Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thursday 21 June 2012

123* TRẦN KHẢI THANH THỦY *THƠ CA VỀ HCM

Hồ Chí Minh : Trăm Mặt, Nghìn Tên

Trần Khải Thanh Thuỷ 2008/12
Ai cũng biết chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều tên, rất nhiều nghề và cũng nhiều đảng phái. Chỉ riêng ngày mất của ông ta cũng đã đặc biệt hơn người. Không biết vô tình hay vô ý mà trời lại bắt ông “đi” vào đúng ngày 02/09, ngày mà 24 năm trước đó ông khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Coi như một điềm gở, khai sinh biến thành khai tử, Ðảng bắt ông phải “sống như chết-anh hùng vĩ đại” thêm một ngày nữa, tức là ngày 03/09 mới công bố cho toàn dân biết. Từ đó ông được “sống” trong cái ngày trọng đại ấy tròn 3 giáp. Rồi không hiểu vì lý do gì mà đến năm 2005 này Ðảng đối mới tư duy, quyết định “cởi trói” cho ông ta, dù muộn còn hơn không, cho phép ông được chết đúng ngày mà trời bắt ông đi, nghĩa là sớm hơn một ngày so với ngày “Ðảng trị”.
Còn ngày sinh, để bảo đảm sinh mệnh chính trị, nên trong suốt chặng đường “kách mệnh” từ 1911 đến 1969, tự ông đẻ ra cả tá ngày sinh tháng đẻ cho mình. Và Ðảng ta, dù trăm mắt nghìn tay, thần thánh mau lẹ cũng không xoá nổi điều vô lý ấy, khiến trăm năm sau thực tế bày ra, không biết đâu mà lần. Người viết bài này nhờ “75 năm đời ta có Ðảng” (1930-2005) chịu sự “tối mật” của Ðảng, trờ thành “tối mò” như hũ nút, bao nhiêu năm qua cũng “mò” được từ trong lòng hũ, lòng Ðảng ít nhất là dăm ngày sinh tháng đẻ của người. Nếu không phải sống trong lòng hũ nút “đêm giữa ban ngày” thì chắc hẳn còn nhặt được cả tá ngày sinh tháng đẻ của ông, như nhiều nhân vật tiền bối trên thế giới sống cùng thời với ông phải lắc đầu lè lưỡi thán phục : thật là một nhân vật trăm mặt nghìn tên, xuất quỷ nhập thần, không biết nó là ai, không biết ai là người ? Người đến từ đâu và nơi nào người ở lại ... ?
Ðầu tiên là ngày 19/05/1890, ngày mà tất cả báo chí tuyên truyền của Ðảng nhắc tới, dù đằng sau nó không ít những lời xì xào bàn tán. Người bảo : sở dĩ mình thay trời hành đạo, tự đẻ ra ngày ấy riêng cho mình vì một lý do chính trị đặc biệt. Ðó là ngày mà viên Cao Uỷ Pháp ở Ðông Dương, D'Argenlieu, mò đến Hà Nội vì chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới thành lập nên ông Hồ ở thế hạ phong buộc phải đón tiếp. Ðể giữ thể diện cho chính phủ mình đảo ngược thế đứng, từ hạ phong thành thượng phong, ông ta yêu cầu “các chú” cận vệ thân cận đốc thúc việc làm cổng chào treo cờ, kết hoa rực rỡ, sau lại nhờ các chú loan tin “mật” : hôm nay là ngày sinh nhật bác. Thế là vì phép lịch sự tối thiểu trong lãnh vực ngoại giao mà viên Cao Uỷ bị buộc phải làm “Thấp” uỷ, đích thân lăn như “viên” đến chúc thọ ông. Coi việc cung kính đón rước, ca hát, chúc mừng là dành cho vị chủ tịch chính phủ đứng đầu nhà nước chứ không phải đón tiếp phái đoàn Pháp. Thế là một mũi tên xuyên hai mục đích ... Ðảng ta nhân cơ hội này, vội “đỡ” luôn cái ngày giời ơi đất hỡi ấy làm ngày sinh nhật cho lãnh tụ.
