Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sunday 17 June 2012

113* CÁC BẢN DI CHÚC


Nguyên văn các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản công bố chính thức năm 1969

Bản 1:
VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi
Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “hân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.
Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.
Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?
Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về Đảng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
Về phong trào cộng sản thế giới – là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
Về việc riêng – Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt câu ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
Hồ Chí Minh


Bản 2:
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập, Tự do, Hạnh phúc
(Tuyệt đối bí mật)
Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là điều bình thường.
Nhưng không ai đoán biết được tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa?
Vì vậy tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Về việc riêng
Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.
Tháng 5-1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết.
Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.
Đầu tiên là công việc đối với con người.
Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong..,), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thăng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v.. thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện.
Trong bao năm kháng chiến chống Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.
Ở đây nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động. Củng cố quốc phòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc…
Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.



Bản 3:
10-5-1969
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tói có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là “người thọ 70, xưa nay hiếm”.
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Bản công bố chính thức năm 1969:
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
*
* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”.
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI – là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
VỀ VIỆC RIÊNG – Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
*
* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh

(Theo “Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”/Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Hà Nội; 1989)
thehehochiminh.wordpress.com/2009/12/15/di_chuc_hcm/

MỘT CHÚT TƯ LIỆU VỀ VIỆC VIẾT VÀ CÔNG BỐ
DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
           
  Thông báo của Bộ Chính trị về một số vấn đề liên quan
đến di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. Di chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời và đã trở thành một nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một số điều chưa được công bố. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) thấy có trách nhiệm thông báo đến toàn Đảng, toàn dân một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời.
 
1. Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
- Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.
- Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay.
Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.
- Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay.
- Các năm 1966, 1967 Bác không có những bản viết riêng.
 
2. Về bản Di chúc đã được công bố chính thức tháng 9-1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
 
Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3-9-1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Cụ thể cơ cấu của bản Di chúc đã công bố chính thức như sau:
- Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.
- Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới và nguyên văn bản Bác viết năm 1965.
- Đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Bác dặn dò về việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro, xương cho miền Nam; năm 1968, Bác viết lại đoạn này dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau:
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Bản Di chúc đã công bố lấy nguyên văn đoạn Bác viết về bản thân năm 1968, trừ đoạn nói về hỏa táng.
- Đoạn cuối, từ chữ “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu...” cho đến hết là nguyên văn đoạn Bác viết năm 1965. Về đoạn này, năm 1968 và năm 1969 Bác không sửa lại hoặc viết thêm.
- Trong bản Di chúc đã công bố, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại. Bản năm 1965 Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; bản công bố chính thức sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.
 
3. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VI) khẳng định bản Di chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
- Việc chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ.
- Lấy đoạn mở đầu Bác viết năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965 là hoàn toàn hợp lý vì Bác qua đời năm 1969, và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn.
- Đoạn “về việc riêng”, bổ sung thêm phần Bác viết năm 1968 vào bản Bác viết năm 1965 là rất cần thiết, để phản ánh được cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân vì nước của Bác.
Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn.
- Việc chưa công bố một số đoạn viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn, đó là vì năm 1969 khi Bác qua đời, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn đang gay go, ác liệt, chúng ta chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nên việc công bố những đoạn văn nói trên lúc ấy là chưa thích hợp.
Mặt khác, có một số câu Bác viết rồi lại xóa, hình như Bác đang cân nhắc, chưa coi là đã xong hẳn, chưa thật rõ ý Bác là thế nào. Vì vậy sau khi Bác qua đời chưa thể đưa vào bản Di chúc công bố chính thức bấy giờ.
- Khi Bác mất, cuộc kháng chiến còn đang diễn ra rất khó khăn và ác liệt, vì vậy Bộ Chính trị đã quyết định sửa lại mấy chữ trong câu sau đây của Bác: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa” thành “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.
- Về việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, trước đây chưa có điều kiện thực hiện. Nay mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) thấy cần có kế hoạch thực hiện điều mong muốn ấy của Bác. Bộ Chính trị giao cho Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội thực hiện việc này.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) dự định đến một thời điểm thích hợp sẽ công bố những điều chưa được công bố trong các bản viết Di chúc của Bác. Nay, nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
4. Về ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, ngày Quốc khánh của nước ta. Để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 3-9-1969. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
Nhân dịp này, Bộ Chính trị yêu cầu các tổ chức đảng, các cán bộ, đảng viên và nhân dân ta căn cứ vào Di chúc của Bác và lời thề thiêng liêng của chúng ta mà đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thay mặt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã hứa với Bác để kiểm tra lại những việc chúng ta đang làm, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và những nhiệm vụ công tác trước mắt, tức là làm tốt những điều Bác Hồ đã căn dặn để thỏa lòng mong ước của Bác và xứng đáng với Bác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!
 
