc gánh gạo đi tiếp tế cho nghĩa quân Phan Đình Phùng chống giặc Pháp thì bụng bà đang mang thai, khi đứa bé ra đời được mang tên "lót nôi" Nguyễn Sinh Côn thì được bú dòng sữa, được uống lời ru của người mẹ yêu nước, căm thù giặc Pháp về đốt làng, giết người, cướp của. Tuổi lên năm, lên mười, Nguyễn Sinh Côn đã được nghe cha đàm đạo việc nước, việc nhà với các nhà đại cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế… Ngày Nguyễn Tất Thành đang ngồi trên ghế trường Quốc học Huế, là con quan Thừa biện Bộ lễ, Nguyễn Tất Thành đã đứng vào hàng ngũ những người cùng khổ trong làng quê đấu tranh đòi giảm thuế, bỏ sưu, chống đàn áp bóc lột (1908). Mật thám Trung Kỳ truy nã, Nguyễn Tất Thành phải bỏ học trốn vào cực Nam Trung Kỳ. Một nhà có bốn cha con thì cả bốn người đều bị ghi "sổ đen" của mật thám Trung Kỳ: Nguyễn Sinh Sắc A. 3760; Nguyễn Thị Thanh A.1166; Nguyễn Tất Đạt A.3781; Nguyễn Tất Thành A.3607. Đó là "Những phần tử nguy hiểm cho nền cai trị của chính phủ bảo hộ". Nói rằng Nguyễn Tất Thành không có công ăn việc làm… "phải đi làm phu khuân vác". Thiết tưởng thân mẫu của Nguyễn Tất Thành là con một gia thế. Cụ tú Hoàng Xuân Đường giàu chữ giàu của cải để nuôi con gái đèn sách hơn mười năm, khi kết duyên với thân phụ của Nguyễn Tất Thành thì bà mới nghỉ việc học. Thân phụ của Nguyễn Tất Thành được ông bà cụ Tú nuôi ăn học từ nhỏ, thi đỗ cử nhân, gả con gái cho và nuôi tiếp chàng rể ăn học, thi đỗ Phó bảng, phải ba lần cụ Tú bán ruộng cho chàng rể sắm "lều chõng", lộ phí thi Hương trường Nghệ, thi hội tận kinh đô Huế. Rồi thân phụ của Tất Thành làm quan Thừa biện Bộ lễ triều vua Thành Thái, làm quan huyện Bình Khê triều vua Duy Tân. Thế thì, Nguyễn Tất Thành là "cậu ấm", con quan, đang dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, thầy giáo Thành đang "ngồi cùng chiếu nhà giáo" với các bậc thầy danh tiếng: Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Robert Hải, Ngô Văn Nhượng… Nguyễn Tất Thành đã hoàn thiện một nhân cách thanh niên trí thức yêu nước cháy bỏng tâm hồn trước thảm cảnh nước mất: Hai vua Hàm Nghi, Thành Thái bị đế quốc Pháp bắt đi đày biệt xứ, hàng trăm ông nghè, ông cử, ông tú yêu nước bất khuất bị giam chật nhà ngục Côn Lôn, cha làm quan huyện Bình Khê bị triều đình Huế triệu hồi về kinh đô hạ ngục ngày 19/5/1910… Nguyễn Tất Thành quyết dấn thân vào con đường "năm châu bốn bể" để tìm cho được cái phương cách mà trở về giúp dân, cứu nước… - Thưa ngài, trong cuốn sách "Hồ Chí Minh L'Indochine au Vietnam", ông Daniel Mémery công bố một tờ đơn của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống nước Cộng hòa Pháp, xin được vào học trường Thuộc địa tại Paris, ngài có suy nghĩ gì về lá đơn xin được học trường Thuộc địa của Nguyễn Tất Thành? - Cho tôi được hỏi ngài một chi tiết nhỏ. - Xin mời ngài hỏi. - Ngài có nhận xét gì về chữ viết, về trình độ tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành qua lá đơn bằng Pháp ngữ ấy? - Chữ viết tuyệt đẹp, lời chuẩn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Chứng tỏ sự học của Nguyễn Tất Thành chuyên cần và tài hoa. - Như ngài thấy ở lá đơn của Nguyễn Tất Thành viết tại: "Marseille le 15 Septembre 1911″. Dấu triện đỏ hình bầu dục đóng trên lá đơn ngày "20 – Septembre 1911″. Vậy là Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911 với tên gọi Văn Ba (không phải là anh Ba) nghĩa là vượt qua muôn trùng sóng cả để nghe và hiểu, mà biết… Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đến nước Pháp in bước chân ban đầu xuống thành phố Marseille. Từ thành phố này, Thành làm đơn xin học trường Thuộc địa với một chủ đích khác chứ không phải "đi du học". Nếu Thành học với lý tưởng ra làm công chức, làm quan để có vợ đẹp, nhà lầu, xe hơi thì Nguyễn Tất Thành đã chịu làm "tờ thú" với khâm sứ Trung Kỳ lúc anh tham gia cuộc đấu tranh của nông dân Thừa Thiên – Huế 1908, sẽ được tiếp tục học và thi tốt nghiệp năm sau đó. Thành biết rất rõ mục đích của trường Thuộc địa Paris là đào tạo ra các ông quan cai trị cho các xứ thuộc địa, tiêu chuẩn hàng đầu phải là con quan từ Nhị phẩm trở lên và trung thành tuyệt đối với mẫu quốc Pháp mới được tuyển vào trường này. Thầy học của Thành là cụ Lê Văn Miến, một trong ba người Việt Nam đầu tiên sang Paris học trường Thuộc địa. Ông Hoàng Trọng Phu, ông Thân Trọng Huề học trường này trở về làm quan rất to, riêng cụ Lê Văn Miến, học xong lại xin học tiếp trường mỹ thuật Paris rồi về dạy học và vẽ tranh sơn dầu. Nguyễn Tất Thành làm đơn xin vào học trường Thuộc địa là một "thông báo" về nước – Nguyễn Tất Thành con Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có mặt tại nước Pháp "mẫu quốc của dân An Nam!". Cho nên, bỏ vào thùng thư tại Marseille đơn xin học trường Thuộc địa Paris, Nguyễn Tất Thành xuống tàu đi tiếp đến Havre. Các bạn cùng chuyến với Thành tiếp tục phục vụ trên tàu quay trở về Đông Dương… Thành ở lại Havre ít lâu rồi xuống tàu viễn dương khác để "đi xem các nước" và anh đã xuyên qua các đại dương, ghé các bến bờ: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algéria, Tunisie, Libye, các cửa biển Đông Phi, đến Cônggô, sang Anh quốc, sang Mỹ quốc, xuống Nam Mỹ, đến tận Granđe de Ile de terre de feu, xuyên sang Port Elizabeth xuống Sydney, Australia… Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành trở lại London và dừng chân tại đây một thời gian lâu. Qua bao năm tháng ấy, Nguyễn Tất Thành chẳng hề quan tâm đến cái đơn xin học trường Thuộc địa. Ông J.E.Milner lại đặt tiếp một câu hỏi rất "kẹt" cho tôi: - Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp quốc tôn vinh trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người: "Vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất (…heros de la libération nationale et éminent homme de culture…), một biểu tượng kiệt xuất và quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội (…éminent symbole de I'affirmation nationnale, a consacre toute sa vie à la libération nationale de peuple Vietnamien, contribuant à la lutte commune des peuples pour la paix, I'indépendan nationale, la démocratie et le progrès social…). Tại sao trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có một điều tôi cảm nhận như "trái ngược" với cái đức lớn của Người, đó là "…phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác"… Chẳng lẽ Hồ Chí Minh quên đi gặp các vị anh hùng dân tộc tiền bối của mình? - Tôi chân thành cảm tạ ngài đã cho tôi một lời thẩm luận rất có ý nghĩa và lý thú. Với sự lãnh hội của tôi về vấn đề này thì, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhuần nhuyễn học thuyết Đại Đồng trước khi tiếp nhận học thuyết Mác – Lênin. Người thấy trong học thuyết của các vị Các Mác, Lênin có những vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu… Mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh không gặp được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, cho nên phải "đi gặp các cụ" ở thế giới bên kia. Còn các anh hùng dân tộc tiền bối, Hồ Chí Minh không thấy có điều gì phải "chất vấn" nữa… Nhà báo, nghệ sĩ điện ảnh J.E.Milner nâng chén rượu. - Vậy là… có những "ẩn tích Hồ Chí Minh", phải đi tìm như Người đã từng đi vào mọi cuộc đời trên khắp hành tinh của chúng ta… Chúng ta chúc mừng Bác Hồ của bạn, và Bác Hồ của chúng ta – Người hằng sống. Đặt