Giới sử học trong nước lại cho rằng ngày ấy là ngày thành lập Mặt Trận Việt Minh ngày 19/05/1941. Ông Hồ là cha đẻ cho mặt trận này nên quyết định lấy ngày sinh của mặt trận làm ngày sinh của mình, chứ còn bản thân ông mẹ mất sớm (1901), cha lang thang phiêu bạt, sống nhờ bà ngoại được dăm năm, sau khi bà ngoại mất lại lang thang kiếm ăn như bố, có biết được ngày sinh tháng đẻ của mình đâu ? Ngay cả anh chị ruột là ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) và Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) khi được lãnh đạo phóng viên báo chí hỏi han ghi chép để đưa vào trang sử vàng của nước nhà cũng có nhớ nổi năm sinh của em mình đâu, huống hồ ngày tháng ?
Trong đơn xin vào học trường Thuộc Ðịa của Pháp ngày 15/09/1911 với cái tên Paul Thành, ông Hồ khai là “Sinh năm 1892 tại thành phố Vinh, Việt Nam”. Khi khai ở Sở Cảnh Sát Paris ngày 02/09/1920 dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc, ông ta lại ghi : “Sinh ngày 15/01/1894”. Ba năm sau, tại Toà Ðại Sứ Liên Xô ở Berlin (tháng 06/1923) ông đổi thành Cheng Vang và nhân tiện đổi luôn cả ngày sinh tháng đẻ của mình là ngày 15/02/1895. Nghĩa là trong vòng 25 năm, bản thân ông Hồ có tới 3 ngày sinh : 15/01, 15/02 và 19/05. Còn năm sinh thì rôm rả hơn. Trước tiên, theo các nguồn tin đặc biệt đáng tin cậy là hương chức ở quê ông thuộc làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Ðàn tỉnh Nghệ An, thì ông sinh tháng 04/1894. Sổ sách ghi rõ : tháng 3 năm Thành Thái thứ 6 (âm lịch), nghĩa là năm Giáp Ngọ. Trong khi anh ruột là Nguyễn Sinh Khiêm lại khai ông Hồ sinh năm 1891. Chị ông, bà Nguyễn Thị Thanh khai ông sinh năm 1893. Bản thân ông tự khai trong khi hoạt động Kách Mệnh thì lúc sinh 1890, lúc lại 1892, lúc thì 1895 ... Nghĩa là đến trời cũng phải lắc, có đích thân lên tận ban nghiên cứu lịch sử Ðảng, tận Trung Ương gặp những nhân vật chuyên viết về lãnh tụ vĩ đại dân tộc, hẳn họ cũng ... ngất ngư, cho dù cầu hồn gọi mẹ đẻ ông Hồ là bà Hoàng Thị Loan lên mà hỏi cho rõ, chắc bà cũng đến ... lắc thôi.
Trong dân chúng có nhiều giai thoại đồn đại về năm sinh của ông Hồ. Có người bảo tướng ông là tướng ngụy diện, chẳng phải công tướng khanh hầu gì, giảo hoạt hơn cả Tào Tháo, mưu đồ hơn cả Thành Cát Tư Hãn, đánh Nhân Văn-Giai Phẩm tàn bạo hơn cả Trần Thuỷ Hoàng, độc tài hơn cả Stalin, bạo chúa hơn tất cả những bạo chúa trên thế giới cộng lại, giết vợ và người tình như ngoé. Người vậy chỉ có thể sinh vào năm 1892 tức là năm Nhâm Dần thôi. Ông là vua Hổ nên mới ăn thịt tất cả những loài thú lớn nhỏ trong rừng như vậy, bất kể đảng phái ngược là “Không Cơm” với lý do anh cả tên tục là Nguyễn Sinh, hễ không theo đảng của ông, không thần phục ông, lại tài giỏi hơn cả ông, ra mặt chế nhạo ông dù chỉ là chuyện gái gú, trăng hoa cũng bị ông “đào thải” ngay tắp lự.