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh
(Theo thông báo số 151-TB/TW ngày 19/8/1989 của Bộ Chính trị)
             

Di chúc cỦa ChỦ tỊch HỒ CHí Minh viẾt NGÀY 15-5-1965
có chỮ ký cỦa TỔng bí thư Lê DuẨn
:


VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi
Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.
Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.
Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?
Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
Hồ Chí Minh

Di chúc cỦa ChỦ tỊch HỒ CHí Minh
do BỘ CHính trỊ ĐẢng CỘng sẢn ViỆT Nam sỬa chỮa và công bỐ ngày 3-9-1969
:
 
VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------------------


Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.


*
* *


Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.


*
* *


VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.


*
* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh 

 http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=6565178343930682357#editor/target=post;postID=5314104528588283699


Đọc Lại Di Chúc Hồ Chí Minh !

Nguyễn Thái Hoàng, AnhDuongOnline 22/10/2005




Năm 1981, trên tờ "Con ong tỵ nạn" (Pháp) đã đăng toàn bộ nội dung bản di chúc dưới dạng chữ viết tay của Hồ Chủ Tịch. Ngay sau đó tờ "Thức Tỉnh" ở San Diego (Mỹ) đăng lại nội dung này.

Điều quan trọng nhất, nó là bản di chúc viết tay chứ không phải đánh máy.

Nhân viên kiểm tu thuộc hai quốc gia trên khẳng định : "Không kẻ nào đủ tài để làm giả di chúc Hồ Chí Minh ... Cho dù có là chuyên gia viết chữ giả cũng chỉ qua mặt người thường, không qua mặt được những cán bộ chuyên nghiệp chúng tôi".

Hơn nữa qua việc "ngửi hơi văn", xác định lại tính chất sự việc viết lại trong di chúc (ngày 14/08/1969) mọi người đều thấy có rất nhiều yếu tố để khẳng định ...

Mở đầu bản di chúc viết :

"Thời xưa ở bên Trung Quốc người ta thường nói, Con chim trước khi chết thì tiếng kêu thương, còn người trước khi chết thì lời nói phải : Tôi tự xét mình chẳng còn sống bao lâu nữa, nên cố gắng viết di chúc này, mong rằng những điều viết ra không phải là những điều sai quấy.

Sau đó là sự xuất hiện của hai nhân vật "chóp bu" của Đảng Cộng Sản Việt Nam - hai học trò xuất sắc nhất của "Bác" lúc bấy giờ, song lại vượt mặt, quay lại dồn ép, cấm vận hòng vô hiệu hoá bác, nên ông viết :

Vừa mới đây, Lê Duẩn có đi với Trần Quốc Hoàn tới gặp tôi, ép buộc tôi phải viết bản di chúc theo ý muốn của họ ... Tôi đã viết mà trong bụng vẫn tấm tức vô cùng.

