Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Wednesday 27 June 2012

148. ĐẠI DƯƠNG* PHÊ PHÁN ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG *

Hồ Chí Minh - Trả lại sự thật cho lịch sử

Đại Dương
 

Cộng sản Việt Nam đã tổ chức trọng thể kỷ niệm sinh nhật thứ 110 cho Hồ Chí Minh đúng như Nghị quyết Trung ương đề ra. Bộ máy tuyên truyền, thông tin quốc doanh đã chạy hết công suất với lễ kỷ niệm, hội thảo liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của người từng khai sinh, giáo dục và rèn luyện đảng CSVN.
Diễn văn của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại lễ kỷ niệm và tham luận của Giáo sư Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương là 2 bài nòng cốt trong sinh hoạt này.
Lê Khả Phiêu bàn về dấu ấn của Hồ Chí Minh trong "cách mạng Việt Nam". Nguyễn Đức Bình tổng kết công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sau 10 năm dài. Tuy nhiên, nội dung đều tập trung vào 4 điểm chính: Hồ Chí Minh (đạo đức; danh nhân văn hóa thế giới; anh hùng giải phóng dân tộc; xây dựng chủ nghĩa xã hội).
Các ông Phiêu và Bình có làm nổi bật tư tưởng Hồ Chí Minh hay chỉ đào sâu sự ngờ vực trong tâm tưởng người Việt ở quốc nội cũng như hải ngoại? Đạo đức hay đê tiện?
Lê Khả Phiêu ca tụng Hồ Chí Minh là một người coi trọng đạo đức và là tấm gương mẫu mực về đạo đức. Và trích dẫn lời của Hồ Chí Minh "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Nguyễn Đức Bình cho rằng "nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, rõ ràng một bộ phận rất quan trọng là tư tưởng về đạo đức cách mạng". Và trích lời Hồ Chí Minh liên quan đến đạo đức cách mạng "Giữ chủ nghĩa cho vững. Không hiếu danh, không kiêu ngạo...Phục tùng đoàn thể". Hồ Chí Minh hấp thụ tư tưởng Đông và Tây Phương nhưng sau cùng đã bỏ hết để tiếp thu đạo đức cách mạng vô sản.

Xét theo đạo lý phổ cập Đông Tây thì suốt đời Hồ Chí Minh hành động phi đạo đức.

(a) Hồ Chí Minh lấy rất nhiều vợ, kể cả cướp vợ của đồng chí Lê Hồng Phong là Nguyễn Thị Minh Khai. Những trường hợp tình nguyện hay bị bắt buộc "hầu hạ lãnh tụ" chưa được phanh phui. Hồ Chí Minh hô hào giải phóng phụ nữ, nhưng tập đoàn cộng sản chỉ coi đàn bà như một thứ đồ chơi của lãnh tụ. Tuy nhiên, lúc nào Hồ Chí Minh cũng mang bộ mặt đạo đức cao dày. Hồ Chí Minh không dám công khai chuyện mèo chuột vì biết đó là hành động phi đạo đức. Ông ta cố tình dối trá đối với quốc dân và thế giới. Đó là một hành vi đê tiện, không nên có trong vai trò lãnh đạo tối cao.
(b) Với bút hiệu Trần Dân Tiên, T. Lan trong nhiều thập niên Hồ Chí Minh đã tự ca tụng, đánh bóng bản thân. Nếu chẳng ham tước vị "danh nhân văn hóa thế giới", có lẽ dân Việt sẽ không bao giờ biết được Trần Dân Tiên, T.Lan chính là Hồ Chí Minh. Chưa một văn nhân nào trên thế giới dám làm chuyện bỉ ổi như Hồ Chí Minh. Trên phương diện đạo đức cách mạng (tức đạo đức cộng sản) thì Hồ Chí Minh đã biểu hiện xuất sắc. Bởi vì "điều gì có lợi cho bản thân và giai cấp chính là đạo đức cách mạng".
(c) Năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa mới chân ướt chân ráo đến Marseille (Pháp) đã đệ đơn xin theo học trường Thuộc địa, nơi đào tạo tay sai cho thực dân Pháp. Nhưng, ông Hồ lại bảo đi tìm đường cứu nước. Đúng là "cái lưỡi không xương".
(d) Ngoài miệng không ngớt nói chuyện yêu nước, thương dân. Nhưng, Hồ Chí Minh là kẻ khởi xướng và lãnh đạo cuộc cách mạng bạo lực khiến cho đất nước bị tàn phá nặng nề, thương vong đến 4 triệu người do chiến tranh cùng các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, Trăm Hoa Đua Nở (Vụ triệt hạ Nhân Văn Giai Phẩm), Hợp Tác Hóa, Cải Tạo Công Thương Nghiệp. Vì trung thành với đạo đức cách mạng (vô sản) nên Hồ Chí Minh chẳng chút động lòng trước nỗi thống khổ, đau thương của đồng bào ruột thịt. Suốt đời Hồ Chí Minh chuyên làm chuyện phi đạo đức (theo cách hiểu thông thường của loài người). Tuy nhiên, có một điều duy nhất Hồ Chí Minh đã biểu lộ chút đạo đức còn sót lại khi thú nhận "Không, tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa mác lenin. Tôi chỉ có phương pháp giải quyết thõa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói ''lạt mềm buộc chặt'', đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và về xã hội con người, thì tôi là học trò của Mác Ănghen Lênin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác". Theo Nguyễn Văn Trấn trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, Hồ Chí Minh chỉ lên hình của mấy ông thánh cộng sản và nói "Tôi có thể sai, nhưng những ông này không thể sai! Tôi không viết lý luận. Bác Mao viết cã rồi!". Trích Tuyển tập Hà Sĩ Phu.

