Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sunday 17 June 2012

117 * TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG * HO CHI MINH

 

Bí Ẩn Tù Tội Của Hồ Chí Minh Ở Hồng Kông (1931-1932)

Trần Viết Ðại Hưng
 

Theo ký giả Dennis J. Duncanson ( trong tạp chí " The China Quarterly, tháng 1-3 năm 1974), thì từ lâu người ta vẫn thường nghĩ rằng khi thay mặt cho Quốc tế Cộng sản ( Comintern) để đứng ra thành lập Ðảng Cộng sản Ðông Dương ở Hồng Kông vào giữa tháng 2 đến tháng 10 năm 1930, Hồ chí Minh vẫn ở trong sự dấu diếm, giả trang và cuối cùng bị phát hiện và bắt giữ bởi nhà cầm quyền thuộc địa. Những gì xảy ra cho ông khi ông ở trong tù, ông ở tù trong bao lâu, những điều đó vẫn thường được nhắc nhở và liên hệ đến. Nhưng không may thay, chuyện này không bao giờ được làm một cách chính xác và đôi khi được làm với sự tưởng tượng.
Thật ra, một phần cũng là vì nỗ lực trọn đời của Hồ nhằm lừa dối phần còn lại của thế giới về lý lịch bản thân, những hoạt động và mục đích, lỗi lầm trong biến cố ở Hồng Kông, ngay cả nhà sử học Bernard Fall sau này cũng sai lầm khi viết về chuyện này. Có thể đơn cử một ví dụ là khi Hồ chết vào năm 1969, báo " The Times " đăng lời cáo phó cho rằng khi Hồ bị tù ở Hồng Kông, Hồ được ông Stafford Cripps bào chữa cho. Lập tức Luật sư D.N.Pritt viết thư cải chính cho rằng chính ông mới là người lo chuyện pháp lý cho Hồ, đặt vấn đề là chính quyền Hồng Kông có được pháp giam giữ Hồ hay không, trong khi ông Cripps thay mặt cho chính quyền Hồng Kông, đại diện cho chính phủ Anh ở Luân đôn. Nhưng ông Pritt cũng phạm phải sai lầm vì lý do: không những chuyện đại diện chính phủ Anh tranh đấu cho tù nhân là chuyện không thích hợp đối với chính phủ Hồng Kông lúc đó, mà thời gian xảy ra ( tháng 6 năm 1932) thì ông Cripps đã rời khỏi văn phòng được 10 tháng rồi. Như chúng ta thấy dưới đây, chức vụ tư vấn pháp luật của ông Cripps được chấp nhận bởi người đại diện chính phủ Anh ở Hồng Kông là ông Messrs Burchells. Theo chuyện kể của ông thì trí nhớ ông có phần lẫn lộn, ông lầm thời gian được nói đến là 1930-1931 trong khi thời gian được bàn cãi đến là 1931-1932; và thật ra ngay cả một tác giả cẩn thận như H. Brimmel cũng phạm lỗi lầm tương tự 10 năm trước đây.
Không ai ghi nhận được hành tung của Hồ chí Minh trong những năm này. Ngay cả hồ sơ cảnh sát, hồ sơ nhà nước công quyền, và những luật sư ở Hồng Kông – cũng như những người ở Singapore và sự dàn xếp quốc tế ở Thượng Hải –Nói chung tất cả hồ sơ có dính líu gián tiếp đến câu chuyện này đều bị phá hủy trong thời gian bị quân Nhật chiếm đóng; Những người cố vấn pháp luật cho Hồ ở Luân Ðôn thì mất hết hồ sơ trong những lần thu dọn sổ sách liên tục. Tuy nhiên tóm gọn 50 năm cai trị của Anh ở Hồng Kông cũng đã để lại những bài báo tiếng Anh có những bài tường thuật liên quan đến vụ án của Hồ và những trường hợp có liên quan tới Hồ trước tòa án. Có ký giả đã nói chuyện với bà vợ của cố Luật sư F.H. Loseby, người cố vấn pháp luật cho Hồ chí Minh và một nhân viên cảnh sát có nhiệm vụ khám phá tông tích của Hồ. Từ những thông tin này tổng hợp lại, ta có thể làm sáng tỏ một vài nghi vấn mù mờ cũ, và trên hết là sửa chữa những lỗi lầm vốn đã được nhiều người chấp nhận trước đây.
Hồ chí Minh bị cảnh sát Hồng Kông bắt là vì hậu quả của chuyện bắt một người bạn Pháp tên Joseph Ducroux trong Quốc tế Cộng sản ở Singapore. Năm 1931 có sự thay đổi lớn lao đến những luật lệ cai trị của thực dân trên khắp thế giới, trong đó có thực dân Pháp và Anh. Hơn nữa, mùa hè năm 1931 có nhiều chuyện thay đổi ngoạn mục đối với chính trị của thế giới- của sự tuyệt vọng hay hy vọng tùy theo người yêu mến sự thiết lập trật tự hay mong muốn phá vỡ nó đi. Có biến cố về bạc ở Trung Hoa, sự thất bại của nhà băng Genève và những chi nhánh nhỏ hơn ở Mỹ, sự khủng hoảng ngân sách ở Anh và sự sụp đổ của chính phủ Ðảng Lao Ðộng của ông MacDonald, và sự việc Tổng thống Mỹ Hoover ngưng trả tiền bồi thường cho Ðức, với sự chống đối mãnh liệt của Pháp. Năm đó Stalin dồn mọi nỗ lực, qua tổ chức Quốc tế Cộng sản, để khai thác " sự khủng hoảng sâu đậm của chủ nghĩa tư bản", đặc biệt là ở vùng Viễn Ðông, đồng thời có chuyện Tổng thống Mỹ Hoover công nhận Liên xô. Khi Ducroux xuất hiện ở vùng Ðông Nam Á châu thì những viên chức Anh đã thăm dò ra ngay đầu mối mọi chuyện. Họ bắt Ducroux ở Singapore là khi khai thác tin tức của Ducroux thì dẫn đến chuyện bắt Hồ chí Minh ở Hồng Kông.
Văn phòng hải ngoại Anh đã biết tới Ducroux là một nhân viên của Quốc tế Cộng sản ( Comintern) từ năm 1923, và khi chính phủ Anh biết được chuyện trong năm 1930, ông ta sẽ đi tới phía Ðông, hướng về phía Ấn Ðộ, họ lo lắng muốn chận ông ta lại. Ðầu tiên ông bị phát hiện là đã ghé Colombo và bị xua đuổi đi. Xong rồi ông đến Thượng Hải, có ghé thăm Hồng Kông và Singapore giữa tháng 4 năm 1930 và tháng 4 năm 1931. Ducroux dùng ít nhất một bí danh " Serge Lefranc" và thú nhận trước tòa ông có giấy thông hành của cả hai tên, tên thật và tên bí danh. Nhiệm vụ của ông là liên lạc với thành phần nhân sự thay thế chi nhánh lo về Thái Lan và Ðông Nam Á Châu của Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo lời kể lại của Ducroux về chuyến đi không may của ông, ông đến vùng Ðông Dương của Pháp chừng một tháng vào đầu năm 1931, sau khi tiếp xúc và nhận chỉ thị của Hồ chí Minh ở Hồng Kông. Ðảng Cộng sản Ðông Dương đã cho tiến hành cuộc nổi dậy đầu tiên là Xô-viết Nghệ Tĩnh, xúi giục những sự tàn bạo đổ máu đối với những kẻ phản bội trong giai cấp thống trị.
Tổng bí thư Trần Phú đã được gửi từ Mạc tư khoa ( Moscow) đến Thượng Hải, đã nắm rõ nguyên tắc hành động của những cuộc nổi dậy này. Mật thám Pháp theo dõi những chỉ thị gửi đến cho ông từ Dalburo ( văn phòng Phương Ðông của Quốc tế Cộng sản) ở Thượng Hải, cũng như từ một hay hai chỉ thị từ Hồ chí Minh ở Hồng Kông. Cảm hứng từ nước ngoài truyền đến cho những tổ Xô-viết ở Ðông Dương là chuyện không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng Ducroux không tiết lộ những gì ông đóng góp cho họ.
Trần Phú hay Lý Quí ( bí danh là " Năm Lé " , là một thầy giáo tiểu học tại thành phố Vinh ở Bắc Việt Nam, là một cựu Ðảng viên của Tân Việt Cách Mạng Ðảng. Năm 1924, Phú gia nhập Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Hội, (tiền thân của Ðảng Cộng sản Việt Nam), được Lý Thụy ( Hồ chí Minh), vốn là một cán bộ kỳ cựu của Quốc tế Cộng sản ở phần phía Nam của văn phòng Viễn Ðông. Phú vào học ở trường võ bị Hoàng Phố và được Hồ giới thiệu cho đi học trường Ðại Học Thợ Thuyền Stalin Phương Ðông ở Mạc tư khoa. Vào tháng 10/1930, Phú chủ trì một hội nghị ở Hồng Kông để đổi tên Ðảng. Vào mùa xuân năm 1931,Pháp bắt những cấp lãnh đạo Ðảng, Trần Phú bị đưa vào tù và chết vì bệnh lao phổi ở đó năm 1931.