Theo Bùi Tín ... kể từ tháng 05/1965, khi bước vào tuổi 75, biết mình chuẩn bị "nói tiếng đất, quên tiếng trời", ông bắt đầu viết di chúc để lại cho hậu thế muôn đời. Sau đó cứ vào tháng 5 hàng năm, tháng có ngày sinh nhật của người, cả nước nhiệt liệt chúc mừng, ông lại lôi ra cặm cụi viết lại, sửa thêm. Vì vậy tính đến 05/1989, là năm cuối cùng ông nấn ná ở lại cõi đời (khi thuốc độc của Đảng mượn tay bác sĩ Tôn Thất Tùng tiêm bắt đầu phát huy tác dụng) ông có tới 4 bản di chúc (quả là kỳ tài, độc đáo, gi gỉ gì gi cái gì cũng lắm. Từ ngày sinh, ngày mất, tên tuổi, vợ con, di chúc v.v bao giờ cũng gấp 4, 5 lần người thường). Cũng trong cuốn "Hoa xuyên tuyết" (trang 118) Bùi Tín viết : "Ông Vũ Kỳ kể lại : Vào buổi tối ngày 02/09/1965, sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời, ông Phạm Văn Đồng đến nơi đặt thi hài bác. Với tư cách của một thư ký riêng đầy trung thành, mẫn cán, ông Vũ Kỳ vội đưa ra một phong bì lớn đựng cả bốn bản di chúc. Sợ rầy rà, ông Đồng vội xua tay ngăn lại, bảo : - Không, tôi không nhận. Đây là chuyện hệ trọng. Để sáng mai có đầy đủ Bộ Chính trị, đồng chí hãy trình ra." Sáng 03/09/1969, trước mắt đông đủ Bộ Chính trị, ông Vũ Kỳ làm đúng như lời ông Đồng dặn. Ông Lê Duẩn cầm rồi gọi ông Hoàng Tùng, (Tổng biên tập báo Nhân Dân) vào phòng bên cạnh. Sau khi xem xét qua loa nội dung bốn bản, ông Duẩn quyết định chỉ đưa ra một bản, tự tay cắt bỏ, sửa chữa vài chỗ rồi giao cho ông Hoàng Tùng công bố cho mọi người biết ..."

Thế là bốn bản di chúc ấy ông viết cho Đảng, còn tờ di chúc thứ năm này ông viết riêng cho mình, cũng là cho toàn thể đồng bào trong cả nước, cho những ai quan tâm tới ông trên thế giới và tất nhiên cho chính những đứa con đẻ, con rơi, cả người Việt lẫn Trung Quốc, Thái Lan, Nga, Pháp của ông :

Nay tôi viết thêm tờ di chúc này, xin coi là chính thức. Ngoài ra tôi không công nhận bất cứ bản di chúc nào khác. Tôi ước mong một ngày nào đó, bản di chúc tôi viết đây sẽ được mọi người biết tới, thì ở thế giới bên kia tôi mới được thỏa lòng.

Sau phần mào đầu là nội dung, cũng là sự thú tội, trối trăng của ông, trước khi trở thành người thiên cổ :

Tôi vốn con nhà nghèo nhưng từ bé đã nuôi mộng đảo lộn sơn hà và đem lại vẻ vang cho nòi giống, nên tôi bôn ba hải ngoại bao nhiêu năm không hề quản ngại khó khăn, gian khổ, vào tù ra khám, chỉ mong có ngày tổ quốc ta độc lập, giàu mạnh, dân ta hạnh phúc, tự do

Lý do để ông nuôi mộng "đảo lộn sơn hà" là :

Tôi thường đọc lịch sử nước Việt Nam ta, thấy có ông Trần Thủ Độ là một tay hào kiệt hiếm có trên đời, đã không quản ngại làm việc ác, làm phản mà gây nên cơ nghiệp hiển hách của nhà Trần, đuổi giặc Nguyên, đem lại vinh quang cho dân tộc về cả văn minh và đời sống.

Ở đây ông hé mở giúp chúng ta một điều bí mật của cuộc đời mình mà suốt thời kỳ Đảng trị (1930-2005) từ đứa bé lên 5 đến cụ già gần đất xa trời không ai được biết, vì Đảng hoàn toàn bưng bít sự thực.