Danh nhân văn hóa thế giới hay phường đạo văn?

Huyền thoại về Hồ Chí Minh mãi mãi nằm trong vòng bí mật nếu đảng CSVN không tính vận động với Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) để tuyên dương Hồ là nhà văn vỉ đại. Năm 1985, văn công Hà Minh Đức viết cuốn sách ''Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh'' đã tiết lộ Trần Dân Tiên và T.Lan chính là ''Bác Hồ''. Với bút hiệu Trần Dân Tiên trong "Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ" và T. Lan trong "Vừa đi đường vừa kể chuyện", Hồ Chí Minh đã ca tụng bản thân một cách trơ trẽn. Sách được cán bộ cao cấp Nguyễn Khánh Toàn, từng biết rõ Hồ Chí Minh thời ở Mạc Tư Khoa, đề tựa. Đồng thời "Ngục trung thư" cũng được liệt kê là trước tác của Hồ Chí Minh. CSVN đã tung tổng lực nhằm đẩy Hồ Chí Minh lên chiếc ghế "danh nhân văn hóa thế giới". Tuy nhiên, ở hải ngoại, nhiều sử gia, học giả Việt Nam đã trưng bằng cớ đạo văn và thiếu tư cách cầm bút của Hồ Chí Minh lên Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc.
Kết quả, Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc chính thức hủy bỏ lễ vinh danh cho Hồ Chí Minh dự trù tổ chức vào ngày 12/5/1990 tại Ba Lê. Thay vào đó bằng buổi trình diễn vũ dân tộc do CSVN mướn phòng tổ chức với điều kiện chính thức là không được nhắc nhở đến tên Hồ Chí Minh trong buổi trình diễn. Thiệp mời có in hình Hồ Chí Minh phải đem làm lại. Lê Đức Thọ đang dưỡng bệnh ở Ba Lê đến chụp hình rồi về nước khoa trương rằng "Bác Hồ" đã được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Trong bài "Tháng 5 Lễ Hội" trên tờ Lao Động, hai nhà báo Anh Xuân và Lê Quang Vinh đã viết "Hồ Chí Minh được cơ quan UNESCO tôn vinh là danh nhân Văn Hóa Thế Giới". Và Lê Khả Phiêu nói "Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh hoa văn hóa Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, kế thừa truyền thống văn hóa cổ, kim, đông, tây" Đó là hậu quả của sự lừa dối có hệ thống.