Ðại Học Thợ Thuyền Phương Ðông hay trường Stalin được Lênin thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 1921 với mục đích huấn luyện cán bộ cho miền Ðông Á trở thành những cán bộ Cộng sản vô sản chuyên chính. Mỗi học viên được học kỹ về lịch sử Ðảng Cộng sản của Liên xô và một căn bản vững chắc về sự diễn dịch của Stalin về chủ thuyết Mác-Lênin. Ngoài ra, học viên còn được huấn luyện về cuộc sống tập thể, lao động sản xuất, động viên và tổ chức quần chúng, tuyên truyền..
Vào đầu năm 1924, viện này có 1222 học viên của 65 quốc gia với một ban giảng huấn gồm 150 người. Ngân sách của trường là 50000 rúp-pê mỗi năm.
Năm 1931, chính phủ Pháp cho biết có 30 học viên Việt tốt nghiệp từ trường đó. Trong số đó có những nhân vật tên tuổi như : Bùi công Trừng, Nguyễn khánh Toàn, Hà huy Tập, Dương bạch Mai, Lê hồng Phong, Trần Phú, Trần ngọc Danh ( Ranh), Trần văn Giàu ..v..v
Ducroux còn có thêm nhiều công tác khác nữa, và ngày 27 tháng 4 năm 1931 đã đến Singapore trên chiếc tàu " Tổng thống Adams " mà cảng đến cuối cùng là Hồng Kông. Theo lời viên cảnh sát Onraet, người đã gài bẫy và làm chứng về Ducroux thì nhiệm vụ của Ducroux là siết chặt thêm hàng ngũ của Ðảng Cộng sản Mã lai, cụ thể là coi xem 50000 dollars của " vàng Moscow" đã dùng vào chuyện gì . ( Số " vàng Moscow " này do những người cách mạng Bôn-sê-vích lấy được năm 1917 và xuất cảng sang Tây Âu trong những bao ngoại giao từ 1918 trở về sau, dưới sự chỉ đạo của Zinoviev và được Ðại sứ Ðức ở Liên xô là Adolf Joffe thi hành. Cả Joffe và Trosky đều huênh hoang về số " vàng Moscow" này.). Ducroux giả trang làm một khách du lịch thương mại dưới cái tên " Serge Lefranc". Nhưng ông nhanh chóng bắt liên lạc với một người di dân tên Fu Ta-ching vốn là một người thân cận của Hồ chí Minh trong việc thành lập Ðảng Cộng sản Thái Lan năm 1929, và ông là người nói thông thạo tiếng Anh. Ông này hiện đang bị mật thám Anh theo dõi vì đã liên lạc với một Ðảng viên Cộng sản Nam Dương tên Tan Malaka trong thời kỳ nổi dậy năm 1925-1927 dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Onraet, Dickinson, Prithvi Chand lập một chiến dịch truy tầm và bắt được Ducroux vì Ducroux sơ ý bỏ rơi những tờ giấy bỏ đi có ghi tin tức. Cùng bị bắt với Ducroux có Fu Ta-ching và 15 thành viên của Ðảng Cộng sản Mã Lai. Tất cả đều bị truy tố với tội không đăng ký lưu trú nên bị coi là bất hợp pháp. Một số người bị tố cáo nhận tội, sáu người không nhận tội cũng được tha,và có một người bỏ trốn; nhưng Fu bị tù 6 tháng, Ducroux bị 18 tháng và số 4 người còn lại bị mỗi người hai tháng tù. Yêu cầu của phe công tố đòi tịch thu tạm thời số 12000 dollars tiền vàng của Ducroux bị bác bỏ. Số tiền này được trao lại cho lãnh sự Pháp để sau này đưa lại cho Ducroux sau khi ra tù.
Ðiều rõ ràng cụ thể nhất tìm thấy được là giấy tờ trong người Ducroux có ghi những địa chỉ ở Hồng Kông và Thượng Hải. Những hoạt động của Quốc tế Cộng sản trong những năm trước đã làm cho lực lượng cảnh sát của thuộc địa thực dân ở Ðông Nam Á châu liên lạc với Ủy ban hành chánh ở Thượng Hải để điều tra, và Onraet đã đánh điện những địa chỉ này về cho những giới chức thẩm quyền liên hệ. Vào ngày 15 tháng 6, người cầm đầu của tổ chức Dalburo là Paul Ruegg với bà vợ của ông bị bắt, tang vật có đống " tiền vàng Moscow" – trong đó có nhiều nén vàng. Năm ngày sau, bí thư của CCP là Hsiang Chung-fa bị Pháp bắt. Cho tới mới đây, chỉ huy của Dalburo là Gerhard Eisler, Ruegg là phụ tá cho ông, nhưng Eisler được Quốc tế Cộng sản cho làm đại diện Ðảng Cộng sản Mỹ. Chỉ có Pavel Mif là thoát lưới bắt bớ. Ruegg không bị kết án tội gì. Một bản cáo trạng của tòa án Thượng Hải cho biết có 1300 văn kiện từ những địa chỉ khác nhau được ông sử dụng, có liên quan ít nhiều đến vùng Ðông Nam Á châu, nhưng phần lớn với Trung Hoa. Sự chi tiêu của Dalburo đã tới con số 400000 dollars chỉ trong vòng vài tháng. Họ bị gửi đến thành phố Nam Kinh để ra tòa và bị tù chung thân. Năm 1934 , Luật sư Munzenberg kháng án và họ tuyệt thực để hỗ trợ và cuối cùng được tha. Họ về lại Mạc tư khoa và lại bị rắc rối một lần nữa vì đã ủng hộ Trotsky.
CHUYỆN HỒ CHÍ MINH BỊ BẮT
Trong lúc đó, Hồ chí Minh bị khám phá ra vào ngày 6 tháng 6 năm 1931 tại một địa chỉ gần khu Cửu Long ( Kowloon ) với một người đàn bà trẻ; cả hai đều dùng tên Quảng Ðông là Sung Man-ch’o và Li Sam.
Theo nhà sử học Pháp Daniel Hemery ( là người đã khám phá ra lá thư bằng chữ Hán mà Hồ chí Minh gửi cho người vợ Tàu Tăng tuyết Minh), trong trang 143 của cuốn sách " Ho chi Minh : de l’Indochine au Vietnam " do nhà xuất bản Gallimard ấn hành năm 1990 cho biết là vào ngày 1 tháng 6 năm 1931, Cảnh sát Anh tại Singapore bắt được một nhân viên người Pháp của Quốc tế Cộng sản ( Comintern) tên Joseph Ducroux ( bí danh Serge Lefranc). Từ chuyện bắt bớ này, họ truy ra một nhân viên Quốc tế Cộng sản khác.Vào 2 giờ sáng ngày 6 tháng 6 năm 1931, Cảnh sát Hồng Kông tới số nhà 186 đường Tam Kaw, Cửu Long ( Kowloon) để bắt một người đàn ông tên Sung Man Ch’o sống với một người đàn bà trẻ lên Ly Ung Thuan, đó là người đàn bà mà người đàn ông cho là cháu của ông ta. Cuối cùng thì cuộc diều tra cho biết Ly Ung Thuan không phải là người Tàu mà là người Việt tên Le thi Tam, vợ của Hồ tùng Mậu, là người dưới tay của Hồ . Mậu bị bắt trước đây và được thả sau đó vào ngày 30 tháng 6 năm 1931.
Hồ tùng Mậu ( 1896-1951): Sau này là người làm việc cho Hoàng văn Hoan, có quê quán ở làng Quỳnh Ðôi, Nghệ An. Ông nội là một quan lại, cha tham gia vào phong trào Văn Thân và chết ở trại tù Lao Bảo. Ông Mậu đến Trung Hoa vào năm 1919 và là người hoạt động dưới tay của cụ Phan bội Châu. Năm 1924, Cụ Phan bội Châu tin tưởng giao cho mậu chuyện phát tán những văn kiện về Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Khi cụ Phan về lại vùng Hanzhou thì Mậu bỏ cụ để đi theo Nguyễn ái Quốc ( Hồ chí Minh) và Cộng sản Quốc tế. Từ năm 1925, Hồ tùng Mậu được coi như là thủ lãnh của " Việt Nam Thanh niên Cách Mạng đồng chí hội " . Mậu chết vào tháng 7 năm 1951.
Ðiều cần thiết cần phải lưu ý ở đây là vào năm 1930, Hồ có huấn luyện thêm cho một cô gái tại phân bộ phía Nam của văn phòng Viễn Ðông của Quốc tế Cộng sản. Cô gái này là Nguyễn thị Minh Khai. Có người cho rằng Sung Man Ch’o là Tống văn Sơ tức Hồ chí Minh và Nguyễn thị Minh Khai còn có một tên khác là Lý huệ Sương.
Nguyễn thị Minh Khai ( 1910-1941) : Minh Khai là nữ cán bộ đầu tiên được huấn luyện tại trường Stalin nổi tiếng. Minh Khai quê quán ở Vinh, cha là Nguyen huy Binh là thư ký xe lửa, mẹ là Do thi Tho thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Có cô em gái là Nguyễn thị Minh Thái ( là vợ đầu của Võ nguyên Giáp). Minh Thái cũng gia nhập vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương để hoạt động chống Pháp và sau đó bị chết trong tù.