chén xuống, ông nói giọng tha thiết: - Tôi đã làm một bộ phim về Việt Nam và đã tặng Bộ Ngoại giao Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Bộ phim Việt Nam của tôi ra không gặp thời điểm lịch sử, ít được hoan nghênh. Nhưng dòng chảy của lịch sử không bao giờ dừng lại… Cho nên, tôi sẽ tiếp tục làm một bộ phim về Hồ Chí Minh. Với tình đồng nghiệp, tôi xin bạn cho tôi được hỏi một lời về nghề nghiệp: Là nhà văn, bạn tiếp nhận điều gì sáng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh cho sáng tác của mình? - Tôi luôn luôn nhớ lời của Người: "Chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó nhân dân cũng sẽ quên anh ta"… Con chim cu gáy tự do trên giá sách mở tiếng gáy trưa đồng nội… Mười một giờ. Gặp bữa cơm trưa của gia đình, theo tập tục của Việt Nam và nếp nhà, vợ tôi thành tâm mời vị khách quý từ "viễn quốc" tới cùng ăn bữa cơm đạm bạc với gia đình. Ông J.E.Milner cảm động và ngỡ ngàng giây lát: - Thưa… bà! Tôi được một vinh hạnh bất ngờ! Đến Việt Nam nhiều lần, lần này tôi mới gặp sự ước mong được ăn một bữa cơm gia đình người Việt Nam. Tôi chân thành cảm tạ lòng hiếu khách của ông bà dành cho tôi. Nhưng tôi lại chưa được cái may mắn hưởng bữa cơm gia đình của một nhà văn Việt Nam. Bởi tôi đã có hẹn dự tiệc của một cơ quan mời 12 giờ hôm nay. Chúng ta còn có dịp tái ngộ, tôi sẽ được như thành ngữ Việt Nam "Cùng đồng bàn đồng bát" với ông bà… Vì tôi sẽ còn làm một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi chia tay ông J.E.Milner trong tiếng vang cu gáy mênh mang thành phố vào xuân! Sơn Tùng http://namdigidoc.blogspot.ca/2011/09/nguyen-tat-thanh-lam-on-xin-vao-hoc.htm Nghiên cứu Bác Hồ, nhớ về Sơn Tùng – nhà Hồ Chí Minh học thực thụ GS.TS MẠCH QUANG THẮNG “Các chú đừng vẽ rắn thêm chân”, đó là câu Bác Hồ thường nói với những người sống gần Bác khi những người đó miêu tả, đánh giá, nhận định về một người hay một việc nào đấy. Ngay cả việc Bác Hồ thấy người khác nói, viết về mình, nặn tượng, vẽ tranh về mình, Bác cũng rất ngại, và thường là Bác khuyên người ta đừng có làm điều đó. Thời còn là sinh viên ở trong ký túc xá của đất Mễ Trì (Hà Nội), nơi mà các lớp học trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân và hải quân của Mỹ mới từ nơi sơ tán trở về (năm 1970), có một đêm các lớp sinh viên chúng tôi đã được nghe ông Hoài Thanh, một nhà thơ có tiếng cũng là một cây bút phê bình văn học sắc sảo, nói chuyện về thơ Hồ Chí Minh, có nghệ sĩ Kim Cúc ngâm thơ “minh hoạ”. Tôi nhớ rất đậm lời ông Hoài Thanh bình rằng: “Thơ Bác hay vì đó là thơ Bác”. Có lần, trong đêm, Bác nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, có buổi nghe thấy ông Hoài Thanh bình thơ của Bác. Một hôm, tình cờ gặp Hoài Thanh trong một hội nghị, Bác nói vui với Hoài Thanh rằng, thơ của Bác không hay đến thế; những ý tứ mà Hoài Thanh bình ở trong Đài, thì khi làm thơ, chính bản thân Bác không nghĩ đến. Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ. Lúc trong tù của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, năm 1942, Bác tâm sự thể hiện trong bài thứ hai, tập Ngục trung nhật ký: Khai quyển Lão phu nguyên bất ái ngâm thi, Nhân vị tù trung vô sở vi; Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật, Thả ngâm thả đãi tự do thì. Nam Trân dịch: Mở đầu tập nhật ký Ngâm thơ ta vốn không ham, Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây; Ngày dài ngâm ngợi cho khuyây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Còn trong cuộc sống hằng ngày, kể cả khi làm Chủ tịch nước, Bác làm thơ để giãi bày, để kêu gọi mọi người trong các phong trào thi đua yêu nước. Bác khiêm tốn đã đành, nhưng Bác sợ người ta “vẽ” sai mình, mà đó chính là điều quan trọng nhất. Sự thật là những điều ai cũng có thể thấy rõ trong cuộc sống. Nhưng, không ít những sự thật bị che dấu, che lấp, bị nằm lẫn trong vô vàn cái sự rối cuộc đời. Có khi sự thật đã trở thành một thứ “trầm tích” mà nếu muốn biết rõ, hiểu rõ thì phải khai nó lên. Khác và đối lập với sự thật là những điều giả dối, xuyên tạc. Người ta hay gây nhiễu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có vợ có con hay không là câu chuyện bị gây nhiễu nhiều nhất. Ngày 3-11-1946, ông Nguyễn Sinh Khiêm, anh trai của Hồ Chí Minh đến thăm em, nhân lúc vui vẻ có hỏi em mình: “Tôi muốn hỏi riêng chú, việc gia đình riêng của chú ra sao?”. Hồ Chí Minh trả lời hóm hỉnh: “Cảm ơn anh, em chưa bao giờ dám nghĩ đến việc này, đến nay đã tu, tu trót, qua thì thì thôi. Em không phải là người tu hành nhưng vì việc nước quên việc nhà”[1]. Tháng 1 năm 1947, Bác Hồ viết trong bức thư­ chia buồn khi được tin con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng, người theo đạo Thiên Chúa, oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nư­ớc Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc”[2]. Ngày 16-7-1947, trả lời câu hỏi thứ mư­ời của một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói: “Ngài đã hỏi, tôi xin dẹp sự khiêm tốn lại một bên mà đáp một cách thực thà: tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được độc lập, thống nhất, dân chủ. Bao giờ đạt đư­ợc mục đích đó, tôi sẽ trở về làm một người công dân du sơn ngoạn thủy, đọc sách làm vườn”[3]. Năm 1948, cũng trong thời kháng Pháp, trong cơ quan Phủ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh là người hay khơi các trò chơi sau giờ làm việc. Có khi đó là một buổi tối lửa trại, tự diễn tuồng, chèo, kịch tại chỗ, có cả hoạt náo viên, có khi là họa thơ, đối thơ, v.v. Trong những buổi vui vẻ như vậy, nhiều người đề nghị Hồ Chí Minh lấy vợ. Có lần Bác nói: “Các chú hỏi bao giờ Bác lấy vợ, phải không? Có hỏi thì có trả lời nhé: Không lâu nữa đâu! Bao giờ dân ta toàn thắng, Bắc – Nam sum họp một nhà!”[4]. Còn Phan Anh, khi thấy sức khoẻ của Hồ Chí Minh có phần giảm sút trong những ngày gian khổ tại An toàn khu (ATK) năm 1948 lúc Hồ Chí Minh 58 tuổi, có đề nghị Bác lập gia đình để có người thân thương hằng ngày săn sóc, thì Bác thủng thẳng nói: “Ông bảo thế tôi không phải là con người à? Tôi sống như mọi người mà. Có phải thần, thánh gì đâu Nhưng ông thấy đấy: việc nước bề bộn như vậy!”[5]. Người ta có quyền không tin những điều trên đây do chính bản thân Hồ Chí Minh viết và nói. Nhưng, ai và những tài liệu nào xác đáng để chứng minh rằng Hồ Chí Minh có vợ, có con? Không, không có tài liệu nào thuyết phục người đọc được cả. Tôi bày tỏ quan điểm của tôi rằng: việc Hồ Chí Minh có vợ, có con hay không có vợ, không có con thì chẳng ảnh hưởng gì đến tư cách, đạo đức của Bác cả. Nếu Bác có vợ, có con, nghĩa là có gia đình riêng, thì với những gì Bác đã cống hiến cho đất nước, tôi vẫn nhận định được rằng: Hồ Chí Minh đã hy sinh lợi ích riêng tư để dâng hiến cho Tổ quốc thân yêu của mình. Không phải không có vợ con mới là hy sinh chuyện riêng tư. Chỉ có điều là nếu Hồ Chí Minh có vợ thì đấy mới là chính là một con người hoàn chỉnh, không phải là phản tự nhiên. Cũng chính vì thế mà chúng ta hay nói người vợ hay người chồng chính là một nửa bên kia của nhau. Hồ Chí Minh cũng không ít lần nói về cái khiếm khuyết của chính cuộc đời mình, và một trong những khiếm khuyết đó là không có vợ; do vậy Bác khuyên thanh niên Việt Nam đừng nên học mình về điều đó. Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì Bác không thể giấu được trong ngần ấy năm. Giấu làm sao được trong con mắt của hàng triệu, hàng triệu con người giữa thế gian, ở đất nước Việt Nam của Bác và cả ở trên thế giới. Người bình thường đã khó giấu, huống hồ Bác lại là một người nổi tiếng, Bác là con người của công chúng, thì lại càng khó giấu hơn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lòi ra”. Đã rất lâu ngày, nhưng cái bọc không thấy lòi ra một cái kim nào cả. Làm gì có cái kim nào. Sơn Tùng là người rất rành và rất đúng đắn về việc nghiên cứu Hồ Chí Minh. Sơn Tùng là nhà viết văn, nhà báo, nhà thơ. Ông đã có thơ mà Nhạc sĩ Lê Việt Hoà đã phổ nhạc (bài Gửi em chiếc nón bài thơ). Nhưng điều này thì không phải ai cũng biết: cả cuộc đời ông nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách say mê, nghiêm túc, chỉn chu, đầy bản lĩnh. Sơn Tùng đi nhiều, viết nhiều, mà đề tài dường như chuyên sâu nhất là về Hồ Chí Minh, mà tác phẩm nổi tiếng nhất, có tiếng vang nhất của ông là Búp sen xanh đến nay đã tái bản hơn 30 lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng (Tác phẩm này có lúc bị “đánh” một cách phũ phàng, vô lối). Sơn Tùng lao động, tìm hiểu vấn đề một cách say sưa, tận tụy với công việc, cày sâu, cuốc bẫm, thâm canh trên mảng đề tài Hồ Chí Minh. Điều đáng ngạc nhiên là ông là một thương binh nặng nhất trong thang bậc xếp hạng hiện nay ở nước ta (hạng 1/4), hiện vẫn còn mảnh đạn ở trong đầu, vết thương vẫn còn hành hạ ông. Mấy buổi chiều mới chớm hạ năm 2007, lần theo cái ngõ nhỏ ồn ã, gập ghềnh, lổn nhổn đầy ổ gà, tôi đến thăm Sơn Tùng và nhân đó ngỏ ý mời ông đến trao đổi ý kiến chung quanh vấn đề nghiên cứu Hồ Chí Minh cho nhóm nghiên cứu của tôi ở Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nhưng thấy ái ngại quá cho ông. Những ngày đó, thi thoảng Sơn Tùng vẫn bị máu rỉ từ tai ra. Thường thì những buổi chiều trong căn hộ xinh nhỏ của Sơn Tùng mà ông gọi là Chiếu Văn ở trên gác hai chung cư ngõ Văn Chương chật hẹp, bất cứ mùa hè nóng bỏng hay mùa đông buốt giá, vẫn thế, vẫn hiện một con người nhỏ thó, đầy nghị lực, ngồi tiếp khách theo lối thiền, không bàn, không ghế mà ngồi bệt xuống sàn gỗ. Tiếng con chim cu gáy sống tự do không lồng như một thành viên trong gia đình Sơn Tùng, nó hay đứng trên giá sách cất tiếng gù chào mỗi khi có khách đến nhà, thật vui, mà ông gọi đó là “tiếng vàng cu gáy mênh mang thành phố vào Xuân” (Rất tiếc, mèo đã bắt trong một lúc chủ nhà sơ sẩy). Sơn Tùng và gia đình ông sống một cuộc sống đạm bạc. Hằng ngày, Sơn Tùng vẫn thiền như là một phương thuốc cực kỳ hiệu nghiệm cho cuộc sống. Bởi vậy, đến nay, Sơn Tùng đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, vẫn viết đều. Trong những buổi chiều tà mùa đông trước đó, vào những năm cuối thế kỷ XX, trong tiếng gió bấc rít dài từng cơn đập vào cánh cửa tầng hai khu chung cư cổ lâu ngày thiếu sự trung tu có vẻ ọp ẹp, trong cái màn mưa phùn như bụi giăng đầy ngõ nhỏ Văn Chương của phố Khâm Thiên (Hà Nội), Sơn Tùng nói cho tôi những điều sâu lắng về Hồ Chí Minh. Ông nói chậm rãi, khúc triết, mắt của người thương binh chống Mỹ ấy nhìn xa xăm như rọi thấu vào quá khứ, lôi nó trở về với cuộc sống ồn ã chốn thị thành ngõ nhỏ nơi gia đình ông đang ở. Giọng Diễn Châu xứ Nghệ gốc của Sơn Tùng không lẫn vào đâu được, phảng phất âm điệu của miền bắc phát ra ở xứ Nghệ. Không biết cái âm điệu ngôn ngữ ấy gốc là từ bắc vào hay lại chính từ gốc Diễn Châu lan ra bắc? Chưa biết chừng. Qua nhiều buổi tôi nghe ông nói hoặc tôi hóng chuyện ông nói với người khác tại căn hộ nhỏ của ông, thì ra, có ba điều tôi ngỡ ngàng. Thứ nhất, trong các tác phẩm của Sơn Tùng, dù là bài báo, là tiểu thuyết, là ký, v.v. thì đều từ cái nền nghiên cứu khoa học của ông mà ra. Ông nghiên cứu theo kiểu riêng của ông, tỷ mỉ, cẩn trọng, theo phương pháp khoa học, có đối chiếu, có kiểm định. Có nhiều sự kiện, Sơn Tùng đến tận nơi nghiên cứu, xem xét, kiểm định, đối chiếu, có những lúc khó khăn hoặc vết thương tái phát không tự mình đi được thì phu nhân của ông đưa đi. Sơn Tùng chính là nhà Hồ Chí Minh học thực thụ. Ông biểu đạt những kết quả nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh cho bàn dân thiên hạ biết theo cách riêng của ông, và chỉ mình ông, độc nhất vô nhị, mới có có cái cách đó. Thứ hai, gia đình Sơn Tùng có quan hệ họ hàng với Hồ Chí Minh. Bà nội Sơn Tùng (Cụ Hà Thị Tự), là cháu họ bà nội Hồ Chí Minh (Cụ Hà Thị Hy). Em trai ông nội của Sơn Tùng đỗ tú tài cùng khoa với em trai ông ngoại Hồ Chí Minh. Đã từ lâu, từ trong kháng chiến chống Pháp 9 năm, Sơn Tùng đã có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về gia đình họ tộc Hồ Chí Minh, đã đến Kim Liên nhiều lần hầu chuyện và được chị, anh của Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm hết sức tin cậy. Điều này thì Giáo sư Phan Ngọc đã viết trong mấy trang đầu cuốn Hoa râm bụt của Sơn Tùng lần xuất bản của Nhà xuất bản Thông tấn năm 2007. Thứ ba, bên trong và đằng sau những trang ký, những tiểu thuyết, những bài báo của ông là ngồn ngộn những tư liệu về Hồ Chí Minh mà Sơn Tùng đã mã hoá theo cách riêng của mình. Ở Sơn Tùng, có sự tổng hoà tư chất của một nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch bản văn học và, tôi nhấn mạnh, nhà khoa học cộng với tình cảm của một chiến sĩ kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc theo tiếng gọi của Hồ Chí Minh cũng như ý thức trách nhiệm của một công dân, một kẻ sĩ thời đổi mới. Sơn Tùng có nhiều tài liệu về người con gái đem lòng yêu Hồ Chí Minh, và bản thân Hồ Chí Minh cũng đem lòng yêu người con gái đó. Tôi cho rằng, trong cuộc đời Hồ Chí Minh có như vậy là sự thường. Tình yêu thời trai trẻ, tại sao không? Một thanh niên thư sinh, đẹp trai, hào hoa, phong nhã, lại là con của một người đỗ đại khoa (Phó bảng), con quan, con nhà gia giáo mà không rung động trước phái đẹp, mà lại không yêu một người con gái nào đó, cũng như không có người con gái nào yêu mình, mới là sự lạ. Nhưng Sơn Tùng khẳng định một cách chắc chắn, có cơ sở, rằng Hồ Chí Minh chưa bao giờ có vợ con. Đã có không ít người cho rằng, Hồ Chí Minh có một người vợ là người Pháp, một là người Đức, một là người Nga, hai bà là người Trung Quốc, hai người vợ Việt Nam, v.v. Và, đương nhiên câu chuyện và danh sách vợ con của Hồ Chí Minh, theo họ, chưa dừng lại ở đó. Ngay cả nhà nghiên cứu, giáo sư Hoàng Tranh (Học viện Khoa học xã hội Quảng Tây – Trung Quốc hiện đã nghỉ hưu) cũng đã có bài viết tương đối dài đăng trong Tạp chí Đông Nam Á Tung hoành, số 11-2001 (Trung Quốc) đề cập về cuộc sống chồng – vợ Hồ Chí Minh – Tăng Tuyết Minh (người Trung Quốc). Nhưng, tôi đã đọc rất kỹ bài viết của Hoàng Tranh thì thấy rằng, lập luận và những chứng cớ mà ông nêu ra không có sức thuyết phục. Mấy cuốn sách, bài báo của một số người ngoài nước chẳng rõ thật hư ra sao về vấn đề này, lại viết theo Hoàng Tranh. Hồ Chí Minh là người hoạt động bí mật nhiều năm trời, cho nên không phải những gì mà tài liệu viết về Hồ Chí Minh đều là đúng sự thật, mặc dù đó là những tài liệu báo cáo chính thức, tài liệu lưu trữ trong kho lưu trữ của Liên bang Nga từ năm 1992 (tiếp nối Lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên Xô, tại phông Lịch sử Chính trị-xã hội). Vì một số người không đặt vào hoàn cảnh đó khi nghiên cứu, cho nên mới dựa vào tài liệu báo cáo của Đại hội I Đảng Cộng sản