Là người Việt Nam ai cũng biết Trần Thủ Độ là người vô cùng xảo hoạt, đầy uy lực, quyền bính, nên đã thao túng được toàn bộ triều đình nhà Lý. Biết Lý Huệ Tông (con trưởng của vua Cao Tông) thể tạng nhỏ lại mang trọng bệnh, lên ngôi được 3 năm vẫn chưa có con trai (1221-1224) liền vận động hoàng hậu là Trần thị Dung và cận thần ép Lý Huệ Tông phải ra chùa Chân Giáo chữa bệnh, để nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, rồi dựng ra một đám cưới giữa Chiêu Hoàng (7 tuổi) và Trần Cảnh (8 tuổi) là cháu ruột mình để Lý Chiều Hoàng trao mọi quyền lực vào tay chồng. Ngay sau đó ông ra chùa Chân Giáo buộc Huệ Tông (lúc bấy giờ là Huệ Quang đại tự) phải tự vẫn chết khi mới tròn 33 tuổi (*) :

Nhà Lý đổ, chấm dứt một thời trị vì hơn 200 năm, trải qua tám đời (Lý bát đế), Trần Thủ Độ lấy mẹ đẻ của Lý Chiêu Hoàng là Trần Thị Dung. Cuộc hôn nhân tưởng sẽ hoá giải được xích mích giữa hai dòng họ, triều vua, ai ngờ, với chiêu thức "nhổ cỏ nhổ tận gốc", nên khi biết các tôn thất nhà Lý hàng năm vẫn tụ tập hội họp tại ngôi nhà lớn ở hoa thôn Thái Bình để giỗ tổ,Trần Thủ Độ đã bí mật cho đặt cả hệ thống dây chằng, xích sắt ... cột trụ để giật sập nhà, giết chết cả 300 quan tài tướng giỏi của triều cũ để họ hểt bề làm phản. Hiện mộ chôn tập thể vẫn còn ở thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (gần khu vực cầu Đuống, Hà Nội).

Thật là một tội ác tày trời mà sử sách Việt Nam muôn đời ghi khắc.

Chưa đủ, sau 7 năm đặt cháu lên ngai vàng thấy Trần Cảnh vẫn không có con nối dõi, Trần Thủ Độ liền cưỡng ép Trần Cảnh phải lấy chị ruột của vợ mình là Thuận Thiên, khi đó Thuận Thiên (vợ của Trần Liễn - anh trai Cảnh) đã có mang 4 tháng. Còn Chiêu Hoàng, nếu muốn ở lại trong cung thì phải lấy Trần Liễn ... Không chịu nổi việc đảo lộn luân thường đạo lý : Em rể lấy chị dâu, anh chồng lấy em vợ như vậy nên sau khi ngửa cổ than : "Trời ơi, đến bậc dân thường còn hiểu điều phải quấy, huống chi bậc đế vương. Sao có chuyện thượng luân bại lý như vậy". Lý Chiêu Hoàng bỏ ra chùa Trấn Quốc ...

Bản thân Hồ Chí Minh quyết định học theo tấm gương đại gian đại ác này, hy vọng "đem lại vinh quang cho dân tộc về cả văn minh và đời sống". Vì thế suốt thời trai trẻ để đạt được ý đồ "đảo lộn Sơn Hà" ông đã không bỏ qua bất cứ một thủ đoạn độc ác nào. Từ việc mượn danh Nguyễn Ái Quốc của nhóm ngũ Long để tạo lập uy tín cho mình đến việc mật báo với chính quyền thuộc địa bán đứng cụ Phan Bội Châu (06-1925) để lấy 150.000 quan và toàn bộ tổ chức Tâm tâm xã cũng như uy tín tên tuổi của cụ, rồi mựợn Tay Pháp tiêu diệt thẳng tay cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng để họ không xâm phạm ngôi bá chủ của mình. Còn chiếm tên Hồ Chí Minh của ông Hồ Học Lãm (một nhà ái quốc lừng danh lưu vong sang Tàu) cùng toàn bộ tổ chức "Thanh niên Cách Mạng đồng chí hội" của ông để phô trương thanh thế, khi bị con gái ông Lãm phát hiện đã bí mật cho người thủ tiêu trên đường bà này về thăm quê ở Thanh Hoá.