Giải phóng hay nô lệ?

Lê Khả Phiêu đã trích lời Hồ Chí Minh "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản". Với thời gian, nhiều dữ kiện lịch sữ đã soi sáng luận điểm tối om của Hồ Chí Minh:
(1) Sau thế chiến thứ hai, khuynh hướng "giải thực" đã mang tính toàn cầu. Các nước đế quốc đầu sỏ chuẩn bị trao trả độc lập cho các quốc gia bị trị để hình thành các khối liên hiệp kinh tế, chính trị, văn hóa. Tại Châu Á, có 14 nước nằm trong tình trạng giám hộ, bảo hộ, thuộc địa thì 9 quốc gia đã được độc lập từ 1 đến 4 năm sau đệ nhị thế chiến: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Syrie và Liban thuộc Pháp độc lập năm 1946; Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh độc lập năm 1947; Miến Điện, Tích Lan thuộc Anh độc lập năm 1948; Nam Dương thuộc Hòa Lan độc lập năm 1949. Việt, Miên, Lào mãi 40 năm sau mới được độc lập.
(2) Ba nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, cán bộ Đệ Tam Quốc Tế trung thành với đường lối vô sản với chủ trương: giai đoạn I (giành độc lập dân tộc), giai đoạn II (xây dựng chủ nghĩa xã hội). Vì cứu cánh xhcn nên đảng CSVN đã hy sinh quyền lợi của dân tộc. Năm 1947, Hội đồng Chính phủ Ramadier (Pháp) và Hội đồng các Chính đảng đưa ra Nghị Quyết (không tái lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam, tôn trọng nguyện vọng của người Việt Nam và hoan nghênh việc thành lập chính phủ lâm thời không có cộng sản để thương lượng với chính phủ Pháp). Cũng trong năm này, Việt Nam xin ghi danh vào Liên Hiệp quốc như một quốc gia thống nhất độc lập nhưng bị Liên Xô phủ quyết. Năm 1949, quốc trưởng Bảo Đại và tổng thống Vincent Auriol ký Hiệp Ước Elysée công nhận nước Việt Nam độc lập thống nhất trong Liên Hiệp Pháp. Đảng CSVN phản đối và tiếp tục giải pháp bạo lực. Ngược lại, chủ trương của các nước không lệ thuộc vào Quốc Tế 3: giai đoạn I (đòi tự trị), giai đoạn II (giành độc lập dân tộc).
(3) Hồ Chí Minh đã gắn Việt Nam vào cổ xe chiến lược của Quốc Tế 3 nên bị lôi cuốn vào 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ mà không có quốc gia thuộc địa nào ở Châu Á sa lầy. Hồ Chí Minh đã chọn lựa sai lầm mà ngày nay tập đoàn Lê Khả Phiêu vẫn chưa mở mắt khi phát biểu "Toàn Đảng, toàn dân ta luôn luôn kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người đã chọn". Rõ ràng, đây không phải là chọn lựa của dân Việt như lời lẽ tuyên truyền của Hà Nội. Hầu hết các quốc gia thuộc địa ở Châu Á sau khi giành được độc lập đều toàn quyền chọn lựa thể chế. Ngược lại, Việt Nam bị nô lệ vào chủ nghĩa Marx Lenin với các chứng cớ: (1) "Mùa xuân năm 1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Người đã chủ trì hội nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam". Trích diễn văn của Lê Khả Phiêu. (2) "Đệ Tam Quốc Tế là một đảng cộng sản thế giới. Các đảng cộng sản ở các nước như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Đệ Tam Quốc Tế thì các đảng không được làm". Trích Tuyển Tập HCM. (3) "Đủ thấy Hồ Chí Minh thủy chung là nhà mácxít leninít, nhà mácxít lêninít vĩ đại, vĩ đại ở sự trung thành nhất mực với chủ nghĩa". Trích tham luận của Nguyễn Đức Bình. (4) Cựu phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, ông Bùi Tín viết về Hồ Chí Minh trong cuốn Mặt Thật. Trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, ông Hồ được báo cáo rằng bà Nguyễn Thị Năm là địa chủ đã từng góp của và nhiều con trai cho kháng chiến đang bị ghép tội tử hình. Ông Hồ tỏ vẻ bất mãn nhưng không dám chống lại quyết định của cố vấn trung quốc vĩ đại. Bà Năm phải chết. Hồn ma của Hồ Chí Minh cứ tiếp tục ám ảnh tập đoàn lãnh đạo CSVN khiến họ như mù trước sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản ngay tại quê hương của cách mạng tháng 10.