Học Trần Thủ Ðộ thoán ngôi đoạt quyền từ tay nhà Lý, cho giật đổ Trần, chôn sống cả 200 quan giỏi, tướng tài ngay trong ngày lễ tổ của họ, thì ông, dù có giết nhầm cũng đâu đạt được con số ấy, cho dù có tính cả các nhân vật thân cận cao cấp như Phan Bội Châu, Lê Duy Ðiếm, Lâm Ðức Thụ, Nguyễn Thế Truyền, Huỳnh Thúc Kháng, Ðỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân, Nông Thị Vàng ... đi chăng nữa ? Còn mạng dân vốn là con sâu cái kiến, với ông Hồ nào có đáng kể gì  ? “Thịt” họ là bản năng, nghĩa vụ làm vua của ông kia mà. Nếu không làm sao có cuộc “thủ ti cỡ cải” chỉnh cán rèn cơ, giảm tô giảm tức ... ức hiếp lẫn nhau ... khiến hàng triệu người phải bỏ mạng, bỏ xứ mà đi ?
Nhiều người khẳng định ông Hồ sinh năm 1894, đúng như sổ sách đã ghi (Tháng 3 năm Thành Thái thứ 6) vì ông bôn ba hải ngoại, xuyên Việt, xuyên thế giới như thế chỉ có thể là ngựa thôi. Chỉ có ngựa nòi mới luôn luôn ở trong trạng thái vó móng mỏi cuồng như vậy, ở yên trong chuồng thì không chịu nổi. Nhiều người lại bảo ông sinh năm 1895 vì trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” dưới bút danh Trần Dân Tiên, viết năm 1946, ông khai là sinh ngày 19/05/1895. Một người tự viết về mình ắt không thể khai sai đến 2 lần (lần đầu tại Toà Ðại Sứ Liên Xô ở Berlin, trước đó 23 năm (1923) ông cũng khai sinh năm 1895 chỉ khác ngày sinh là 15/02. Còn đám “dân ngu khu đen” ở trong làng khẳng định ông Hồ không thể nào kém bà chị ông cả chục tuổi như vậy. Bằng chứng là bà Thanh sinh năm 1884, mất năm 1954, thọ 60 tuổi, ông sinh năm 1890, kém chị chừng 6 tuổi, kém anh trai sát ông 2 tuổi là đúng. Hơn nữa cuối đời ông chịu cảnh “Canh cô mậu quả” bị quả báo đến cô độc, cô quả, chết trong mòn mỏi, kiệt quệ có khác gì bị đầy trong lãnh cung đâu ?
Ngay cả nơi sinh cũng vậy, lúc thì sinh ở thành Vinh (Ðơn xin học trường thuộc địa Pháp), lúc thì đẻ ở làng Sen (quê nội), lúc đầu thai tại làng Chùa (quê ngọai) nơi ông ta gắn bó cả tuổi thơ ... Cái tên cha sinh mẹ đẻ ông lúc thì được dân làng gọi là Khơm, còn ông là Nguyễn Sinh Côông, Khơm Côông nói lái theo kiểu nghệ là “không cơm”, tức là nhà nghèo không có cơm ăn. Còn Khiêm với Cung chỉ là phiên âm của chữ Hán, cho ra vẻ một lãnh tụ đại tài của dân tộc mà thôi ...
Từ khi đi học, ông được đổi tên thành Nguyễn Tất Thành theo tên cha là Nguyễn Tất Sắc và anh cả là Nguyễn Tất Ðạt. Cái tên này theo ông khoảng chừng 10 năm, từ 1901 khi bố đỗ chức phó bảng được bổ nhiệm làm quan và ông theo cha vào học trường tiểu học Pháp Việt còn gọi là Trường Tiểu Học Ðông Ba Huế. Khi con đường quan lộ của người cha bị chìm trong rượu loãng cũng là lúc sự nghiệp học hành của ông bị rượu làm cho tắt ngấm. Rời khỏi trường Quốc Học (05/1908), ông lang thang kiếm sống và sẵn vốc chữ vừa nhặt được, ông dừng lại ở Phan Thiết dạy học. Song học trò tỉnh lẻ đếm trên đầu ngón tay, phần ông ít tuổi, ít chữ chỉ có thể đảm nhiệm lớp đồng ấu, nên thu thập càng còm cõi khó khăn hơn. Năm 1910, ông tìm vào Sài Gòn rồi lên tầu làm bồi bếp với cái tên đặc An Nam là Lê Văn Ba. Sáu tháng sau (15/09/1911), bằng trí óc phong phú, mẫn tiệp, ông lại tự đẻ thêm cho mình một cái tên mới nửa Việt, nửa Pháp : Paul Thành.