Đông Dương và tài liệu lưu trữ ở Liên bang Nga để nhận định không đúng rằng, Hồ Chí Minh với Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chồng. Đấy là chưa kể có những người cố tình xuyên tạc, thêu dệt ly kỳ mặt “tình ái” của Hồ Chí Minh với mục đích bôi xấu Bác, cho rằng Hồ Chí Minh chính là người bội bạc; rằng không phải Hồ Chí Minh là người đấu tranh giải phóng con người, đặc biệt là đấu tranh giải phóng phụ nữ, mà Hồ Chí Minh chỉ coi phụ nữ chỉ là đồ chơi; rằng, Hồ Chí Minh là con người nói dối, v.v. Tôi nghĩ rằng, nếu Hồ Chí Minh có đến 7 bà vợ và nhiều con như thế thì khi Việt Nam đang có chiến tranh ác liệt như vậy thì nhiều bà vợ chưa đến đất nước chồng mình đã đành, nhưng khi Việt Nam đã hoà bình rồi, khi Hồ Chí Minh đã nằm yên bình trong Lăng ở Ba Đình – Hà Nội rồi nhưng vẫn không có bà vợ nào (nếu còn sống), con cái nào của Hồ Chí Minh đến thăm. Làm gì có! Nhiều người cứ úp úp mở mở, viết và nói cứ lấp la lấp lửng làm ly kỳ hóa cái chuyện vợ con của Hồ Chí Minh. Tôi đồng ý với Sơn Tùng khi đàm đạo với ông về chuyện này. Ông “lý sự” rằng, các ông Trường-Chinh, Phạm Văn Đồng nhà có mấy đời đội mũ cánh chuồn mà khâm phục cái tâm, cái đức của Hồ Chí Minh và được cảm hoá từ nhân cách Hồ Chí Minh thì không phải chuyện vừa; giả sử Hồ Chí Minh là người cứ lăng nhăng, lít nhít về chuyện tình ái thì các ông ấy cạch, không bao giờ đi theo Hồ Chí Minh. Cổ nhân trên thế giới đã nói: Rendez à César ce qui est à César (Hãy trả lại cho Xêda những cái gì thuộc về Xêda). Sự thật bao giờ cũng là sự thật. Tôi thực sự thích thú cái cách nghiên cứu và thể hiện về Bác Hồ trong các tác phẩm của Sơn Tùng, một cách thể hiện đúng, sâu đậm về tình cảm nhưng không có gì là “thần thánh hoá”. Việc giải thích điều này có cái khó của nó. Ý dân và lòng dân thì đã phong thánh cho Hồ Chí Minh một cách tự nhiên rồi. Sơn Tùng đã viết trong tác phẩm Hoa râm bụt của mình (xuất bản nhiều lần, lần gần đây nhất là Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2007) ở bài “Một bài học làm người”, trang 388: các cụ đồ Nho năm 1947 ở quê Sơn Tùng (Diễn Châu, Nghệ An) luận về đôi mắt Hồ Chí Minh rằng, “Mắt Cụ Hồ là thiên nhãn, là lưỡng mục trùng đồng đích thị thánh nhân. Thánh nhân chứ không phải thánh thần”. Các cụ nói rằng, Thánh Gióng trong huyền thoại nhưng mang đầy đủ đức tính Con người. Con người hoàn thiện đều thành thánh. Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Đại Vương là bậc nhân tướng, văn võ song toàn, lúc sống ngài cứu nước hộ dân, khi thác ngài hiển thánh. Đó là đức Thánh Trần, là thánh nhân. Ngày nay, Hồ Chí Minh là vị thánh sống. Dân mình mới thấm thía hơn ai hết nỗi nhục của cái kiếp làm thân trâu ngựa. Dân phong thánh cho người thực sự cứu nước, thương dân chứ đâu phải vua chúa! Vua chúa chỉ nhớ đến dân khi có giặc ngoại xâm, vua chúa thương dân thì ít thấy… Tôi đồng ý với Sơn Tùng khi ông viết lại lời các cụ đồ Nho trên đây và lời cảm bình của chính bản thân ông. Đọc hồi ký của một số chính khách, một số nhà hoạt động chính trị, xã hội ở nước ngoài, thấy có một số nhận định liên quan đến Hồ Chí Minh về mặt này. Nhưng, giữa vấn đề dân phong thánh cho Hồ Chí Minh hoặc một số người cho là Hồ Chí Minh là ông thánh với vấn đề trong nghiên cứu tránh việc thần thánh hoá Hồ Chí Minh là hai chuyện khác nhau. Thường thì ở đời, ngợi ca thì dễ, chê bai thì khó, vì chê là khó lọt cái lỗ tai con người lắm. Khen đúng, chê đúng mới là điều cần làm. Khi đã thiên lệch, thì có khi người ta khen hết lời, dùng những tính từ đẹp nhất, dùng đại ngôn để gán cho một người nào đó mà mình muốn khen. Cũng có khi thiên lệch thì lúc chê, người ta chê hết lời, bôi đen, nói xấu từ đầu tới chân. Sự thật là tiêu chuẩn cao nhất mà nhà khoa học nói chung cũng như nhà sử học nói riêng phải tôn trọng. Trình bày đúng sự thật như con người Hồ Chí Minh vốn có thì không dễ dàng một chút nào. Trong việc này, tôi không bàn đến người nghiên cứu có trong tay số lượng và chất lượng các tài liệu cần thiết, là bột để “gột nên hồ”, tuy rằng điều này là thực sự cần thiết mà thiếu nó thì nhà khoa học không thể dựng lại được một bức tranh toàn cảnh đúng như nó có. Cái phần quan trọng không kém là nhà khoa học không được tô hồng hay bôi đen sự thật. Đây chính là tư cách đích thực của nhà khoa học mà nếu vi phạm thì người đó không còn là nhà khoa học nữa. Bản chất của cả hai khuynh hướng tô hồng hay bôi đen chỉ là một: đó là sự bóp méo, sự làm sai lệch sự thật lịch sử. Không phải là việc bôi đen có hại hơn việc tô hồng, mà cả hai đều có hại như nhau. Đừng tưởng bất cứ sự ngợi ca nào đều là cộng vào cho Hồ Chí Minh. Sự ngợi ca không có cơ sở chắc chắn, không khoa học, mà tôi gọi đó là sự tô hồng, thì, như đã viết theo lời của ông Việt Phương , đều trừ đi chứ không thể nào là cộng vào cho Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đi vào đời sống tâm linh của nhân dân Việt Nam là bởi cái nhân, cái nghĩa, cái trí, cái dũng, cái liêm, cái tín của Bác đã cảm hoá được ý thức văn hoá đa thần của nhiều người Việt Nam. Người ta tôn thờ Hồ Chí Minh, thắp hương trên bàn thờ, treo ảnh Hồ Chí Minh để thờ, lập đền thờ…là lẽ tự nhiên của tâm linh, của thái độ ứng xử của người Việt Nam đối với Hồ Chí Minh. Đó là “văn hoá đền”, văn hoá tâm linh. Đó là sự tự cảm từ mỗi con tim mỗi người, là ý thức cộng đồng với những người đã khuất, mong người đã khuất đi theo người đang sống, chở che, răn dạy những người đang sống. Hồ Chí Minh đi vào lòng người dân không thần bí, không huyền thoại, tuy rằng, nhiều câu chuyện kể về Bác có vẻ đượm màu huyền thoại. Hồ Chí Minh hiện hữu như một nhân vật cùng với hiện tại, khi mà con người ta sống, để người ta cầu mong và hành động như mình, vì những điều thánh thiện. Trong nghiên cứu Hồ Chí Minh, điều thích hợp hơn cả là tuân thủ nguyên tắc lịch sử – cụ thể, là xem xét một cách toàn diện các mối liên hệ lịch sử cơ bản. Phải xem xét Hồ Chí Minh trong một chỗ đứng cụ thể và sự phát triển của các quan điểm của Người ra sao. Một điều chắc chắn là Hồ Chí Minh là một thực thể trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Hồ Chí Minh bị thực tế lịch sử chế định, và chính bản thân Bác cũng chế định lại lịch sử. Hồ Chí Minh có những thành công trong cuộc sống nhưng Bác cũng có những điểm không thành công, những hạn chế chủ quan. Đúng là nhân vô thập toàn. Bởi vì chính bản thân Bác cũng quan niệm: người đời ai cũng có khuyết điểm cả, không nhiều thì ít, không lớn thì bé; trừ khi người ta nằm trong bụng mẹ và cái lúc người ta nằm trong quan tài, còn lại trong cuộc đời mọi người đều có khuyết điểm. Thần thánh là những “nhân vật” không có thực, nếu có thì từ con người có thực nào đó, người ta đã làm cho linh thiêng con người đó lên (tâm linh hoá), con người đã khái quát, trừu tượng hoá theo cảm nhận riêng. Nếu thần thánh hoá Hồ Chí Minh trong nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của Bác thì rất dễ biến những lời nói, những quan điểm của Bác thành những công thức định sẵn, xơ cứng, như giáo lý nào đấy- điều mà Hồ Chí Minh rất kỵ và đã không ít lần nhắc nhở là: đối với bất kỳ điều gì, của ai, của nước nào, cũng phải sáng tạo, phát triển, vận dụng cho phù hợp với từng lúc, từng nơi. Thần thánh hoá là lối nghiên cứu dễ dãi nhất và dẫn đến sai lầm lớn nhất. Cái điều mà nhiều người đã viết Hồ Chí