Cũng vì học gương thoán ngôi, đoạt quyền của Trần Thủ Độ, ông còn thẳng tay đàn áp tất cả các đảng phái không đi theo con đường vô sản, tuyệt diệt dân tộc của ông. Trang sử vàng Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu giữ những bí mật lớn. Tại sao Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn thị Minh Khai, Hà Huy Tập... lại bị Pháp bắt và phải nhận bản án tử hình. Tại sao cụ Huỳnh Thúc Kháng - chủ tịch lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng Hoà, Lâm Đức Thụ- Người đã cùng bày mưu tính kế với ông trong việc bán đứng Phan Bội Châu, cũng là người đưa ông về ăn ở hàng năm trời tại nhà rồi giới thiệu Tăng Tuyết Minh - là bạn thân của Lý Huệ Quần (vợ Lâm) thành vợ ông (10-1926), lại bị thủ tiêu ngay sau thời điểm cách mạng tháng tám thành công ? ? ? Chừng nào những câu hỏi loại này chưa được giải đáp thì hình búa liềm của Đảng trên nền cờ đỏ mãi mãi chỉ là hình dấu hỏi trong con mắt các nhà sử học, giới nghiên cứu, tri thức ... mà thôi.

Phần sau ông tự luận tội mình trên trang giấy trắng :

Không lường sức mình, không đo tài mình, tôi đã hành động như ông Trần Thủ Độ nên đất nước mới tan nát, nhân dân ta mới điêu linh, mà đầu mình thì nặng nề không biết bao nhiêu tội ác, không thể nào tha thứ được.

Tiếp đó ông tự chứng minh sự lầm lẫn do "không lường sức, không đo tài" của mình :
 
Cái nhầm tai hại nhất của tôi là đi theo Cộng sản Mác Xít mà không biết là chủ nghĩa này chẳng qua chỉ là giả bộ, để đánh lừa giai cấp nghèo mà cướp lấy chính quyền cho nước Nga khi đó.

Lời trần tình này chứng tỏ rằng ông đã vô cùng sai lầm khi đưa đất nước theo con đường mà Lênin - người thầy vĩ đại của nhân dân liên xô - đã chọn - thực chất là làm tay sai cho họ. Tiếp theo ông viết :

Tôi cũng ngay tình mà dùng những người hợp tác với tôi. Tôi cứ tưởng những người đó quý yêu tôi, đâu ngờ họ đều là mật thám của Nga sô, vây quanh tôi chỉ là để kiểm soát tôi, khéo léo hướng dẫn tôi đi theo con đường Nga đã vạch sẵn. Họ đề cao và tâng bốc tôi để khi nào làm điều gì độc ác thì tôi phải chịu hết trách nhiệm với dân tộc. Nhiều khi họ quyết định mà không hề cho tôi hay biết gì, như vụ cải cách điền địa ở Bắc Bộ chẳng hạn, bây giờ nhân dân có quyền nguyền rủa, oán trách tôi không biết để đâu cho hết.

Thật đau xót cho lịch sử Việt Nam vì đã có một con người "vĩ đại" như thế cầm đầu, đưa cả dân tộc vào biển thù hận, chết chóc, tang thương. Một sai lầm của lãnh đạo, cả dân tộc phải trả giá bằng trăm năm, huống hồ ông trực tiếp đưa đất nước hết từ sai lầm này đến sai lầm khác, nào cải cách ruộng đất, nào cải tạo công thương nghiệp, nào tư hữu hoá toàn Quốc, nào thành lập hợp tác xã nông nghiệp ... và ... làm gì đất nước chẳng tan nát, nhân dân chẳng điêu linh như lời ông thú nhận... Chưa kể,. ông còn mắc tội hiếu chiến, hiếu sát, dìm cả dân tộc vào trong biển máu, từ phong trào xô viết Nghệ tĩnh 1930-1931, đến chiến dịch Mậu Thân 1968 ... máu chảy một giây, di hoạ đủ một đời. Máu của người dân Việt Nam chảy thành sông thành suối, ròng rã suốt nửa thế kỷ, từ khi "đời ta có Đảng", đến khi Miền Nam bị "phỏng giái", thì di hoạ biết bao nhiêu mà kể xiết ? Chính vì thế nên ông mới viết :

Dù sao tôi vẫn là người có tội, tôi không dám chối cãi, chỉ dám mong lịch sử sau này xét kỹ cho tôi mà đừng lên án tôi quá nặng nề.

Kể hết tội của mình với dân nước rồi, ông bắt đầu "tố khổ" :

Đầu năm 1963, hồi đó tôi còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân viên Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người.

Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong Nam, còn ở ngoài Bắc thì tôi bị kiểm soát rất khắt khe, không có quyền quyết định điều gì nữa cả.