Tiếc con đường học hành dang dở hay vì quyết tâm ra đi để “tìm đường cứu nước” ... Pháp ( !) mà trong một thời gian ngắn, ông viết liền hai lá đơn xin Tổng Thống Pháp và Bộ Trưởng Thuộc Ðịa Pháp ban ơn cho ông vào học đặc cách. Thư ông bộc lộ rõ lòng yêu nước Pháp đến mức nồng nàn quằn quại : “Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa. Tôi hiện đang làm trong công ty Chargeurs Réunis (trên tầu Admiral Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn không chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nhà nước đại Pháp, cũng là hữu ích đối với đồng bào tôi bằng cách làm cho họ được hưởng lợi ích của nền học vấn Pháp ...”.
Khi không được chấp thuận vì bản thân không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của trường, ông Hồ quay sang năn nỉ viên Khâm Sứ Pháp tại Huế xin “đèn giời soi xét” ban cho cha ông đặc ân là giao chút việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo để người cha nát rượu của ông có chút tiền còm sinh sống vất vưởng, độ nhật qua ngày. Ba keo mèo không chịu mở mắt, ông bỏ mộng ôm chân Pháp tự tìm con đường kiếm ăn và bắt đầu chặng đường “kách mệnh” mới làm tay sai cho Trung Quốc và Liên Xô, đưa cả dân tộc vào những cơn chấn thương vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Thời kỳ từ 1912 đến 1940 khi trở thành Hồ Chí Minh, ông còn có hàng chục tên khác nhau, đó là Nguyễn Ái Quốc (1917), Lin (1920), Lý Thụy (1924), Tống Văn Sơ (1930) Vương Chí Sơn (1937), Già Thu (1941) và Hồ Chí Minh (1942) ... (tổng số là 28 tên)
Quãng đời bôn ba hải ngoại của ông theo tư liệu từ kho Lưu Trữ Quốc Gia Liên Bang Xô Viết cung cấp từ 1992 đến nay khá rõ, song thời gian trước khi trở thành bồi bàn, bồi tầu hẳn ít người biết đến cho nên đám đệ tử con cháu sau này (của ông Hồ) mới tha hồ được thể tâng bốc ông lên tận mây xanh : nào là từ lúc còn để chỏm đã biết đối đáp văn thơ với các bậc túc nho, tiền bối trong làng, nào là sớm có ý thức căm thù giặc nên trở thành liên lạc viên của phong trào Cần Vương, vì vậy khi phong trào chống sưu cao thuế nặng nổi ra ở Miền Trung Tháng Tư 1908 Nguyễn Tất Thành đã tự giác tham gia rồi bị đuổi vào Tháng 05/1908, trở thành giáo viên trường Dục Thanh ở Phan Thiết tháng 09/1908 ... vân vân ...
Sự thật qua việc suy xét phán đoán từ nguồn gốc tiểu sử của Nguyễn Sinh Cung có thể biết được sự học hành thuở nhỏ rất lem nhem, dang dở, được chăng hay chớ của Hồ Chí Minh. Cha không phải là người của họ Nguyễn mà là đứa con hoang của họ Hồ, nên khi bố hờ là Nguyễn Sinh Nhâm chết vì già cả, đau ốm, buồn phiền và mẹ đẻ là Hà Thị Hy cũng chết theo, Nguyễn Sinh Huy lúc bấy giờ vừa lên 4 phải sống trong nhà anh trai và chị dâu.
Trần Khải Thanh Thuỷ 2008/12 (Trích “Viết Từ Hang Ðá”)