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh viết "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng...Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt...Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng". Theo Hồ Chí Minh Toàn tập. Hồ Chí Minh đã làm gì trên lộ trình xây dựng cnxh? Thực hiện Cải Cách Ruộng Đất theo mẫu mực Trung Cộng với hàng trăm ngàn sinh mệnh đắp móng để xây dựng cnxh. Tiếng kêu tít tận trời xanh. Hồ Chí Minh nhỏ những giọt nước mắt cá sấu nhưng oan hồn vẫn không siêu thoát. Phong trào hợp tác hóa kiểu Liên Xô đã đào bới nền tảng tư hữu của toàn dân tạo ra tình trạng "cha chung không ai khóc", làm ít phá nhiều khiến cho các hợp tác xã chỉ sản xuất ra khẩu hiệu chẳng nuôi được dân. Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp đã phá sập hệ thống và tiêu diệt tinh thần kinh doanh của người Việt. Đất nước ngày càng lụn bại khi chỉ còn công nhân viên chức làm kinh tế theo kinh điển Marx Lenin. Giá không có 2 đến 4 tỉ MK tiền viện trợ của Liên Xô cộng thêm lương thực, quân nhu của Trung Cộng thì nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) của Hồ Chí Minh sẽ sống bằng cách nào? Các quốc gia có cùng hoàn cảnh nô lệ như Việt Nam trong vùng Châu Á đã chấp cánh bay cao trong khi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn cùng các nước nghèo thi nhau cầm đèn đỏ. Lợi tức bình quân mỗi đầu người tại Việt Nam chỉ bằng 1/50 tại Tân Gia Ba, 1/15 tại Mã Lai, 1/l0 tại Thái Lan, 1/4 tại Phi Luật Tân.
Gần nữa thế kỷ, đảng CSVN đã dùng dân Việt để chống lại chủ nghĩa tư bản bằng bạo lực. Giờ đây, Hà Nội lại học mót phương pháp tư bản chủ nghĩa từ các nước tư bản cá kèo thay vì "uống nước tại nguồn, học tập từ gốc". Vì thế, CSVN chỉ tạo ra khả năng làm đầy tớ cho tư bản địa phương.
Những cán bộ cộng sản kỳ cựu như Nguyễn Hộ, Trần Độ từng sống dưới thời Pháp thuộc nay chỉ ước mơ Việt Nam sẽ được như thời kỳ đó. Vậy, máu đổ đầu rơi suốt nữa thế kỷ để làm gì? Chẳng là vô ích lắm ru? Ông Nguyễn Hộ, 53 tuổi đảng, viết trong Quan Điểm và Cuộc Sống vào 20/5/1993 "... phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng : cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do".
Năm 2000, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, thuộc lứa tuổi xẻ Trường Sơn chống Mỹ cứu nước, đã trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do "Cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu sai lầm vì nó không chống ngoại xâm... phe chiến thắng, tức phe mà mình đi theo, thực chất mà nói đó là mô hình của một xã hội man rợ, thiếu dân chủ". Hồ Chí Minh chỉ biết nói và làm theo "đạo đức cách mạng"; chuyên nghề đạo văn; chẳng hiểu được xu hướng giải thực toàn cầu ngoại trừ thông thạo vai trò tay sai cho QT 3; xây dựng một xã hội tụt hậu nghèo đói nhất trên thế giới.
Ai bảo Hồ Chí Minh có công với đất nước, dân tộc?

Đại Dương

http://xoathantuong.tripod.com/dd_tlstcls.htm



 

No comments:

Post a Comment