Điều này đúng như thực tế đã diễn ra trong bối cảnh Việt Nam lúc ấy, ông đã bị vô hiệu hoá, nói chính xác hơn trở thành con rối trong tay hai kẻ tội đồ của dân tộc là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Di thư của ông nói rõ lý do vì sao ông chưa đi gặp Các Mác Lê Nin :

Đáng lý ra tôi có thể bị giết ngay từ hồi đó rồi, nhưng tên tuổi còn được thế giới biết đến, nên họ còn phải lợi dụng mà để tôi sống thêm. Tôi đã già rồi, râu tóc đã bạc mà còn phải sống trong cảnh tù giam lỏng, cứ nghĩ đến điều này làm tôi ứa nước mắt. Họ đã không giết tôi nhưng sai ông Bác sĩ Tôn thất Tùng cho tôi uống thuốc độc để tôi không thể đi đâu được nữa, mà cũng không thể tiếp xúc với những người mà tôi muốn tiếp xúc. Tôi chưa chết ngay, nhưng là chết dần, chết mòn, ở biệt lập một nơi để đợi ngày tắt thở. Thật cũng tiếc, khi về già, biết mình sai lầm, muốn chuộc lỗi mà không được nữa.

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều. Đoạn đầu cách mạng ông đã "cách" không biết bao nhiêu "mạng" của đồng chí mình, hoặc mượn tay Pháp, hoặc phái tay chân ... để thực hiện ý đồ của mình hòng độc chiếm ngôi vị bá chủ, nên chặng cuối cách mạng, tự ông phải nếm mùi oan trái. Vì gieo gió ông đành phải gặt bão, dù có muốn tránh bão cũng không được ... Cơn bão của lòng hận thù, đau xót của bao nhiêu người đồng chí hướng với ông, đã mượn tay hai kẻ độc đoán chuyên quyền, học trò xuất sắc số 1, là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ để trút xuống đầu ông, "cách" dần cái "mạng" già của ông.

Phần cuối di thư ông viết :

Trước khi viết phần cuối của tờ di chúc này, tôi xin thú nhận, tôi là một người không phải thần thánh gì nên khi tôi còn sống cũng đủ "bảy tính" như kinh nhà Phật đã đề cập. Tôi không có vợ, nhưng cũng có được đứa con gái lai Pháp. Tôi ước mong con gái tôi, khi đọc tờ di chúc này sẽ tha thứ cho tôi đã không đủ bổn phận làm cha, nhưng phụ tử tình thâm, tôi luôn nhớ tới con gái tôi với muôn vàn âu yếm.

Theo ông Nguyễn Thế Kỷ : Người được "Bác Hồ" ủy quyền giao cho giữ tờ di chúc đặc biệt này là Vũ Kỳ, thư ký riêng của bác. Năm 1980 ông Kỷ được người nhà bảo lãnh sang Pháp. Thời kỳ đó sang các nước tư bản còn là điều hiếm, vì thế ông đã được Vũ Kỳ bí mật gặp gỡ và trao vào tay tờ di chúc này, với lời dặn vô cùng quan trọng : Phải tìm bằng được đứa con gái ông Hồ tại Pháp, khi đó cũng sấp sỉ ở độ tuổi trên dưới 65 để trao tận tay lá thư này. Nhờ thế đến năm 1981, Kiều bào Việt Nam mới biết đến di chúc thật của Hồ Chí Minh, hoàn toàn khác với các di chúc đã được công bố trong nước.

Tiếp đó ông viết :

Ai cũng tưởng tôi là con người vô thần, nhưng riêng Đức cha Lê Hữu Từ thì biết tôi rất tin có Đấng Tạo Hoá. Vì tin có ông Trời nên tôi xin khẩn cầu cho nước ta và các nước Cộng sản khác trên thế giới sớm thoát ách Cộng sản.

Tôi cũng xin ông Trời cho tờ di chúc này có ngày được phổ biến khắp nơi ...