 

"Ca Rao" thời đại Hồ chí Minh (vừa ca vừa rao cũng đắt)

Tác gỉa: Trần Khải Thanh Thủy

Sau rất nhiều bài báo đăng trên các trang web ở Hải ngoại, chân dung bác đã bị lột trần, tuổi trẻ trong nước cũng bắt đầu có sự nhìn nhận lại về chân dung vĩ đại của người. Ca dao đã lập tức chĩa mũi nhọn vào hình ảnh không mấy đẹp đẽ của người để cất lên tiếng nói riêng của mình .Tất nhiên đây là những câu ca dao cải biên .. mục đích chính là để vui đùa chọc ghẹo bác cho vui ... đồng nghĩa với việc chỉ trích về các thành tích chinh phục gái đẹp, lắm vợ nhiều con của bác, phản đối lại cái gọi là sự giản dị và cuộc sống độc thân của người. Xin trình làng vài vần ca dao đã được cải biên để "chọc quê" bà con.
1.Thu đi để lại lá vàng
Bác đi để lại muôn vàn con rơi
Đứa nào dám gọi : Bố ơi
Là mạng đi đứt, là đời…tan hoang.

2.Mạnh ơi thương lấy Trung cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một nòi
Chỉ là khác họ mà thôi
Dẫu Nông, dẫu Nguyễn, vẫn người cha chung

3. Nồi nào vung nắp nấy
Còn nồi Bác Hồ đầy rẫy là vung..
Hết Nga lại đến Trung
Thái Lan rồi Anh, Pháp
Pắc Bó lại thủ đô
Không con có triệu con
Không tiền giàu ức vạn
Coi tàu , Nga là bạn
Dâng biển bán tổ tiên
Lại được bác Dân Tiên
Vung bút lên ca ngợi
Đòi sánh với tổ tiên
Đòi leo bậc thánh hiền
Ôi bác Hồ ta đó
Một ngọn cờ soi chung ?

4. Chạy trốn thoát thân nên Hồ xa Tuyết Minh ơi em cứ đợi ...hết đời..
Núi sông vốn dễ chuyển rời
Còn con người bác suốt đời…đam mê
Để cho Minh cứ não nề
Tình chồng, nghĩa vợ -phu thê…nhạt nhoà
Việt Nam dân chủ cộng hoà
Có chủ tịch nước nhập nhoà trắng đen

5. Hơi đâu mà nhận cha chung
Mạnh, Trung khác họ, người dưng rõ ràng...
Dở trò , xoá vết vội vàng
Bao nhiêu gái ở thiên đàng xa xăm

6. Anh em như thể tay chân
Bác Hồ như thể lột trần thóat y
Mỗi khi bác có ý, tình
Cả trung ương Đảng rập rình tâng công

7. Chú Thu dặn Ngát điều này
Thầy trò khi tỉnh, thò chày...khi mê
Ngát ơi chớ có nặng nề
Mai sau Ngát có thằng cu bế bồng
Cũng là phận gái má hồng
Chốn chồng lộn chúa …họ Nông phát tài

8. Thấy em, Hồ cũng muốn nhào
Sợ Duẩn, Thọ ... đứng bờ rào rình canh ...
Hồ ngồi - hai mắt long lanh
Xuân xanh năm chục đã thành…cha chung (!?)

9.Bây giờ lòng mới hỏi lòng
Bao nhiêu tình sử … trong lòng nhớ ai ?
Hồ rằng nhớ cái Minh Khai ....
Trẻ người, đẹp nết khoẻ, dai lạ thường
Cho nên …cái củ khoai đường
Của bác, bác giữ, vào buồng mới buông

10..Hồ bảo : cởi áo ra nao
Xuân còn lưỡng lự , Hồ nhào vào…Xuân
Hồ ôm chặt lấy tấm thân
Mặc cho Xuân khóc, mặc Xuân âm thầm
Râu kia Hồ cọ vào cằm
Cha già dân tộc vẫn nhằm…cháu yêu

11. Minh Khai .... Chỉ thích “trông chời”
Hồ đè một phút ... Khai chơi hết tầm .....
Hồ kia cũng thật oái ăm
Thân nam để vợ vật hoài... tơ hơ...

12. Hồ ta vợ trước con sau
Còn làm ra vẻ như cau không buồng
Cau không buồng ra tuồng cau đực
Làm vợ Hồ cực lắm Tuyết Minh ơi
Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Hồ ơi Hồ hỡi sao sai lời nguyền ....
Để nhân duyên quá ưu phiền
Chờ năm năm cạn, vợ hiền thành…ma

13.Thương Trưng chỉ một chỗ này
Cái kia chực sẵn tối nay Hồ thò
Để nhân gian cứ đoán mò
Mạnh kia con hớ, con hờ, con ai?