Năm 1927, Minh Khai gia nhập Tân Việt cách mạng đảng và là thành viên trong ban chấp hành tỉnh ủy Nghệ An. Năm 1929, cô rời xa gia đình đi hoạt động ở Bến Thủy, Nghệ An. Sau đó cô gia nhập Ðảng Cộng sản Ðông Dương và năm 1930 Minh Khai đến Hồng Kông và làm việc cho phân bộ phía Nam của văn phòng Viễn Ðông thuộc Quốc tế Cộng sản ( thường gọi là Dalburo), côø sống gần gũi thân mật với Lý Thụy ( Hồ chí Minh) và có nhiều bí danh như " cô Duy" , Trần thái Lan, Lý huệ Sương. Quan hệ giữa cô và Hồ chí Minh đã vượt ra khỏi tình đồng chí. Minh Khai có lẽ là người vợ Tàu mà Hồ chí Minh giới thiệu với một nhà báo Anh vào đầu thập niên 1930 và có lẽ là người mà Hồ tâm sự với sự thương cảm cùng Ðại úy cơ quan tình báo OSS Mỹ Allison Thomas vào tháng 7 năm 1947 rằng Minh Khai bị Pháp xử tử .
Theo tài liệu của Cộng sản Việt Nam, năm 1931 Minh Khai bị Quốc Dân Ðảng bắt và thả ra năm 1933. Cuối năm 1934, cùng với Lê hồng Phong và Hoàng văn Nọn, Minh Khai rời Trung Hoa đi Mạc tư khoa để tham dự Hội nghị lần thứ 7 của Quốc tế thứ ba tổ chức vào tháng 7 năm 1935. Khai lấy Lê hồng Phong làm chồng ở Mạc tư khoa. Rồi cô vào học trường Stalin.Vào tháng 3 năm 1936 cô trở lại Việt Nam cùng với Hoàng văn Nọn và hoạt động trong khu vực Sài gòn- Gia Ðịnh. Năm 1939, cô sinh một đứa con đặt tên là Lê hồng Minh ( tức con của Lê hồng Phong).
Vào ngày 30/7/1940, Minh Khai bị bắt. Dù cô không dính líu đến cuộc nổi dậy ngày 22/11/1940 ở miền Nam, Minh Khai bị tuyên án tử hình. Giám đốc bộ thuộc địa Gaston Joseph xin bản án ân xá cho cô nhưng Toàn quyền Decoux cương quyết thi hành bản án. Minh Khai bị xử bắn tại Hóc Môn, ngoại ô Sài gòn vào ngày 28/8/1941.
Hồ bị bắt giam không có bản án vì có giữ những tài liệu dính líu đến Quốc tế Cộng sản, hồ sơ có ghi chữ " tài liệu cần chuyển ngữ " , nhưng khi ra tòa lại không thấy trưng bày những tài liệu này. Cùng với Ruegg, rõ ràng là Hồ không phạm tội gì, giống như trường hợp Ducroux ở Singapore nhưng Ducroux bị bắt. Tội của Hồ và Ducroux nếu nói một cách cụ thể là coi như có âm mưu lật đổ từ xa. Tuy nhiên chính sách của Hồng Kông là không tha thứ cho chuyện dùng lãnh thổ nó để xúi giục gây rối loạn cho những quốc gia láng giềng: Hồng Kông có thể cho những người tỵ nạn chính trị được hưởng quy chế tỵ nạn, dễ dãi tha thứ cho âm mưu lạm dụng những cơ xưởng tự do, rộng mở của thuộc địa này. Những giới chức hài lòng chuyện tìm ra " Sung" chính là " Nguyễn " và quyết định sau 6 ngày bắt giam Hồ là đưa ra án lệnh trục xuất ông ta.
Vì Nguyễn ái Quốc ( Hồ chí Minh) là người được Pháp che chở và là dân của Ðông Dương nên thủ tục tống xuất thông thường là tống ông ta lên một chiếc tàu chuẩn bị đi đến một cảng nào đó ở Ðông Dương.
Ở giai đoạn này, phiên tòa của Ducroux ở Singapore đã xong nên hai cảnh sát viên Onraet và Dickinson hài lòng và tự tin đi đến Hồng Kông. Tại đây họ gặp một viên chức Anh từ Thượng Hải đến,và 2 nhân viên mật vụ Pháp đến từ Sài gòn, họ họp với nhau theo kiểu phối hợp của cảnh sát quốc tế Interpol bây giờ. Mật thám Pháp may mắn ruồng bố và bắt giữ một số cán bộ của Ðông Dương Cộng sản đảng trong đó có Trần Phú. Họ có những quan điểm đối chọi nhau về sự quyết tâm của bộ máy Quốc tế Cộng sản và đặc biệt về vai trò của Hồ chí Minh. Mật thám Pháp đã nhìn thấy sự hung ác ghê tởm của nhóm " xô viết" ở Việt Nam nên muốn dẫn độ Hồ chí Minh về Việt Nam, trong khi phe cảnh sát ở Singapore có khuynh hướng không tin âm mưu của Cộng sản Quốc tế là chuyện đáng báo động đối với lực lượng cảnh sát. Nhà cầm quyền Hồng Kông giữ thái độ dễ dãi và rộng mở. Vào khoảng ngày 10 tháng 7 năm 1931 thì có lệnh trục xuất . Cảnh sát viên Dickinson có ra tòa làm chứng một lần và khi Hồ nghe tin có người Pháp đến Hồng Kông, ông khiếu nại là đã bị mật thám Pháp thẩm vấn trong khi đang bị người Anh giam giữ. Chính quyền Hồng Kông gửi những nhóm cảnh sát tới Hồng Kông để điều tra trước đây về nguyên quán . Sự khiếu nại của Hồ là một đòn đánh thành công vào sự hợp tác của cảnh sát truy lùng phe Quốc tế Cộng sản ở vùng Viễn Ðông trong 7, 8 năm nay.
Trong khi bị điều tra Hồ chí Minh tỏ ra hòa nhã và dễ mến. Hồ nói tiếng Anh, chứ không nói tiếng Quảng Ðông. Hồ học tiếng Tàu tương đối chậm và vào năm 1925 khi nói chuyện với một hội nghị Quốc Dân Ðảng thì ông dùng tiếng Pháp. Những người thẩm vấn không ngạc nhiên khi thấy Hồ còn yếu tiếng Quảng Ðông vì họ biết Hồ là người Việt Nam. Dù trước đây ông khai là ông sinh năm 1890 nhưng giờ đây ông nói ông chỉ có 36 tuổi. Ông chối ông không phải là Nguyễn ái Quốc và nói ông sinh ở một tỉnh của Trung Hoa đối diện với tỉnh Móng Cáy của Việt Nam. Ông nói ông có đi Pháp nhưng không đi Liên xô và không dính dáng gì đến Quốc tế Cộng sản. Ông tự nhận ông không phải là người Cộng sản mà là người quốc gia. Ông nói không có cái gì gọi là Ðảng Cộng sản Việt Nam – mà chỉ có 3 đảng " quốc gia", có sự khác nhau giữa mỗi đảng tùy theo quyền lực bên ngoài mà đảng đó hướng tới để tìm kiếm sự giúp đỡ hầu chống lại chủ nghĩa đế quốc. Một đảng thân Nhật, một thân Ðức và một thân Anh. Ông là người thuộc đảng thân Anh. Ông từ chối không biết đến ông Lefranc nhưng thú nhận có viết một tấm danh thiếp đề tên Lefranc mà cảnh sát viên Onraet kiếm thấy trong túi của Ducroux. Một cái thư của Lefranc gửi cho " T.V.Wong" là chủ nhà của ông bị Onraet chặn giữ, ông nói thư ấy không có ý gửi cho ông. Ông thú nhận bức ảnh " Nguyễn ái Quốc " chính là ông ( đây là bằng chứng cho ông biết mật thám Pháp đang có mặt ở Hồng Kông), nhưng nói ông không đội cái nón như trong hình. Sự đối đáp lung tung của Hồ cũng tương tự như sự chối từ lý lịch của Tan Malaka để tránh né sự trục xuất làm cho cảnh sát nghi ngờ là đã có sự chỉ thị chung của Quốc tế Cộng sản cho cán bộ của họ. Sự chối bỏ này đã giúp cho can phạm ít nhiều khi ra tòa. Ông yêu cầu ông được trục xuất về Anh.
Vào lúc này ông Luật sư Frank Loseby,vốn là một cố vấn trẻ ở Hồng Kông, đang cố gắng để đứng ra biện hộ cho Hồ. Và rốt cuộc Hồ được thả ra. Sau này vào thập niên 60, ông Loseby có qua Hà Nội thăm Hồ trước khi Hồ qua đời.
Ngày xưa khi đi làm cách mạng, lúc bị bắt và bị tù, Hồ chí Minh còn được các luật sư tận tình đứng ra bào chữa một cách đàng hoàng dù đó là thời của thực dân thống trị. Ngày nay, mỉa mai thay, trong chế độ Hồ chí Minh, những người bị án tù chính trị lại không có được một luật sự bào chữa chính thức như Hồ chí Minh đã có trong thời gian bị bắt ở Hồng Kông. Xem thế mới thấy con đường cách mạng mà Hồ chí Minh đã đi không mang lại dân chủ cho dân tộc Việt Nam mà chỉ đưa dân tộc vào trong một chế độ phản dân chủ, tối tăm mà con đường thoát ra duy nhất là phải tìm đủ mọi cách để giật sập chế độ rừng rú, độc tài này xuống. Dân Việt Nam đang từng ngày đổ máu để làm công việc vô cùng khó nhọc nhưng đầy vinh quang đó.