Minh là vĩ đại, là thiên tài, là lỗi lạc, là kiệt xuất (4 cặp từ) hoá ra nhiều khi lại biểu đạt trong những hành động rất bình dị nhưng cũng đầy cảm động mà Bác đã làm. Đó là cử chỉ đi dém chăn cho bộ đội ngoài mặt trận để bộ đội có giấc ngủ ngon trong đêm đông. Đó là nỗi nhớ thương đối với đoàn dân công đêm phải ngủ ngoài rừng. Đó là những bữa nhịn ăn để dành gạo cứu những người đang đói khi nước nhà mới giành được độc lập. Đó là những bức thư chia buồn, động viên, những buổi đi thăm các thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước. Đó là những buổi lội ruộng cấy lúa bằng máy cấy thí nghiệm, những buổi tát nước gầu dai, đạp nước gầu guồng chống hạn. Đó là những buổi cùng bà con ngư dân Thanh Hoá kéo rùng đánh cá nhân dịp đi nghỉ ở biển Sầm Sơn. Đó là những buổi lội ruộng thăm bà con nông dân, lấy gang tay ước đo rễ cây lúa. Đó là những buổi trầm ngâm làm thơ khi trăng vào cửa sổ. Đó là hình ảnh Bác cầm bó hoa hoặc một bông hoa tặng cho cháu gái và cho khách nước ngoài. Đó là hình ảnh Bác chẻ củi, hình ảnh vác cuốc đi tăng gia sản xuất. Đó là hình ảnh Bác đang gõ máy chữ tuôn ra những dòng chữ phục vụ cho quốc kế dân sinh. Đó là dáng Hồ Chí Minh cưỡi ngựa hiền, con ngựa do đích thân ông Vi Văn Định chọn cho, thoăn thoắt đi công tác ở chiến khu Việt Bắc. Đó là hình ảnh Hồ Chí Minh đi bài quyền giản lược, những buổi Hồ Chí Minh tập võ thuật cùng anh em cảnh vệ. Đó là những buổi Hồ Chí Minh đánh bóng chuyền với anh em cơ quan, mà anh em hay đùa ông bằng cách cứ được bóng là bỏ nhỏ tới vị trí Bác đang đứng làm cho Bác cứ loay hoay hoài trong sân bóng. Đó là hình dáng Hồ Chí Minh lịch thiệp, hào hoa, rất “tây”, nhanh nhẹn “vít cổ” những người bạn nước ngoài để ôm hôn thắm thiết. Đó là lần Hồ Chí Minh cầm gậy chỉ bản đồ chiến sự. Đó là dáng hạc của Hồ Chí Minh đích thân đi Chiến dịch Biên Giới năm 1950. Đó là ánh mắt bừng sáng của Hồ Chí Minh khi tiếp các cháu thiếu niên, nhi đồng. Đó là dáng “nhạc trưởng” Hồ Chí Minh hiền hoà cầm đũa chỉ huy dàn nhạc bài “Kết đoàn” ở vườn Bách thảo (Hà Nội) năm 1960. Đó là hình Hồ Chí Minh ngồi khoan thai, đĩnh đạc chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Đó là tiếng nói ấm, vang như tiếng chuông của Hồ Chí Minh khi đọc lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Đó là cái nheo mắt nhìn về phương nam xa xôi, là nỗi suy tư, trăn trở của Hồ Chí Minh về miền Nam, Bác tự nhận mình là người chưa làm tròn nhiệm vụ đối với đồng bào miền Nam, “đi đến nơi nhưng về chưa đến chốn”. Đó là niềm rạng rỡ trong ánh mắt, nét mặt của Hồ Chí Minh khi nhận được tin chiến thắng miền Nam. Vân vân và vân vân. Tôi cảm thấy rằng, viết về Hồ Chí Minh cũng dễ mà cũng khó. Dễ là bởi vì những điều Hồ Chí Minh sống và làm việc, những điều Hồ Chí Minh nói và viết là những lời lẽ của bình dân. Khó là bởi vì, cuộc đời Hồ Chí Minh chính là phản ánh những điều cao cả qua những cái bình dị. Hồ Chí Minh như mọi người chúng ta mà thôi, nhưng cũng khác chúng ta bởi vì Bác làm được tất cả những điều bình dị mà cao cả ấy một cách tự nhiên, hầu như dễ dàng như hít thở khí trời, như sinh ra là để làm những điều như vậy. Hồ Chí Minh là con người bằng xương bằng thịt ở ngay trước mắt chúng ta, ở trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam yêu nước, chứ không phải là điều tưởng tượng, không phải thánh thần quanh quất đâu đây. Một số người nước ngoài, trong đó có cả nhà khoa học và nhà bình luận chính trị, không hiểu được hết tấm lòng người dân Việt Nam yêu nước đối với Hồ Chí Minh. Do đó, trong một số bài viết, trong một số sách của họ viết về Việt Nam, viết về Hồ Chí Minh, có lúc họ thiên về cái ý là ở Việt Nam có sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh. Hiểu sùng bái cá nhân là hiểu theo nghĩa xấu, như ở trên thế giới đã có một số người được sùng bái cá nhân như vậy, rồi thì cuộc đời của họ về sau chẳng ra làm sao cả. Đối với Hồ Chí Minh ở Việt Nam, tuyệt nhiên không có tệ sùng bái cá nhân, không có sự thúc ép của bất kỳ tổ chức nào, mà đó là sự tự thôi thúc của bao con tim, khối óc của đồng bào của mình mà Hồ Chí Minh đã gắn bó. Lòng người khó đo. Đúng như thế. Chẳng có cái thước nào đo được lòng người. Nhưng tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với Hồ Chí Minh thì đã được thử thách qua bao nhiêu năm tháng của cuộc đời, có thể đo được một cách rõ ràng. Vì thế, Hồ Chí Minh đã đi vào cõi bất tử. Nói thế cho có văn có vẻ, nhưng nôm na thì hình ảnh Hồ Chí Minh có trong tấm lòng của những người Việt Nam yêu nước qua các thế hệ kế tiếp nhau. Đặc biệt, Hồ Chí Minh – cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác phong của Bác — đã trở thành giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. Mà khi đã trở thành giá trị văn hoá thì chúng thẩm thấu và truyền một cách tự nhiên theo chiều dài sự phát triển của dân tộc. Hơn thế, những giá trị văn hoá đó được bảo tồn và phát huy thêm qua bao nhiêu năm tháng như dòng sữa mẹ nuôi con người ta lớn lên. Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hoá trong tài sản văn hoá của dân tộc. Giá trị đó là bất diệt vì nó có ích, nó thẩm thấu, nâng cao nền văn hoá Việt Nam cả trong tương lai. Đã nhiều lần đọc tác phẩm của Sơn Tùng, đã nhiều lần hầu chuyện Sơn Tùng, tôi đã cảm được những điều trên đây mà Sơn Tùng đã phổ cho tôi. Mong Sơn Tùng mạnh khoẻ, nói và viết cho đời nhiều tác phẩm hơn nữa. [1] Theo Bá Ngọc, Trần Minh Siêu: Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 74. [2] Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 40. [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 171-172. [4] Theo Vũ Đình Hoè: Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá Đông Tây, Hà Nội, 2001, tr. 151. [5] Như trên. Like Be the first to like this. Bài này được đăng lúc 18:11 ngày Chủ Nhật, 03 Tháng Một 2010 trong mục Chuyên mục tổng hợp, Diễn đàn "Hồ Chí Minh học", Đánh giá - Nghiên cứu. Bạn có thể theo dõi phản hồi của bài này với dòng phản hồi RSS 2.0. Bạn có thể gửi phản hồi, hoặc trackback từ trang web của bạn. Post navigation « Previous Post Next Post » 2 Responses to Nghiên cứu Bác Hồ, nhớ về Sơn Tùng – nhà Hồ Chí Minh học thực thụ H.A nói: 29/05/2010 lúc 08:57 Em đã nghe Thầy giảng nhiều lần những bài giảng khoa học và đầy tính thuyết phục, cảm động về Hồ Chí Minh học. Hôm nay đọc bài viết này của Thầy em lại được trang bị thêm những phương pháp mới, những kiến thức hay để tiếp bước trên những con đường các Thầy đã chọn. Em cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy mạnh khoẻ! Trả lời khắc nguyễn nói: 24/03/2011 lúc 01:20 trò đọc búp sen xanh của thày Sơn Tùng từ khi còn lớp 8. Hồi đó trò được mượn thư viện trường – trò là học sinh vùng cao Hà Giang. Đến nay trò đã trưởng thành. Những câu chữ trong Búp sen xanh trò đã thuộc. trò đọc có lẽ trên dưới 20 lần truyện này. bất luận nguyễn tất thành là ai thì hình tượng người thanh niên này chính là tấm gương để trò vươn lên làm người. nếu ai đó bảo sách làm thay đổi số phận con người thì đó phải là búp sen sanh. trò từ một học sinh yếu kém, con nhà nông dân, bố mẹ mất sớm, nay trò đã thành một tiến sỹ. trò vươn lên từ con số 0. và làm lụng như một người nông dân, tư duy như một nhà khoa học để đánh đổi số phận.đúng là tiền từ hai bàn tay khối óc của ta mà thành. kính chuc thày sơn tùng khỏe. 