14. Gái một con trông mòn con mắt
Xuân chết rồi… mòn mắt với ai ?
Xuân ơi nếu có oan sai
Quay về hất đổ cửu đài Chí Minh

15.. Cả đời không vướng nợ tình
Ngờ đâu Hồ lại chuyên rình... gái tơ ?
Gái còn trinh nên Hồ mới vớ

Trần Khải Thanh Thủy – Viết mãi tên người

Viết mãi tên người

Trần Khải Thanh Thủy
Cả thời thơ bé, thiếu niên Việt-Nam ai cũng một lòng một dạ yêu kính bác, coi “Bác” như thần tượng, như tiên ông giáng thế.
Chỉ từ khi Đông Âu sụp đổ, đứng đầu là Liên Bang Sô Viết, những thông tin về bác từ từ hé lộ.
Nghiêm trọng nhất, để cứu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa èo uột, ngắc ngoải bên bờ sự phá sản, diệt vong, đảng CS Liên Sô đã quyết định bán một nửa kho lưu trữ của mình cho Mỹ.
Thế là cái kim trong bọc cũng lòi ra nữa là cả trái tim bác Hồ. Cho dù được sơn, phết bởi hàng ngàn giai thoại đẹp đẽ sáng láng cũng bị bong ra từng mảng để trả sự thật về cho lịch sử.
Tượng thần trong chùa Phật dù có bị gió bão làm ngả nghiêng, siêu vẹo, trong mắt người phàm tục vẫn thiêng, Miếu thờ dưới bàn tay vô đạo của CS tàn sát vẫn nguyên vẹn hình bóng miếu thờ…
Nhưng thần tượng Hồ Chí Minh khi bị sụp đổ đã gây nên bao bi phẫn trong lòng người dân Việt-Nam.
Các cựu chiến binh già, cả cuộc đời trai trẻ say chí lớn, “ào ào tiến theo người như thác đổ”, đến khi giật mình ngoảnh lại tóc điểm sương mới chịu lấy vợ, sinh con, chịu cảnh cha già con cọc, tóc bạc, răng long con nuôi con đỏ, ru hời, hời ru.
Nhiều người mải miết khắp các chiến trường Đông, Băc, Tây, Nam “chiếc balô bạc mầu 3 cuộc chiến”, trở về, hậu quả nhỡn tiền không thể tránh là “vợ già, con dốt, nhà dột”.
Không ít người vĩnh viễn vô sinh vì căn bệnh sốt rét mãn tính làm cạn kiệt tinh trùng, hoặc đẻ con tật nguyền vì chất độc da cam ăn sâu vào cả tim óc, cốt tủy….
Bao nhiêu thanh niên xung phong làm đường, tải đạn ra mặt trận chịu cảnh lỡ bước, chết già,,,
Cả một thế hệ sau 75, từng phấn đấu học tập để được nhận danh hiệu “cháu ngoan bác Hồ”…
Tất cả đều tấm tức khóc như trẻ nhỏ bị mẹ mìn lừa dối bán qua biên giới lấy tiền, khi thần tượng đẹp đẽ trong phút chốc chỉ còn là một gã yêu râu xanh, hiếu sát, tham tàn.
Bao người già lặng lẽ khóc thầm, nước mắt chảy ngược vào trong khi máu xương anh em đồng đội hoá thành vô nghĩa hết.
Cũng không ít lời nguyền rủa thốt lên khi được xem di chúc của bác và cả kho tư liệu về “người “, do con cháu lên mạng tìm được mang về…
Trong khi họ cuồng tín lao vào trò chơi giết người, xé nát mình cho tổ quốc lớn lên, thì vị cha già của họ nhẫn tâm chời trò dối lừa, đưa cả dân tộc vào con đường nô lệ, tay sai cho Nga sô, Trung cộng, gây bao cảnh “nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn” từ “cải cách điền địa”, “chỉnh cán rèn cơ”:, “hợp tác là nhà, xã viên là chủ” v.v…
Sau khi đứng cúi đầu mặc niệm, những vần thơ râm ran xuất hiện, đặc biệt là Bút Tre – vốn là thế mạnh của quần chúng – vì nôm na dễ làm mà vẫn giữ được tình hồn nhiên hóm hỉnh.
So với kiều bào nước ngoài, độc giả trong nước vẫn ở trình độ a,b,c trong việc nhìn nhận đánh giá về đảng, về bác, vì những thông tin ma quái, “tối mật” bị bưng bít, căt xén, che đậy.
Vì vậy tác giả mạo muội để công sáng tác, sưu tầm một số bài, số câu điển hình (có chỉnh sửa thêm cho hoàn thiện). Hy vọng lấy tiếng cười làm vũ khí sắc bén… nếu không góp phần dập tắt được hình tượng bác Hồ trong lòng quần chúng, thì cũng “mua vui cũng được một vài trống canh”.
I.- Viết về Bác
Nếu đời không có Sinh Cung
Dân đâu phải họa Hồ Khùng … Chí Minh
Mải mê bác chỉ làm tình
Bước chân trải khắp … thân hình chị em
Bác Hồ là lão già dê
Năm thê, bẩy thiếp ra bề trai tân
Sự nghiệp “kách mệnh” trong quần
Chúng con lớn giữa hai chân bác Hồ
II.- Bác học chữ Nho