Một ngày không như mọi ngày. Mỗi ngày qua đi đều có sự thay đổi như tế bào trên con người. Những tế bào già nua, thối rữa phải rụng xuống để cho tế bào mới đâm chồi nảy lộc thay thế. Guồng máy chuyên chính nặng nề cũng có ngày phải sụp đổ vì không còn khả năng đứng vững để tồn tại với thời gian.
Mau hay chậm là tùy sức lực và quyết tâm hành động của chúng ta,những người còn nghĩ đến quê hương và dân tộc. Lịch sử đã cho thấy có triều đại nào đứng mãi với thời gian, triều đại Cộng sản cũng đang bước vào giai đoạn hấp hối, lâm chung. Chúng ta cần phải tỉnh táo để xử lý mọi chuyện đúng lúc, đúng nơi, hợp tình hợp lý để tiết kiệm xương máu cho nhân dân Việt Nam trong khi đương đầu với bạo quyền độc ác, tàn bạo. Một nhân dân đã chịu quá nhiều đau khổ và bất hạnh.
Ôi ! ai cũng mơ tới một ngày triệu triệu trái tim bùng vỡ ngất trời để đưa bọn mặt người dạ thú trong chế độ độc tài, phản dân chủ ở Việt Nam ra pháp trường xử tội.

Lawndale, Một chiều thu lạnh cuối tháng 10 năm 2004
Trần viết Ðại Hưng
Email: dalatogo@yahoo.com
http://geocities.com/tranvietdaihung/biantutoi.html

 http://xoathantuong2.tripod.com/tvdh/tvdh_batt.htm


 ÐỌC VÀ SUY LUẬN VỀ BÀI 
"HỒ CHÍ MINH, TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ"
CỦA HOÀNG TÙNG


Tài liệu này trích từ hồi ký " Những kỷ niệm về Bác Hồ " của ông Hoàng Tùng, nguyên bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân. Tập hồi ký này vừa phát hành liền bị thu hồi vì những điều ông Hoàng Tùng trình bày về ông Hồ tuy trung thực nhưng có tính cách tiêu cực. Và càng bị cấm đoán thì người ta càng tin những điều ông Hoàng Tùng về ông Hồ là chính xác. Đảng Cộng sản vốn biến ông Hồ thành thánh từ lâu nên không chấp nhận bất cứ quan điểm tiêu cực nào về ông Hồ. Những tiết lộ của Hoàng Tùng về ông Hồ đã cho thấy ông có những sự trăn trở, lo lắng, đau đớn, những thất bại và thất sủng trong suốt cuộc đời cách mạng của ông. Những chi tiết này sẽ làm cho các sử gia và hậu thế có một cái nhìn đúng đắn và chân thực hơn về con người và sự nghiệp cách mạng của Hồ chí Minh.HỒ CHÍ MINH, TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ
Vì quan hệ của ta với Trung Quốc và Liên Xô không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập thì hai nước đều không công nhận. Trung Quốc thì quan hệ không chính thức. Hai người sang ta đầu tiên nhân danh Đảng mà cũng là Đảng địa phương thôi, đó là Chu Nam và Trang Điền. Một người là chính ủy, một người là tư lệnh quân khu Hoa Nam sang nhờ ta giúp họ tiễu phỉ ở Thập Đại Vạn Sơn. Sau đó ta có cử một trung đoàn do Lê quảng Ba phụ trách sang Trung Quốc. Các đồng chí Việt Nam ở Diên An và Trung Quốc sau khi thấy cách mạng Việt Nam thắng lợi thì xin về. Lúc đầu là Nguyễn khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Lý Ban, Trương ái Dân, Cao tử Kiến. Trương ái Dân trong thời gian kháng chiến chống Pháp làm công tác công vận ở Liên khu 3 do tôi phụ trách. Đồng chí ấy nói với tôi rằng, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-1931, đồng chí ấy sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, được đi Diên An. Trong cuộc vận động chỉnh phong năm 1942-1943, đồng chí ấy bị thẩm vấn lý lịch. Người ta hỏi người đứng đầu Đảng Cộng sản là ai, đồng chí ấy trả lời là Trần văn Giàu, liền bị chôn một nửa người xuống hố sâu. Sau đó không hiểu vì sao được thả. Sau Cách Mạng tháng tám năm 1945, đồng chí được về nước cùng với một số người nói ở trên. Cao tử Kiến công tác ở Yên Bái trong thời gian kháng chiến chống Pháp.
Sau khởi nghĩa ta mở một lớp huấn luyện ở Vạn Phúc cho cán bộ học. Nghe anh Lê đức Thọ nói lại là Hồng Lĩnh, tức Nguyễn khánh Toàn, nói chẳng ai hiểu gì cả. Sau tôi nghe mấy người khác nói ông ta là một giáo sư giỏi lắm. Cả Bùi công Trừng đi học ở Liên Xô về nói cũng thế cả.
Về quan hệ với Liên Xô, tôi biết Liên Xô, nhất là Stalin coi Bác là một người dân tộc chủ nghĩa cải lương từ năm 1928. Sau lại thêm việc Bác bị bắt ở Hồng Kông rồi lại được thả, khiến Liên Xô nghi ngờ. Stalin không hiểu được lại có những người như Loseby ( *). Lại thêm việc Hà huy Tập báo cáo. Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà huy Tập báo cáo với Quốc Tế về việc mật thám đưa bà Thanh ( chị Hồ chí Minh) đi Trung Quốc tìm Nguyễn ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn ái Quốc. Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế Cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời. Người xin về nước. Tại Đại Hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7, Người không tham gia đoàn đại biểu Đảng ta, chỉ là đại biểu dự thính. Liên Xô vẫn cho rằng Việt Minh là một thế lực dân tộc chủ nghĩa. Họ không thấy Đảng Cộng sản đâu, và vì sao Đảng Cộng sản giải tán. Năm 1948, cả hai nước đều tìm hiểu xem Việt Nam là gì. Đảng ta cử Nguyễn Chương ( cùng ở xứ ủy với tôi )làm phó cho Lê đức Thọ sang Xiêm tổ chức lại tổ chức của ta ở đó. Trong khu ủy của khu bốn, mọi người mâu thuẫn với nhau, mà toàn những lão thành cả như Nguyễn Sơn, Hoàng văn Hoan, Hồ tùng Mậu, Trần hữu Dực. Ông Hoàng văn Hoan thì nổi tiếng về những chuyện kèn cựa ngay từ đầu. Ta cử Hoàng văn Hoan bàn với Nguyễn Chương ( có thể là do gợi ý của Trung Quốc ) là cử Nguyễn Chương sang Trung Quốc để nghiên cứu. Nhưng thực tế Trung Quốc muốn qua Nguyễn Chương để tìm hiểu tình hình Việt Nam. Nguyễn Chương đến Trung Quốc báo cáo tình hình. Phương hướng báo cáo cũng hữu khuynh đúng như họ đánh giá, nói là ta dân tộc chủ nghĩa, đề cao địa chủ quan lại, không nêu cao vai trò của Đảng và liên minh công nông. Đại diện của Liên xô ở Praha gặp hai đại diện của ta là Trần văn Danh và Lê Hy hỏi tình hình. Hai người này nói cũng ăn khớp với Nguyễn Chương nói. Nói khớp như nhau bởi vì chúng tôi lúc đầu nghiên cứu theo cương lĩnh của đồng chí Trần Phú, nghĩa là cương lĩnh thứ hai của Quốc tế Cộng sản, tức là làm cách mạng tư sản dân quyền, lấy công nông làm trụ cột, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lập chính quyền xô viết �...Chỉ đến khi Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Bác trực tiếp sang mới trình bày rõ vấn đề. Việc này tôi không được nghe trực tiếp, chỉ nghe anh Lê văn Lương nói lại. Khi gặp Bác, Lưu thiếu Kỳ nói ngay rằng : " Các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi, vì chúng tôi hiểu rằng các đồng chí giải tán Đảng thật. Còn địch nó thừa hiểu các đồng chí không giải tán Đảng." Hôm tuyên bố giải tán Đảng tôi không được dự, nhưng nghe nói lại rằng, quyết định này của Bác thật là táo bạo. Lúc đó không làm thế cũng nguy, vì âm mưu của Tưởng là đánh đổ Cộng sản. Với bọn Lư Hán, Tiêu Văn, Đảng Cộng sản tồn tại là chúng nó chết, vì sẽ bị Tưởng trị. Nên ta mới lập mẹo tuyên bố giải tán Đảng, chỉ tuyên bố về danh nghĩa mà thôi, còn trên thực tế Đảng vẫn tồn tại. Khi đưa ra bản tuyên bố giải tán Đảng ở Thường vụ, người không tán thành nhất là đồng chí Trường Chinh. Sau Tưởng không có lý do gì thúc ép khi Đảng đã tuyên bố giải tán.