Điều ông mong ước tròn một giáp sau đã thành hiện thực. Tất nhiên nó được phổ biến ở những nơi mà ách cộng sản đã bị tiêu diệt, riêng Viêt Nam, người dân đã thuộc làu những bản di chúc khác của ông, còn bản quan trọng này thì chưa hề tồn tại trong ý nghĩ họ. Chính vì thế mọi cuộc tranh luận trở nên vô cùng vô bổ và tội nghiệp - không tránh khỏi cảnh va chạm xích mích, chụp mũ lên đầu nhau vì cuộc đời thực của ông ở quốc nội chưa hề được hé mở. Người ta chỉ biết đến một Hồ chí minh có công giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp mà không biết đến một Hồ - chính mi - một kẻ đưa đất nước vào con đường làm tay sai cho Nga Sô và Trung cộng, cho chủ nghĩa Mác Lê Nin chuyên quyền bạo ngược và nhà nước xã hội chủ nghĩa bưng bít, lọc lừa ...

Trước khi khép lại bản di chúc ông tiếp tục bày tỏ lòng hối hận của mình :
 
Cuối cùng, tôi xin lẩy Kiều, mượn tạm hai câu thơ của cụ Nguyễn Du để tỏ lòng hối hận trước cao xanh :
Rằng con biết tội đã nhiều
Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam
Hà Nội 14/08/1969
Tên ký :
Hồ chí Minh
Tất nhiên tội của ông còn nhiều hơn hẳn những gì ông tự nhận. Tình cảnh ông giống như con chim sắp chết, mới chỉ thốt ra tiếng kêu thương, mà chưa thốt ra đầy đủ những lời nói thật. Bằng chứng là ông không đề cập gì đến chuyện bà Nguyễn thị Xuân và cậu Nguyễn Tất Trung. Chẳng lẽ khi đã tự cho mình thoát ách Cộng sản để viết di chúc này, ông vẫn sợ uy quyền của bộ chính trị, chờ xin ý kiến chỉ đạo của họ mới dám công khai chuyện tày đình này sao ? Hay sợ nói ra thì sấm sét búa rìu cũng không buông tha, bắt ông phaỉ lửng lơ mãi mãi trên trần thế ? 36 năm rồi vẫn không được về với cát bụi, được siêu thoát như người bình thường để gặp được cha, mẹ họ hàng ? Hay chí ít cũng là hai bậc tiền bối cách mạng, chuyên bói ra hư vô và quét nhà ra xác chết ! Kể từ khi ngôi nhà xã hội chủ nghĩa được xây trên dải đất đau thương hình chữ S này, có không biết bao nhiêu là xác chết ? Chắc chắn nó phải chiếm tới 1/8 đến 1/10 dân số hiện nay ...

Bản di chúc này cũng là bản tổng kết một phần cuộc đời lầm lạc vĩ đại của ông. Không làm được như Trần Thủ Độ : Gây nên cơ nghiệp hiển hách của nhà Trần, đuổi giặc Nguyên, đem lại vinh quang cho dân tộc về cả văn minh và đời sống, ông mới chỉ làm được như Trần... Thủ đoạn, đảo lộn sơn hà, đưa dân nước vào ách cộng sản, để rồi cuối đời khi nhận ra đất nước tan nát, nhân dân điêu linh thì tất cả đã muộn... Ách cộng sản độc tài, chuyên chế mãi còn đè nặng trên cổ người dân Việt Nam yếu ớt u mê, cho dù gần 200 nước khác trên thế giới đã thoát ra được như lời mong ước của ông : Vì tin có ông trời nên tôi xin khẩn cầu cho nước ta và các nước Cộng sản khác trên thế giới sớm thoát ách Cộng sản**.

Không hiểu vì trời không có mắt nên 81 triệu người dân Việt Nam còn phải sống mãi trong cảnh đêm trường nô lệ, "đêm giữa ban ngày" dưới ách thống trị của Đảng cộng sản ? Hay vì Dân tộc Việt Nam đã sai lầm khi đẻ ra một vĩ nhân cho nên phải chịu hậu quả nhỡn tiền của việc đẻ ra vĩ nhân đó ?

Long Thành 10/2005
N.T.H
 http://www.congdongnguoiviet.fr/ToiAcHcm/VietGianHCM/0510DocLaiDiChucH.htm



No comments:

Post a Comment