Bác Hồ thuở con học Nho
Cùng chung đèn sách với “lò” bác Tôn
Trong lớp bác chẳng làm ồn
Mải mê bác bắt mất hồn chị em
Thế rồi từ đó đêm đêm
Sự nghiệp “kách mệnh” trèo lên mặt giường
Đảng ta chỉ một con đường
Vùng lên: Chăn gối, chiêu giường… vùng lên!
Chị em nằm dưới ngợi khen
Việt-Nam đẹp nhất có tên … cu Hồ.
III.- Con Chim Bác Hồ
Bác Hồ có một con chim
Bác nhờ chị Định đi tìm cái lông.
Nỗi băn khoăn mãi chất chồng
“Lông đen, chim đỏ rõ dòng …chí minh”
Thảo nào bác đến đa tình
Minh Khai, cùng với Tuyết Minh … vợ đời
Ra đi cuốc đất cùng trời
Bao nhiêu con vãi, con rơi vợ ngày
Bao nàng Kiều chết bỏ thây
Tôn vinh bác, lũ dân cày ngợi ca:
“Bác là cha của mọi nhà
Là ông triệu cháu, là … bà con xa”
Bác ơi tim bác bao la
Ôm trọn phụ nữ nước Nga, nước mình
Nhớ thương con dán tấm hình
Vào nơi tôn kính… cửa mình bác ơi!
IV.- Bác thành tiên giữa trần
Cả đời bác sống đảo điên
Đảng tôn thờ bác thành tiên giữa trần
Ban ngày bác hoá thánh thần
Ban đêm bác lại tần ngần như ma
Ban ngày bác mải làm cha
Ban đêm bác lại ngầy ngà như con
Chị em ta giữ đảo Côn
Lôn rộng bát ngát bồn chồn… bác vô (*)
((*).- Đảo Côn Lôn là hòn đảo lớn nhất Việt-Nam :rộng bát ngát)
V.- Râu bác oai phong

Bác Hồ cùng với Bác Tôn
Rủ nhau ra suối nhìn l. Minh Khai
Nhìn xong tấm tắc khen hoài
Lông nàng quả thật rậm dài làm sao!?
Cứ tưởng nàng ấy vô mao?
Nào hay rậm rạp khác nào Castro…
Ghé tai Tôn nịnh anh Hồ
“Râu bác cũng giống lông đồ Minh Khai”
Hồ rằng: “Chú nói chẳng sai
Thực ra lông nó còn dài hơn tôi”
Bác Tôn ngắm nghía một hồi
“Bác nói chí phải, là tôi nhìn lầm”
Bác trông thanh thoát bội phần
Castro rậm, xoắn, ngó dâm hơn nhiều
Bác Hồ ra vẻ đăm chiêu
Con đường “kách mệnh” cần nhiều hy sinh
“Minh Khai không giữ cửa mình
Lập ngay hội nghị… phê bình nghe chưa?”
VI.- Tin Sét đánh
Bỗng nghe một tiếng xoẹt ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang .. từ trần
Bỗng đâu một tiếng xoẹt gần
Bác Hồ đang sống… từ trần… chuyển sang
Chứa chan nước mắt hai hàng
Xót thương goá phụ, lỡ làng cô nhi
Thế là bác đã ra đi
Chị em thương xót tỉ ti… khóc gào
“Bác ơi bác nghĩ thế nào
Quảng trường không ở lại nhào ra lăng?”
Bác rằng bác chẳng mần răng
Làm “cha” không thích, ra lăng cộp rình
Đứa nào không biết giữ mình
Thì đừng dại trách thằng.. mình chí hô (**)
((**) Nói lái lại xem
VII.- Lăng bác