Sau Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế Cộng sản đã phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung quốc coi như là người đỡ đầu ta. Tôi cho rằng vì lý do đó như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên xô sẽ gay chuyện. Từ Đại hội Đảng ta lần thứ nhất ở Macao, Hà huy Tập đã phê phán Bác như Quốc tế Cộng sản đã phê. Bác không nhận là chủ tịch nước cũng là thật lòng chứ không khách khí. Sau này anh Lê đức Thọ nói với tôi rằng khi đề nghị Bác làm chủ tịch nước thì Bác từ chối mãi, Bác nói mình là chủ tịch nước à ? Mình chỉ đứng đằng sau thôi, còn tìm người khác làm. Người còn nói nếu tìm khó quá cứ đưa Bảo Đại ra làm rồi mình thu xếp. Bác thực sự vì cách mạng chứ không vì mình.
Đây là về phía Liên xô, Trung quốc, còn về phía Đảng Cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết với ta, lúc đầu họ cũng cho Việt Minh là phái thân Nhật chứ không phải Cộng sản. Năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp phái Léo Figuères, ủy viên dự khuyết của Trung ương, phụ trách tờ báo Thanh Niên, sang điều tra tình hình của ta. Léo Figuères đến Việt Bắc. Về mặt chức vụ, tôi cũng tương đương với anh ta, nên được cử tiếp anh. Cố nhiên là năm 1946, khi sang Pháp Bác cũng đã nói được một phần nào rồi, nhưng Đảng Cộng sản Pháp chưa thể hiểu hết. Léo Figuères muốn biết thực sự Đảng Cộng sản có tồn tại hay không, anh ta đi khắp các nơi, ở đâu cũng thấy có Đảng Cộng sản, mà đảng viên Đảng Cộng sản là những người lao động, những người công nhân, trí thức, còn quan lại, địa chủ là tượng trưng bên ngoài thôi. Từ đó Đảng Cộng sản Pháp mới thực sự công nhận ta. Cũng từ đó mới có các phong trào ủng hộ Việt Nam. Trước đó, Đảng Cộng sản Pháp không làm gì để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bây giờ. Trong nội bộ tình hình nói chung ổn định, trừ mấy trường hợp, như Trần văn Giàu. Giàu học ở Liên xô về. Tôi biết có người tên là Phi Vân, cũng học ở Liên xô về, bị đi tù ở Sơn La. Khoảng năm 1935, ở tù cùng với Phi Vân, tôi hỏi Phi Vân có nhận xét gì về Nguyễn ái Quốc. Vân nói ông già này không có gì đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông ta là loại dân tộc chủ nghĩa, trình độ lý luận kém. Đó là cách nhận định về Bác của mấy người đi Liên xô về. Trần văn Giàu thuộc loại trên. Có lần Trần văn Giàu nói với tôi, năm 1932 về, anh là bí thư, sau khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, anh em mình nhiều người bị bắt, anh đứng ra lập một tổ chức tiên phong, coi như nòng cốt của cách mạng. Cuộc khởi nghĩa ở Sài gòn chính anh là người lãnh đạo. Còn ở Nam bộ một số đồng chí của ta như Ung văn Khiêm, Hà huy Giáp, Nguyễn thị Thập ra nắm vùng nông thôn. Ba người này ra ngoài Bắc dự Hội nghị Tân Trào. Nguyễn thị Thập đến không kịp, Ung văn Khiêm đến chỗ tôi rồi đi Tân Trào, chứ Trần văn Giàu không được thừa nhận. Việc phân xử Trần văn Giàu có các lớp đàn anh đi tù ở Côn Đảo về. Họ là bậc thầy ở Nam Bộ, là những người lãnh đạo quen thuộc của nhân dân Nam Bộ. Thế của Trần văn Giàu yếu đi,về sau cấp trên điều Trần văn Giàu đi Xiêm.
Trong Đảng có hai nguồn đào tạo, một học ở Liên xô về, một học ở Trung quốc về. Do đó họ theo quan điểm của hai nơi, có những ý kiến không giống nhau, đôi lúc hục hặc với nhau. Nhưng nói chung cả hai bên đều chịu Bác. Chỉ có Nguyễn Sơn về sau có vấn đề phải ra đi. Trước khi mất, Nguyễn Sơn có tâm sự với tôi rằng sai lầm thì phê bình chứ sao lại đuổi đi. Ông ta trách Bác. Lúc đó tôi hỏi anh Võ nguyên Giáp, anh ta hay hục hặc như thế để anh ta làm phó cho anh có được không, Võ nguyên Giáp nói làm phó thế nào được, anh ta suốt ngày chửi tôi, anh ta còn phê bình trường Nguyễn ái Quốc rất ghê. Sau Bác nói chú Nguyễn Sơn hữu tài nhưng ..nên mời chú đi..Thực ra cái khó của hai nhóm này là không hiểu được tư tưởng biện chứng Mác-xít. Ta làm cách mạng ở một nước thuộc địa chứ không phải làm cách mạng ở một nước tư bản, hay quân phiệt nông dân như Trung quốc. Vấn đề thống nhất dân tộc Việt Nam nhiều người không hiểu được, cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn hiểu là phải nhấn mạnh liên minh công nông. Bác có lúc nói Đảng của giai cấp là theo thời cuộc, và cũng là để chiều lòng người..Bác định nghĩa Đảng đúng nhất là ở Đại hội 2. Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tức là của dân tộc Việt Nam. Bây giờ lại càng đúng, vì nông dân, công nhân đâu có cách biệt gì lớn, không phải là giai cấp bị áp bức, cùng làm chủ cả, cùng là người lao động tự do, thêm một số trí thức nữa, chứ không phải chỉ có giai cấp công nhân mới ra đời mấy chục năm nay. Bác hết sức sâu sắc nhưng người không nói ra. Những bài viết, những bài phát biểu của Bác từ năm 1920 đến năm 1925 có phân tích sâu sắc, lý luận sắc bén. Sau này, từ Cách mạng tháng 8 trở đi, Người viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không phân tích dài dòng để quần chúng dễ hiểu. Hai bên không hiểu, cứ " chiếu tướng " nhau rồi sinh chuyện. Nói Bác lý luận kém là hoàn toàn sai.
Sau khi gặp Stalin và Mao, hai bên cứ thúc ép Bác làm như họ, tức là liên minh công nông, do Đảng lãnh đạo, lập chính quyền công nông, rồi làm cải cách ruộng đất. Bác chưa muốn làm cải cách ruộng đất. Thuyết ba giai đoạn của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hội 2 là có ý kiến của Bác. Theo thuyết ba giai đoạn thì cải cách ruộng đất để sau, hãy làm giảm tô, giảm tức. Đồng chí Trường Chinh phân tích rất hay. Năm 1946, họp Xứ ủy, tôi được nghe ông nói : Dưới chính quyền Cách mạng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cách mạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn.
Mùa thu năm 1950, Trung quốc phái hai phái đoàn cố vấn sang Việt Nam. Một đoàn chính trị do La quý Ba làm cố vấn. La quý Ba trước là bí thư của Mao, bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao trạch Đông như một ông thánh. Ông là người tin cẩn của Mao. Còn tổng cố vấn về quân sự là Vi quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn, vì nó có đủ cả bộ máy của quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung quốc là muốn sửa ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung quốc, lý luận Mao trạch Đông, lý luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên của họ là sửa quân đội đã. Họ sửa cả Đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính ủy. Trước ta chỉ có chính trị viên. Cùng là chính trị cả nhưng có khác nhau về chức năng. Chính ủy là người bao trùm lên tư lệnh, chứ không phải tư lệnh là người quyết định. Lập ra chính ủy là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhắm vào ông Giáp. Vì ông Giáp xuất thân từ trí thức, năm 1950 mới có 10 tuổi Đảng, mặc dù ông tham gia cách mạng từ những năm 1930, nhưng ông hoạt động bị bắt, rồi lại đi học, mãi đến năm 1940 mới được Bác kết nạp vào Đảng. Theo Trung quốc, ông là một trí thức, xuất thân không phải công nông, để ông nắm quân sự là không ổn. Đặt ra chức chính ủy là để phụ trách Đảng trong quân đội. Có người đưa ra đoàn cố vấn một danh sách cán bộ trong quân đội xuất thân từ gia đình không phải là công nông, định để gait ra khỏi quân đội. Ai đưa danh sách này cho đoàn cố vấn ? Tôi ngờ rằng đó là một người trong quân đội, người này là Lý Ban, phó của Văn tiến Dũng. Văn tiến Dũng là cục trưởng, Lý Ban là cục phó. Ông Giáp mới đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo đốt ngay đi, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ. Nguyễn hữu An, Đặng vũ Hiệp đều trong danh sách ấy cả, vì thuộc trí thức. Theo họ, chấn chỉnh quân đội trước để chuyển sang tổng phản công. Lúc đó ta tin tưởng quá nhiều vào Trung quốc, vì các ông Trang Điền, Chu Hạ sang nói khi nào Quân giải phóng " nam hạ " thì sẽ giúp Việt Nam đánh Pháp.