%E1%BB%8Dc-th%E1%BB%B1c-th%E1%BB%A5/l

 

ÔNG NGUYỄN SINH KHIÊM KHI Ở TẠI PHÚ LỄ

Sau năm 1975, trong khi đi sưu tập tư liệu về thời niên thiếu của Bác Hồ, tôi được nghe ông Nguyễn Ngọc Bang (một cơ sở cách mạng ở Huế thời chống Pháp) quê ở làng Phú Lễ, kể chuyện ông Nguyễn Sinh Khiêm - bào huynh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng có vợ và có con ở quê ông. Qua xác minh, tôi thấy những chuyện đó có thật.

Tác giả và bà Nguyễn Thị Chanh.
Làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, TT - Huế) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2km, cách phía bắc trung tâm Huế 20km. Về Phú Lễ tôi được gặp bà Nguyễn Thị Chanh là cháu bên ngoại của vợ đồng chí Lâm Mộng Quang, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà vợ ông Cả Khiêm. Bà Chanh tuy đã trên 80 tuổi nhưng còn khoẻ mạnh, minh mẫn, trí nhớ rất tốt.

Bà Chanh cho biết vào cuối những năm hai mươi, cụ Phan Bội Châu mở tại nhà riêng trên đỉnh dốc Bến Ngự một lớp học. Ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Chanh) từ Phú Lễ đem người em là Nguyễn Hữu Quế vào học và sau đó ông có nhiều dịp lui tới thăm viếng cụ Phan. Dưới mái tranh nhà cụ Phan, ông Ấm đã gặp ông Cả Nguyễn Sinh Khiêm nhiều lần.
Có lẽ do những lần gặp gỡ ấy, hai người quen nhau. Năm 1929, ông Cả về Phú Lễ vừa làm thầy thuốc vừa tìm nơi "an trí" liền được ông Ấm mời lưu lại trong nhà bên chợ Phú Lễ.

Biết ông Cả về ở Phú Lễ, cụ Phan Bội Châu bảo ông Ấm:

- "Có ai ngó được, chú cưới cho Cả Khiêm một người để giữ chân anh ta lại!".

Từ nhà ông Ấm, ông Cả được mời sang thăm mạch bốc thuốc cho bà Nguyễn Thị Giáng ở ngôi nhà rường bán hàng xén, chỉ cách nhà ông Ấm vài căn. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may ông chồng qua đời, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang hoài vẫn không khỏi. May sao bà được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy ông Cả không nhận.

Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.

Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh - chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại trong nhà bà Giáng cả tuần lễ để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên luôn. Ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Buồn tình, tháng 2.1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An.

Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Bọn thực dân nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp, chúng bắt giam ông mấy tháng.

Qua năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông.

Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến.