Vào trong lăng bác âm u
Chị em phụ nữ… hu hu … hét gào
“Ông là đứa mả mẹ nào
Sao không hạ xuống để đào đất chôn?”
Chửi cho đến tận tông môn
Xác thây không rữa, mãi còn lừa dân
Chửi cho đến cả vạn lần
Khắp trên thế giới xa gần đều nghe
“Rằng ông một lão già dê
Vợ con rơi vãi: ba bề bốn bên
Vẫn còn ra dáng bề trên
Làm gương cho đám cháu hiền, con ngoan
Cảnh nhà nheo nhóc lầm than
Nhờ bao mưu kế gian thần đảo điên
Lưu đầy đến cả tổ tiên
Tương lai, số kiếp tối đen, mịt mù”
Vào trong lăng bác âm u
Ô danh, tì vết, ngàn thu… vọng về
VIII.- Nhớ lại chuyện xưa

Sâu dài thăm thẳm là đêm
Bác lần ngang bụng “mần” thêm một hồi
Đinh ninh là vợ bác rồi
Sáng mai bác nỡ thốt lời… sở khanh
“Phi tang chuyện cũ cho nhanh
Con lưu luyến nữa, đảng thanh trừng liền”
Bác Hồ thuở nhỏ chăn trâu
Lớn lên yêu đại… bị Tầu bắt giam
Bác khiêm tốn nhất trần gian
Nếu không cứ hỏi “Trần Dân Tiên” (*) gàn
Không tin thì hỏi “T. Lan” (*)
Vừa đi vừa kể chuyện gần chuyện xa
((*) Trần Dân Tiên và T. Lan là bút danh của HCM, viết về mình qua cuốn “Vừa đi vừa kể” )
Chân trời sự nghiệp bao la
Sáng trong, đẹp đẽ, thiết tha, khiêm nhường
Thói quen của bác khác thường
Thích nhìn tiên nữ trần truồng tắm sông
Thú vui của bác thật ngông
Thích nhìn phụ nữ… nằm không… giữa giường
Một đời bác chỉ kỳ công
Mài sắc ngòi bút kể công chính mình:
“Bác là người vốn đầy kinh
nghiệm công việc nước chỉ mình bác lo”
Hôm qua còn sống sờ sờ
Mà nay bác đã cứng đơ thân hình
Núi non, sông nước hữu tình
Từ đâu bác … bất thình lình .., cứng đơ?
Trời sinh ra thứ họ Hồ
Giang san đất nước thánh đồ vứt đi
Nghe như tiếng Bác thầm thì
Giữa lòng lăng vắng cười khi một hơi
“Vì đảng, bác giả vờ thôi
Ngốc chi mà bỏ… trò chơi vợ chồng”>
Rõ ràng trong bộc trên dâu (***)
Thì con người ấy ai cầu làm chi”
((***) Lấy ý từ thành ngữ chữ Hán là “Tang Gian, bộc thượng”.
* Tang gian=chỗ khuất kín trong bãi trồng dâu,
* Bộc thượng= trên bờ sông Bộc – nơi trai gái thường tụ tập làm chuyện đồi bại, dâm ô… Sach báo Việt-Nam đều khẳng định ” Bác Hồ là tâm gương cao cả sáng ngơi đạo đức cách mạng, hy sinh cả hạnh phúc riêng tư cho dân tộc VN”. Song qua các tư liệu để lại ở tất cả các nơi như Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Thái Lan, trung Quốc thì Bác có rất nhiều vợ con, nhưng muốn giữ “hình tượng bác Hồ” mà đối xử với họ rất tệ bạc. Trong di chúc viết ngày 14-8-1969 (chưa tùng công bố ở VN) bác cũng thú nhận sự thần thánh không nên có này…)
http://danlamthan.wordpress.com/2011/06/28/tr%E1%BA%A7n-kh%E1%BA%A3i-thanh-th%E1%BB%A7y-vi%E1%BA%BFt-mai-ten-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/
Advertisement

No comments:

Post a Comment