Đầu năm 1950, Bác cùng bộ chính trị phân tích tình hình, mối quan hệ giữa thế và lực. Lực của ta còn yếu, mới có một đơn vị tổ chức thành đại đoàn 308. Còn lại là tiểu đoàn và trung đoàn. Lực lượng thực sự cũng yếu. Tổng phản công lúc này cũng khó. Chỉ hy vọng ở cái thế. Bác đã viết trong " Học đánh cờ ": Lực yếu nhưng thế mạnh thì lực sẽ tăng. Về lý luận thì đúng, nhưng còn trong điều kiện cụ thể lại khác. Nên ta tính năm 1950 chưa thể tổng phản công được. Vi quốc Thanh chuẩn bị, mọi việc nhất nhất xin ý kiến của Mao. Mùa thu năm 1950, ta đánh chiến dịch Biên giới Đường số 4. Trần Canh trực tiếp sang giúp. Tôi nghe nói lúc đầu ta định đánh từ Cao Bằng ( theo ý ông Giáp ). Trần Canh nói ta nên đánh Đông Khê. Vì Đông Khê là tuyến chính nhất ở trên này. Mà đánh vào điểm yếu thì cả phòng tuyến của địch sẽ bị rung. Đánh vào điểm mạnh thì ta chưa đủ sức. Đúng là Trung quốc có công giúp ta trong trận Biên giới. Sau thắng lợi mới, tổng kết chiến dịch và sau đó là tiến hành chỉnh huấn, chỉnh quân, thay đổi lại tổ chức quân đội.
Thế là năm 1950-51 đoàn cố vấn thực hiện chỉnh đốn quân đội. Các chỗ khác họ chưa đụng tới. Đại hội Đảng ta năm 1951, đại biểu nước ngoài tới dự chỉ có La quý Ba, bên Kamphuchia có Xiêng Hiêng ( sau phản bội ), phía Lào có một đại biểu. Tại Đại hội, La quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp. Sau đó bắt đầu đánh thuế. Họ đem các nề nếp từ bên Trung quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh đảng, chỉnh phong từ Diên An sang. Sau Đại hội ta không nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lý thuyết ba giai đoạn, vì thế nên mùa hè năm 1952, Mao trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề , " Terre et eau " ( đất và nước ), ký tên là Le Ding, đăng ở tạp chí " Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ mới ". Bác nói đại ý: Đất và Nước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân. Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất. Năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, Bác chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều hiểu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn thị Năm. Nguyễn thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng quốc Việt, Lê đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ đình Thiện, Trịnh văn Bô giúp đỡ nhiều cho Cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung quốc. Họp bộ chính trị, Bác nói, " Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho Cách Mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa. " Sau cố vấn Trung quốc là La quý Ba đề nghị mãi, Bác nói, " Thôi tôi theo đa số,chứ tôi vẫn cứ cho là không phải. " Và họ cứ thế mà làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo Cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953?Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện. Có lần Bác trầm ngâm nói, " Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đất, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo họ. "
Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản là do Trung quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế. Do đó khi Cách mạng tháng tám thắng lợi , không khí vui mừng đến như thế, mà chiến thắng Điện biên Phủ không khí không được vui bằng.
Tôi nhớ có chuyện thế này, đầu năm 1951, lúc đó tôi là Chánh văn phòng của Tổng bí thư nên được dự các cuộc họp của Thường vụ Trung ương. Trong một cuộc họp Thường vụ Trung ương, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao. Cũng như Bác không thích gì Tưởng giới Thạch, nhưng Bác vẫn dịch cuốn " Trung Quốc mệnh vận " do Tưởng viết, rồi đem biếu Trương phát Khuê. Tranh thủ để giữ vững chính quyền, giảm được kẻ thù. Bác hết sức tinh trong nhìn nhận tình hình chính trị. Nhưng người ít nói. Nhiều người không biết cứ tưởng Bác mơ hồ trong vấn đề này khác. Chính trị Bác sắc sảo, nhưng Người rất ghét nói ba hoa. Bác bao giờ cũng vì dân, vì nước, chứ không vì cá nhân mình. Nhiều người sắc sảo nhưng lại vì bản thân mình nhiều, củng cố vị trí cá nhân mình nhiều hơn. Nếu người lãnh đạo Cách mạng nào cũng được như Bác thì không bao giờ chính quyền bị đổ, vì Bác lúc nào cũng có Đảng có dân, quan hệ với dân chặt chẽ, không bao giờ làm điều gì vì mình, tất cả đều xuất phát vì nhân dân. Tôi cho rằng hiểu được Bác không dễ, làm như Bác càng khó hơn.
( ...)
Tìm hiểu về Bác, tôi thấy Bác có 10 nỗi đau lớn ( 1)
Một là gia đình tan nát. Mẹ và người em út mất sớm vì nhà nghèo không đủ tiền mua thuốc, không ai chăm sóc, trong lúc bố đi vắng. Cụ Nguyễn sinh Sắc bị thù oán nên bị hại. Tính cụ ngay thẳng, phê phán thẳng thắn những người xấu và làm theo ý mình cho là phải. Bọn quan lại ghét cụ. Nhân có một người bị phạm tội đưa đến, lệ ngày xưa trước khi xử án phải nọc người đó mấy chục roi trước. Chẳng may người phạm tội bị bệnh từ trước nên sau khi bị đánh trả về một thời gian người ta chết. Nhân việc này mới cách chức cụ và đày đi biệt xứ. Còn ông anh và bà chị Bác cũng bị tù đày, rồi sau mất sớm.
Nỗi đau thứ hai là, sau vụ chính biến Tưởng giới Thạch, Bác đi Liên xô. Trước đó Bác phụ trách phòng Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản. Bác có đi dự Đại hội 5 Quốc tế Cộng sản nhưng không được bầu vào Ban chấp hành. Lần này sang, do cách hoạt động của mình, Bác bị Liên xô nghi ngờ là chưa đủ tiêu chuẩn Cộng sản. Sang Liên xô Bác không được giao việc gì cả, không có chức vụ chính thức trong tổ chức quốc tế. Bác xin về, họ không cho tiền. Sau Bác phải xin tiền bạn bè để về. Bác về Xiêm tìm đến các gia đình người Nghệ như gia đình cụ Đặng thúc Hứa. Bác hoạt động trong giới Việt kiều. Sau đó Bác có sang cả Lào để gây dựng cơ sở ở đó. Như thế việc Bác về Xiêm là do Bác chủ động chứ không phải là do Quốc tế phân công. Nghe tin ở nước nhà giải tán Thanh niên cách mạng đồng chí hội để lập Đảng Cộng sản. Bác cho rằng chưa phải lúc. Bác cho rằng lúc đầu hãy tập hợp thanh niên và giương cao ngọn cờ yêu nước đã. Có tổ chức Đảng Cộng sản chỉ là tổ chức bí mật chứ chưa đưa Đảng Cộng sản ra và nói đấu tranh giai cấp vội, cứ nói đánh Tây cho quần chúng dễ hiểu. Theo tôi vì sao lại lập Đảng Cộng sản ? Chuyện này có lẽ bắt nguồn từ Đảng Cộng sản Pháp. Đảng Cộng sản Pháp sợ liên lụy không dám bênh vực phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa nữa. Sau Cách mạng tháng mười, hai người Cộng sản Pháp sang Liên xô gặp Lênin là Frossard và Cachin. Frossard không đồng ý với Lênin một số điểm cho nên về nước không được dùng mà chỉ có Cachin được dùng. Những điều này tôi đoán lúc đầu Bác không biết, vì lúc đó Bác đang là một nhà cách mạng chân thành trong sáng, không nghĩ đến những điều phức tạp bên trong. Đảng Cộng sản Pháp cho rằng Bác không lập ra Đảng Cộng sản mà chỉ tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, lại phê phán Đảng Cộng sản Pháp khá nhiều, trên báo chí và ở Đại Hội Quốc tế Cộng sản. Đảng Cộng sản Pháp có ý không tán thành Bác. Năm 1923, Nguyễn văn Tạo là học sinh bãi khóa ở Sài goon được sang Pháp học, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Pháp, rồi vào Trung ương ngay. Nguyễn ái Quốc không được bầu vào Trung ương, Bác làm ở Ban thuộc địa, Đảng Cộng sản Pháp cử 3 người trong đoàn Pháp sang Đại hội 6 Quốc tế Cộng sản, trong đó có Nguyễn văn Tạo. Nguyễn văn Tạo đề nghị là ở Đông Dương điều kiện đã chín muồi, đề nghị cho thành lập Đảng Cộng sản. Sau đó mới tác động đến nhóm Bắc kỳ gồm Ngô gia Tự, Nguyễn phong Sắc, Nguyễn đức Cảnh, là ba người hăng hái nhất lập ra Đông Dương Cộng sản đảng, đề nghị giải tán Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Việc đó chính là phê phán Nguyễn ái Quốc, hay gọi là sự sửa sai đối với Nguyễn ái Quốc. Nhưng Bác vẫn im lặng tìm cách sửa sai việc đã rồi, vì ba tổ chức tìm cách chống nhau, gây chia rẽ. Sau Lê văn Lương nói với tôi là khi Bác về, Trịnh đình Cửu có hỏi Bác giấy ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, vì Bác nói là Quốc tế cử về. Bác trả lời, " Đồng chí thử tưởng tượng xem, nếu tôi mang trong người giấy ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, thì liệu tôi có về được đến đây không? ". Trong số những người dự hội nghị hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản có Lê hồng Sơn ( Đông Dương Cộng sản đảng ). Có người nói không có Đông Dương Cộng sản đảng là không đúng, Người sáng lập An Nam cộng sản đảng là Hà huy Giáp, nhưng anh theo quan điểm công nông, đưa công nhân lên là chính, nên mới đưa Hạ bá Cang lên. Hạ bá Cang, Nguyễn Thiệu, Châu văn Liêm được cử đi dự hội nghị hợp nhất. Nhưng Hạ bá Cang bị bắt ở Hải Phòng nên không dự được. Đại diện cho Bắc kỳ là Trịnh đình Cửu và Nguyễn đức Cảnh. Bác đưa ra Chính cương vắn tắt và điều lệ vắn tắt, thật sự là Bác đã trở lại đường cách mạng với 3 mục tiêu: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Mà dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc chính là tư tưởng của Tôn Văn. Nhưng cách thực hiện khác hoàn toàn. Tôn Văn dùng cách mạng tư sản. Bác là làm cách mạng nhân dân, cách mạng quần chúng rồi tiến dần lên cách mạng xã hội chủ nghĩa thực sự. Bác nói là làm từ từ, dần dần. Tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay làm sao được với một nước có nền nông nghiệp lạc hậu. Mẫu của Stalin không phải đâu cũng áp dụng như thế. Nhiều ông cách mạng còn trẻ, kinh nghiệm ít, cứ tin theo sách, nhưng Bác không khờ như thế.