Ông Lê Văn Yên, con trai thứ của cụ Lê Văn Miến kể rằng:

- "Từ đầu năm 1943 thầy tôi đưa gia đình về Phò Trạch ở trong một ngôi nhà do lòng hảo tâm của học sinh cũ của thầy tôi mua tặng. Trong những năm ấy ông Cả Khiêm an trí ở Phú Lễ hay ra thăm thầy tôi, đôi khi ông ở lại trong nhà hàng tuần lễ. Trong những ngày ấy ông Cả hay ngồi đàm đạo với thầy tôi, kể lại những kỷ niệm hai anh em Đạt Thành học với thầy tôi tại Trường Quốc học Huế. Khi thầy tôi mất (6.6.1943) có hai người học trò đứng chịu tang: Người thứ nhất là ông Nguyễn Trác đại diện cho học sinh Quốc Tử Giám, thứ hai là ông Cả Khiêm /Nguyễn Tất Đạt đại diện cho học sinh Quốc học".

Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp (9.3.1945), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên quốc lộ 1. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Ấm Hoàng và ông Cả Khiêm hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và Đồng minh, đặc biệt là với quân đội Liên Xô. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng minh vào trung tuần tháng 8.1945.

Đến ngày 23.8.1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Huế. Ông Cả cùng với dân chúng hân hoan vô cùng. Ông ra sức vận động thanh niên tham gia cách mạng. Khi biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công, chính là Nguyễn Ái Quốc em trai ông, ông sung sướng vô cùng.

Đầu năm 1946, ông dắt hai người thanh niên là Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi tàu hoả ra Hà Nội thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông mất ở quê nhà vào cuối năm 1950.

Bàn thờ đặt tại nhà ông Nguyễn Tăng Thông và bà Nguyễn Thị Chanh thờ ông nội, cha và các bác của bà Nguyễn Thị Giáng.
Được ông chăm sóc, dạy dỗ hai anh Hà Hữu Thừa và Nguyễn Hữu Tạo rất trưởng thành. Nguyễn Hữu Tạo hoạt động tình báo, sau bị bắt, bị giam đến chết ở Chín hầm của Ngô Đình Cẩn. Hà Hữu Thừa phục vụ trong quân đội, năm 1992 về hưu với quân hàm đại tá.

Bà Nguyễn Thị Giáng có được 16 năm (1930-1946) làm vợ ông Cả Khiêm. Bà có với ông 3 người con, tiếc là không nuôi được một người nào. Người con riêng của bà theo kháng chiến mất liên lạc. Ông Cả Khiêm thì về. Một mình bà ở lại Phú Lễ vò võ chờ chồng, trông con. Đến năm 1960 bà qua đời.

So với thời ông Cả ở, cảnh quan Phú Lễ ngày nay rất khác xưa. Con đường làng men sông Bồ bị sụt lở nhiều đoạn. Cái xóm nhà bên sông trước chợ mà ông hay lui tới đã trôi mất từ lâu. Chợ Phú Lễ bỏ hoang. Vị trí nền móng ngôi nhà ông Ấm Hoàng - nơi ông Cả Khiêm về tá túc một thời gian vẫn còn, nhưng đã đổi chủ nhiều lần.

Ngôi nhà rường của bà Nguyễn Thị Giáng - nơi ba người con của ông Cả Khiêm ra đời đã sửa chữa nhiều lần nhưng cơ bản vẫn giữ được bóng dáng cũ. Sau ngày bà Giáng qua đời (1960), ngôi nhà được bán cho ông Bốn, sau năm 1975, ông Bốn bán lại cho gia đình ông Đặng Thông Chánh.

Mộ của bà Giáng và ba người con ông Cả Khiêm chôn trong nghĩa địa họ Nguyễn Tăng nằm phía sau Trường THCS Phú Lễ bên đường ôtô An Lỗ - Sịa. Nghĩa địa rộng ba sào, họ Nguyễn Tăng dành làm nơi an nghỉ của con cháu trong họ. Tiếc thay, sau 1975, người khác họ xin địa phương vào đào bới chôn cất lung tung. Vì thế ba ngôi mộ của ba người con ông Cả đều bị mất dấu. Đại tá Hà Hữu Thừa nhiều lần về quê ngoại tìm mộ của ba người em cùng mẹ với mình nhưng đành bất lực. May sao, mộ của bà Nguyễn Thị Giáng - mẹ ông, vẫn còn nguyên vẹn. Ông sửa sang mộ mẹ và dựng tấm bia khắc mấy chữ:"Mộ bà Nguyễn Thị Giáng, 1897-1960, kỵ 9.9 âm lịch. Con Hà Hữu Thừa phụng lập".

Ông Cả Khiêm đã xa Phú Lễ gần 60 năm. Ở Phú Lễ ngày nay không còn mấy người thân quen biết ông. Tuy nhiên, chuyện ông Cả về làm thuốc rồi làm rể ở Phú Lễ giống như chuyện đời xưa. Mỗi lần dân làng có dịp đề cập đến gia đình của Bác Hồ, người ta lại nhắc đến ông Cả, nhắc đến một ông thầy thuốc mặc bộ đồ nâu, đội nón lá 17 vành quá cỡ, thích uống rượu, thích đọc sách, thích câu cá, tốt bụng, khi nào cũng vui vẻ với mọi người.

Ba người con ông mất sớm, mộ phần chưa tìm ra dấu tích, nhưng chắc chắn ba cái hài cốt mang dòng máu Nguyễn Sinh/ Nguyễn Tất ấy đã tan hoà vào đất Phú Lễ. Lưu niệm sâu lắng nhất của ông Cả ở đây có lẽ là mảnh đất có xương thịt của ba người con ông và ngôi mộ của bà Nguyễn Thị Giáng - vợ ông.

Trước đây, người ta quan niệm Huế là quê hương thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay ta có thể nói thêm "Thừa Thiên - Huế cũng là quê hương thứ hai của gia đình Bác Hồ".

Theo Nguyễn Đắc Xuân 
http://www.hueoi.com/diendan/showthread.php?t=5859

Báo QĐND thừa nhận Hồ Chí Minh chỉ là câu chuyện huyễn hoặc

Posted on June 4, 2011
5


Rate This


Tăng Tuyết Minh, người vợ Hồ Chí Minh khi còn trẻ và khi đã về già
Có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.
Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.
Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.
Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.
Không khảo mà xưng, tờ Quân đội Nhân dân của Quân ủy Trung ương (Tức là của Đảng phụ trách Quân đội) trong bài viết “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh” trên mục “Chính luận” đã thừa nhận rằng: “Về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kỳ tích của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của Người, đã thật sự là một huyền thoại trong tâm thức của nhân dân ta và bè bạn quốc tế”.
Không chỉ có thế, tờ báo nhiều lần nhắc lại: “…đã không đáp ứng được cái mà chúng  mong đợi, tức là trừ khử được cái huyền thoại về Hồ Chí Minh…” rồi thì: “Các thế lực thù địch dù có quỷ quyệt, thâm độc đến đâu cũng không thể đánh đổ được huyền thoại đó, là vì Huyền thoại Hồ Chí Minh là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX”. (Ở đây nên nhớ rằng chữ dân tộc Việt Nam mà đảng dùng là để chỉ Đảng CSVN như cách đánh tráo khái niệm ngôn ngữ xưa nay của đảng).
Trong bài viết này, tờ Quân đội nhân dân đã nhiều lần khẳng định Hồ Chí Minh là câu chuyện huyền thoại. Sự khẳng định này được tờ báo QĐND đăng chính thức, không hề trong “ngoặc kép” hoặc bất cứ giải thích nào khác, mà đó là từ dùng để khẳng định có tính chất chắc chắn.
Vậy, “Huyền thoại” là gì?
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Huyền thoại” là: Câu chuyện huyền hoặc hay dũng cảm của thời xa xưa và huyền hoặc là điều viển vông, không có thực.

Như vậy, theo đúng nghĩa Tiếng Việt thì “Huyền thoại Hồ Chí Minh” là câu chuyện huyễn hoặc, viển vông không có thực về một nhân vật gọi là Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là cái huyền thoại này không phải do bất cứ thế lực thù địch chống phá bên ngoài hay bên trong nào tạo ra, mà chính tờ Quân đội Nhân dân đã công khai xác nhận.
Hồ Chí Minh chỉ là “Huyền thoại”, nghĩa là câu chuyện huyền hoặc, viển vông, không có thực về một nhân vật là Hồ Chí Minh.
Suy cho cùng, thì điều tờ QĐND khẳng định trên đây về Hồ Chí Minh cũng không có gì sai, chỉ có điều là sau mấy chục năm Đảng CSVN đã cố công nhào nặn, thông tin một chiều tạo nên thần thánh và đặc biệt là muốn dùng việc thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh làm thành một chiếc bình phong che đậy đằng sau đó là một chế độ độc tài, độc trị, tham nhũng và phản động, phản dân hại nước như đã từng thấy xưa nay và nhất là đang thực tế thấy hiện nay.