Năm 1931-32 ở Hương Cảng, Bác không có chức vụ gì, nhưng vì sự nghiệp cách mạng nên Bác vẫn làm. Bác gửi thư cho Quốc tế Cộng sản đề nghị giao việc, vì thời gian đó Bác chỉ làm nhiệm vụ của một hộp thư. Đường giao thông của ta với Pháp bị vỡ do một anh thủy thủ Pháp bị bắt khai ra. Khi tôi ở trong tù thì được thông báo cho biết là Trần văn Giàu bị bắt khai ra đường day, nhưng sau này tôi hỏi lịch sử Đảng Sài gòn, họ nói có tài liệu chứng minh là không phải Trần văn Giàu khai. Mật thám tìm được chỗ Bác ở và bắt Bác. Việc Bác được tha là nhờ luật sư Loseby. Ông luật sư cãi cho Bác là ông Stafford Cripps sau này là bộ trưởng dưới thời Thủ tướng Churchill. Việc Bác bị bắt rồi lại được tha, Liên xô không hiểu, họ nghi ngờ có điều gì phức tạp trong vụ án. Tại sao lãnh tụ Cộng sản mà được đế quốc tha yên ổn, cho nên trong vùng 4 năm họ không giao việc gì. Bác là nhân viên thường ở Ban thuộc địa. Sau đó Bác nhận làm nghiên cứu sinh phó tiến sĩ , nhưng Người rất chán. Tại Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản, Bác không có cương vị gì cả. Đại hội lần thứ nhất của Đảng ta họp trước đó, bầu Bác là Ủy viên dự khuyết, và còn ghi rõ là chỉ công tác ở nước ngoài. Chính vì thế nên Bác không có tên trong đoàn đại biểu của Đảng ta sang dự Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản. Đoàn đại biểu của Đảng Việt Nam chỉ có Nguyễn thị Minh Khai, Lê hồng Phong. Sau khi xin việc mãi không được, Bác xin về nước. Gần đây tôi có gặp một nhà trí thức Việt Nam, người này có gặp một nhà trí thức Pháp, họ nói Bác suýt bị hạ vì những chuyện lôi thôi này. Ông lãnh tụ Nhật Bản Nosaka Sando cũng bị rầy rà. Những chuyện này Bác biết cả.
Thời gian này quan hệ với Trung quốc không gay go, vì tình bạn của Bác với Chu ân Lai, Lý phú Xuân, Diệp kiếm Anh..khi Bác ở Quảng Châu là thân thiết. Năm 1938-39 Chu ân Lai cũng giúp đỡ Bác nhiều. Chỉ có sau này với Mao trạch Đông là Bác gặp khó khăn thôi.
Về việc Bác bị bắt năm 1942 ở Trung quốc, tôi được biết như sau: chuyện này do Hoàng Điền, đại tá về hưu, người được dự các lớp huấn luyện ở Liễu Châu năm 1944, nói với tôi. Mục đích chuyến đi này của Bác là gặp Chu ân Lai để hỏi thăm tình hình quốc tế. Lúc Bác bị bắt, trong người có tấm danh thiếp :Hồ chí Minh, Việt Nam hoa kiều ký giả và một số giấy tờ khác. Hoàng Điền nói Trương bội Công đứng đầu bọn tình báo của Trương phát Khuê đã bố trí Trần Báo ở với những người cách mạng của ta thường đi qua để bắt. Tên này là em bà Ngô khỏa Duy, vợ ông Hồ học Lãm, người đã biết rõ Bác Hồ. Bác bị hành hạ khổ sở. Nhưng nỗi đau nhất của Bác là Người bị bắt trong lúc tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động. Nếu ở nhà lúc đó không có anh Trường Chinh thì thật sự chúng ta không có ngày nay đâu. Tả lại phần nào nỗi đau của mình trong những ngày bị bắt giữ, Bác có viết bài thơ, " Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do."Càng cay đắng hơn là Bác bị bắt trong lúc Cách Mạng rất cần Người.
Nỗi đau thứ tư là sau năm 1945, Liên xô, Trung quốc không công nhận ta. Đảng Cộng sản Pháp cũng nghi ngờ.
Nỗi đau thứ năm là 1950-52, Mao trạch Đông và Stalin gọi Bác sang phê phán gay gắt, buộc phải thay đổi đường lối, dẫn ta đến sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tuy nhiên Trung quốc giúp ta chỉnh lại quân đội có phần đúng. Mục đích của họ là sửa lại cả quân sự, chính trị, tổ chức, cách dùng người. Nhân nói về chính sách dùng người của Bác, tôi muốn kể chuyện này. Có lần trong một cuộc hội nghị về công tác tổ chức, Lý Ban nói, " Đối với con cán bộ khi kết nạp vào Đảng không cần phải thời gian dự bị, mà được chính thức ngay." Bác nói ngay, " Chú nói như thế không đúng. Đối với cách mạng phải xem cụ thể người ấy như thế nào. Vì có chuyện hổ phụ sinh khuyển tử, tức là hổ đẻ ra chó. Phan bá Ngọc là con của Phan đình Phùng đã đưa mật thám bắt Phan bội Châu. Nhưng cũng có những địa chủ lớn như Bành Bái, địa chủ nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông lại là người tiến bộ, Đảng Cộng sản coi là anh hùng. Cho nên không được máy móc, không được xem nguồn gốc xuất thân, lý lịch làm quan trọng."
Họ sửa khá nhiều nên Bác đau long. Bao nhiêu nhân sĩ Bác lôi kéo tranh thủ, sau đó phải gạt hết, có những người còn bị đấu tố nữa.
Nỗi đau thứ sáu là Bác không ngờ Liên xô và Trung quốc lại xung đột, mâu thuẫn đến gay gắt như thế. Bác nói phe xã hội chủ nghĩa do Liên xô và Trung quốc lãnh đạo. Nhưng Liên xô và Trung quốc cùng lãnh đạo thế nào được. Một nước chỉ có một mặt trời. Mao trạch Đông là mặt trời hay Stalin là mặt trời đây. Liên xô hay Trung quốc đứng đầu lãnh đạo ? Chỉ có một mà thôi. Hai bên xung dột nên bên nào cũng muốn lôi kéo Bác về phía mình. Bác bị giằng xé trong suốt những năm cuối của cuộc đời.
Nỗi đau thứ bảy là sự bất hòa giữa mấy người lãnh đạo của ta. Không phải mọi việc đều êm đẹp cả. Họ nhất trí với nhau về quan điểm đánh Mỹ, nhưng quan điểm quốc tế không thống nhất, về quan hệ cá nhân với nhau không thuận lợi. Sau này Bác bảo tôi viết bài " Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân." . YÙ Bác muốn nói mấy ông này. Bài đó tôi viết Bác sửa lại nhiều. Sau Bác nói anh Tố Hữu cùng sửa nữa.Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi chiều thứ bảy, Bác lại làm cơm và nói, " Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra. Không nên để bụng ."Anh Nguyễn chí Thanh làm thư ký cho những cuộc họp đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà Bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào muốn vượt Bác. Bác biết hết nhưng Bác không quan tâm.
Nỗi đau thứ năm là tình hình trong nước và thế giới trước khi Bác qua đời đều căng thẳng, nên đầu óc Bác không được thư thái. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài, nhân dân ta hy sinh nhiều của, nhiều người, Bác rất đau long. Tuy Bác nói là trường kỳ kháng chiến nhưng thực sự Bác không muốn cuộc chiến tranh phải kéo dài. Từ đầu đến cuối, Bác không muốn có chiến tranh. Cho nên mới có cuộc hòa hoãn với Pháp. Đối với Mỹ cũng thế, Bác muốn tranh thủ, nhưng không được mới phải đánh. Cộng thêm những năm tháng ốm đau kéo dài ( trên 3 năm ), có lúc Người cáu gắt cũng vì lẽ đó. Tất cả những nỗi đau này Bác không thố lộ cùng ai, kể cả với anh Lê Duẩn, anh Trường Chinh. Nếu chúng ta không hiểu những nỗi đau của Bác, không hiểu được sự chín chắn, đúng đắn của Bác trong chính trị thì ta sẽ giáo điều, nói không sát.