Vì sao Hồ Chí Minh là một huyền thoại?

Theo cách nghĩ đơn giản và cụ thể của người Việt Nam, chúng ta phân tích một vài yếu tố để khẳng định điều này như sau:
Một con người, được xác định bởi tên, tuổi, ngày sinh, ngày mất, họ hàng, dòng tộc, vợ con, sự nghiệp,… đó là những yếu tố để xác định một con người cụ thể. Nhìn vào bản lý lịch của mỗi người, chúng ta đều thấy rõ điều này. Thiếu đi một trong những yếu tố như: Tên, ngày sinh, tên cha mẹ, quê quán, ngày mất, ông bà, dòng họ… thì chưa thể xác định cụ thể đó là con người nào.
Với ông Hồ Chí Minh, những yếu tố này đều là một sự lấp lửng và hoàn toàn không được Đảng, nhà nước làm sáng tỏ xưa nay. Đụng đến vấn đề đó chỉ là một sự mập mờ khó hiểu. Vì sao vậy?
Nhiều tài liệu sưu tầm và nhiều tư liệu lịch sử đã khẳng định về ông Hồ Chí Minh với những yếu tố như sau:
- Tên: Không đúng, theo văn bản Đảng cho biết thì ông ra đời và lớn lên là họ Nguyễn, ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Vậy nhưng, nhiều tư liệu lịch sử lại phát hiện ra rằng ông là người họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Điều này Đảng cố giấu, thì họ hàng nhà ông lấy làm hãnh diện lại khoe ra và đạp đổ công lao giấu diếm của Đảng.
- Tuổi: Không đúng, theo văn bản của Đảng và nhà nước, ông Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890. Thế nhưng nhiều tài liệu chứng minh rằng ngày sinh này hoàn toàn không đúng, năm sinh càng không. Một lá đơn của ông xin vào học trường Thuộc địa của Pháp – Một ngôi trường đã sản sinh ra rất nhiều những tay sai bậc thầy cho Thực dân Pháp – thì ông tự xác định ông sinh năm 1892.
- Gia đình, dòng họ: Không đúng, theo những gì Đảng và nhà nước tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh quê ở làng Kim Liên, Nam Đàn. Thế nhưng nhiều tư liệu đã chứng minh rất rõ rằng ông lại có Họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Chính vì thế, chưa bao giờ Đảng và nhà nước dám nói đến ông nội Hồ Chí Minh là ai. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ ông Nguyễn Sinh Sắc đã mang hoang thai từ một thầy đồ nho ở Quỳnh Lưu, còn ông nội Nguyễn Sinh Nhậm ở Kim Liên, chỉ là người tô son, trát phấn lên bào thai Nguyễn Sinh Sắc khi bà được gả làm thiếp cho ông nông dân này mà thôi. Điều này được chứng minh bằng việc gần đây, có một video được đưa lên mạng về việc con cháu của vợ hai ông Nguyễn Sinh Sắc về Quỳnh Lưu để nhận họ hàng.
Vậy thì những điều ghi vào lý lịch ông Hồ Chí Minh đâu có phải như đảng đã nói, đây là sự mập mờ tiếp theo.
- Sự nghiệp: Theo đảng vẽ ra, thì ông Hồ Chí Minh đã “ra đi tìm đường cứu nước”. Thế nhưng, lá đơn xin học trường Thuộc địa Pháp, hoàn cảnh ông khi ra đi làm bồi bếp trên tàu sang Pháp lại cho thấy rằng ông đi vì hoàn cảnh gia đình quá túng quẫn. Nếu không trong hoàn cảnh cha nát rượu và bị án, mẹ chết và anh em tứ tán, thì con đường “đi tìm đường cứu nước” của ông Hồ sẽ đến đâu? Chưa nói là thực tế, cái cứu nước đó thực chất là đưa Việt Nam trở thành một mắt xích trong phong trào Cộng sản quốc tế.
Thậm chí, đảng còn nói rằng ông Hồ Chí Minh là Danh nhân Văn hóa thế giới được Unesco công nhận, nhưng thực tế điều này chỉ là sự dựng chuyện, bịa đặt mà không có thực.
- Vợ con: Cũng theo những tài liệu Đảng tuyên truyền, thì ông Hồ Chí Minh không vợ, không con, không có gia đình… để chuyên tâm lo việc nước.
Vậy nhưng, nhiều tài liệu, những nhân chứng sống đã chỉ rõ rằng ông có vợ và thậm chí là nhiều vợ. Những lời chứng minh của những người từng cùng sống, cùng làm việc và cả những nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định điều này. Việc ông có vợ cũng là điều bình thường nhưng dưới cái nhìn và nhất là để dựng lên “huyền thoại” đảng ta đã cố công bóp méo và giấu nhẹm.
Vậy đó đâu phải là sự thật?
- Ngày chết: Không đúng, ngày ông Hồ Chí Minh mới chết, đảng và nhà nước công bố ngày ông chết, ngày để con cháu cúng giỗ ông là ngày 3/9/1969. Vậy rồi mấy chục năm sau đảng mới công bố lại rằng ông chết ngày 2/9/1969.
- Di chúc: Cũng khi ông Hồ Chí Minh chết, Đảng cho công bố cái gọi là Di chúc theo ý đảng, đến một lúc nào đó, thấy nó không còn có lợi, đảng mới công bố rằng đó là di chúc dởm và công bố lại bản khác. Bản này cũng chưa hẳn đã là di chúc thật của ông nốt.
Với một con người, mà tất cả mọi thông tin liên quan để xác định con người đó đều là sự giả dối và mập mờ, sai trái thì làm sao có thể xác định rằng đó là một con người thật mà không là huyền thoại, không là huyễn hoặc, là viển vông và không có thực.
Điều đáng hoan nghênh ở tờ Quân đội Nhân dân và tác giả Bắc Hà
Tờ Quân đội Nhân dân, thực chất đã rất hiểu những điều đã phân tích trên đây, nhưng dưới sự kiểm duyệt gắt gao của hệ thống Đảng với báo chí thì chính tác giả bài viết đã nhân cơ hội này khẳng định cho nhân dân, các chiến sĩ, tướng lĩnh quân đội hiểu về nhân vật được Đảng dựng lên để làm bình phong, làm cái phao cứu Đảng đang chết chìm trong làn sóng lòng dân rằng đó chỉ là một huyền thoại và là điều không có thực.
Cũng có người cho rằng, đây là cái sự ngu của một phóng viên của Đảng, nịnh không biết nịnh, bơm lại bơm quá đà làm phụt ra sự thối tha của Đảng trong trường hợp này. Nhưng dù sao, thì cũng là một sự thật được nói ra.
Cũng có người cho rằng, tác giả cố ý gài bẫy tờ báo và hệ thống kiểm duyệt của Đảng, và đảng đã bị lỡm mà không biết.
Dù sao thì cũng đáng hoan nghênh tờ báo này, và nhất là đáng hoan nghênh tác giả Bắc Hà đã dùng biện pháp “ý ngôn tại ngoại” để người đọc tìm hiểu và thấy rõ hơn về một nhân vật được đảng dựng lên, lợi dụng ngay cả khi đã lìa đời gần nửa thế kỷ vẫn không được yên.
Tóm lại, hoặc là tội nghiệp cho tờ báo và tác giả, nếu sự ngu làm mờ mất lý trí, hoặc đáng hoan nghênh, nếu tác giả muốn nói ra một sự thật.
Nhưng điều đã được khẳng định là: Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, một câu chuyện viển vông, huyễn hoặc và không hề có thật.
Vì thế, đúng như khẳng định của tờ QĐND là “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh”, bởi đó chỉ là câu chuyện huyễn hoặc và không có thật, thì làm sao có thể đánh đổ? Nhưng, điều khẳng định là sự huyễn hoặc đã ngày càng mất thiêng.
Hà Minh Tâm
 

No comments:

Post a Comment