Tổng kết lại, cho đến nay Đảng ta có 4 thắng lợi lớn và 4 thất bại. Bốn thắng lợi thì đã rõ: thứ nhất là Tổng khởi nghĩa, thứ hai là kháng chiến chống Pháp, thứ ba là kháng chiến chống Mỹ, thắng lợi thứ tư là thực hiện công cuộc đổi mới đang thắng lợi dần dần. Thắng lợi trong công cuộc đổi mới tuy Bác không còn, nhưng đường lối độc lập tự chủ, tức là trở lại với chính mình, trở lại với tư tưởng Hồ chí Minh mới đổi mới được. Cứ để như cũ chắc hôm nay nước đổ rồi. Bốn thắng lợi đều do tư tưởng độc lập tự chủ, do tư tưởng Hồ chí Minh quyết định.
Bốn lần thất bại là do học theo Trung quốc, học theo Liên xô. Đó là xông thẳng tới chính quyền mà là chính quyền công nông thôi, đó là cải cách ruộng đất, đấu địa chủ. Bác không phải là không nói tới đấu tranh giai cấp. Cụ nói đấu tranh giai cấp phụ thuộc vào đấu tranh dân tộc ( ..)
Sai lầm lớn nhất của chủ nghĩa xã hội là cứ xông thẳng tới chính quyền. Và khi đã nắm được chính quyền rồi, đáng lẽ phải thực hiện dân chủ thì lại nhấn mạnh chuyên chính. Cái sai nữa là, sau khi giành được chính quyền rồi thì thực hiện công hữu ngay lập tức, công hữu cực đoan, tức là vô sản hóa hơn cả tư sản. Mọi người không ai có gì cả, chỉ là người làm công ăn lương, nên động lực mới yếu đi. Marx dự báo khoa học có cái đúng cái trật. Nhưng về xu thế lịch sử là Marx nói đúng. Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại dài lâu mà nó phải thay thế bằng công bằng hơn, cuối cùng là chế độ công hữu. Hiện tại không phải là công hữu hết mà chỉ cần xây dựng một nền kinh tế hợp tác là đủ. Chúng ta chưa dám nói khác. Người cầm quyền lại càng sợ nói khác đi.
HOÀNG TÙNG
( *) Ông Loseby là người luật sư phụ trách cãi cho Nguyễn ái Quốc tại Hồng Kông lúc Nguyễn ái Quốc tức Hồ chí Minh bị bắt tại Hồng Kông năm 1931.
* SUY LUẬN VÀ GÓP Y' VỀ BÀI VIẾT CỦA HOÀNG TÙNG:
Nói đến Hồ chí Minh không ai là không biết đến câu nói nổi tiếng của ông, " Không có gì quý hơn độc lập tự do". Để giành lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam, ông đi theo Quốc tế thứ ba để mong nhận được sự viện trợ kinh tế và quân sự cần cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Có điều đau lòng là khi gia nhập vào Quốc tế thứ ba, ông gần như hoàn toàn lệ thuộc và chịu sự điều động của hai nước đầu nậu trong Quốc tế thứ ba là Liên xô và Trung quốc để rồi gây ra những tội ác tày trời đối với dân tộc.
Theo sự tiết lộ của Tổng biên tập báo Nhân dân là ông Hoàng Tùng trong bài viết nói trên, dù Hồ chí Minh tỏ ý miễn cưỡng không muốn tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, nhưng dưới áp lực và sự thúc ép của Mao trạch Đông ( Trung quốc ) và Stalin ( Liên xô), ông đã để cho đoàn cố vấn Trung cộng vào Việt Nam để tổ chức đấu tố và xử bắn con dân Việt Nam. Cái đau đớn và mỉa mai là đã đem nạn nhân đầu tiên ra bắn lại là người đã có công đóng góp tiền bạc và công sức trong cuộc kháng chiến chống Pháp là bà Nguyễn thị Năm. Người ta nói bọn Cộng sản có một lối ăn ở " lừa thầy phản bạn " đúng là không sai.
Nên nhớ là cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành mạnh mẽ sau 1954, nghĩa là sau chiến thắng Điện Biên Phủ, người ta không hiểu là sau khi kháng chiến chống Pháp thành công rồi mà Hồ chí Minh lại phải chịu lệ thuộc và chấp nhận sự sai khiến của Trung Cộng để làm cuộc cải cách giết dân lành vô tội như thế. Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp còn dài mà Hồ chí Minh đành chiều ý Trung cộng làm cuộc cải cách ruộng đất để nhận viện trợ chống lại Pháp thì điều đó còn có thể hiểu được, chứ kháng chiến chống Pháp xong rồi mà vẫn quỳ lụy và chấp nhận theo lệnh sai khiến của ngoại bang để phát động chiến dịch cải cách ruộng đất tàn sát dân lành là một tội ác khó có thể tha thứ.
Giáo sư Nguyễn mạnh Tường, khi qua du lịch Pháp sau 1975, trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Quê Mẹ, đã cho biết ý kiến là trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc cải cách ruộng đất. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung Cộng. Điều đó cho thấy chính quyền Hồ chí Minh lệ thuộc vào ngoại bang Trung cộng như thế nào.
Học giả Hoàng xuân Hãn, một trí thức dù có nhiều cảm tình với Hồ chí Minh và chính phủ Cộng sản Việt Nam, cũng đã nói cho Đạo diễn Trần văn Thủy biết là " Cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vỡ mất nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin. Cái nguy hại của cải cách ruộng đất là ở chỗ nó đã phá vỡ một tế bào quan trọng vào bậc nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là LÀNG QUÊ."
Nhà văn Dương thu Hương cũng có đề cập ít nhiều về những tội ác của cải cách ruộng đất trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng " Những thiên đường mù " của bà. Nhưng có một số người đọc sách cho biết những gì Dương thu Hương nói về cải cách ruộng đất trong cuốn tiểu thuyết này cũng chỉ mới lột tả chừng 5 đến 10 phần trăm những sự thật kinh hoàng của cuộc cải cách tàn bạo có một không hai này.
Hoàng Tùng trong bài viết trên cứ nói đến chuyện miễn cưỡng của Hồ chí Minh trong chuyện phải tiến hành cải cách ruộng đất giết dân như là một cách để chạy tội cho Hồ chí Minh. Thật ra, nếu Hoàng Tùng nói đúng, thì rõ ràng Hồ chí Minh không có quyền hành gì cả trong chuyện lãnh đạo đất nước. Bao nhiêu sinh mạng nhân dân đã gục ngã trong cuộc kháng chiến chống Pháp để rồi khi cuộc kháùng chiến thành công, Hồ chí Minh không tạo dựng nổi một nền độc lập cho đất nước, dù không thích trò cải cách ruộng đất ( theo như Hoàng Tùng trình bày), Hồ chí Minh vẫn để cho ngoại bang Trung cộng đem cố vấn sang tổ chức đấu tố giết dân lành Việt Nam. Chính những tên cố vấn Tàu cộng này đã ấn định số phần trăm địa chủ cần phải triệt hạ trong khi của cải và đất đai của địa chủ Tàu khác xa địa chủ Việt Nam, nghĩa là hiện trạng xã hội của Tàu khác xa ở ta.
Sau 3 năm tiến hành cải cách tàn bạo, Hồ chí Minh và chính phủ Việt Nam mới khám phá ra là Trung cộng không phải bày ra cải cách ruộng đất để tạo dựng sự công bình cho người dân Việt Nam mà thâm ý là đánh cho tan nát cơ cấu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ chí Minh đã kịp thời ngưng lại và lên tiếng xin lỗi nhân dân và cho hạ tầng công tác những cán bộ cao cấp có liên quan đến cải cách ruộng đất như Trường Chinh, Hồ viết Thắng để xoa dịu nỗi căm phẫn của nhân dân. Ai cũng còn nhớ ở vùng Quỳnh Lưu đã có chuyện nổi loạn trong thời kỳ cải cách này. Tuy nhiên trong di chúc viết ngày 14 tháng 8 năm 1969, Hồ chí Minh cho biết chuyện cải cách ruộng đất là do cấp dưới làm, ông không hay biết gì cả, dù sau này ông biết nhân dân rủa oán trách ông rất nhiều về những sự tàn bạo trong cải cách ruộng đất. Nhiều học giả ngoại quốc nghiên cứu cho biết Hồ chí Minh lên án những vụ đánh người, giết người trong cải cách nhưng họ nghĩ rằng với chức vụ Chủ tịch Đảng và Chủ tịch Đảng, ông phải chịu trách nhiệm về cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo này.
Hoàng văn Hoan, nguyên Đại sứ của Việt cộng tại Trung quốc và sau này trốn qua Trung quốc đã có những luận điệu bênh vực cho Trung Cộng trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam như sau trong cuốn hồi ký " Giọt nước trong biển cả " của ông như sau:
" Tham dự xong Hội nghị Trung ương về cải cách ruộng đất, tôi lại trở ra Bắc kinh. Thủ tướng Chu ân Lai được biết tin và rất quan tâm về vấn đề sai lầm trong cải cách ruộng đất, khi gặp tôi liền hỏi, " Việc sai lầm trong cải cách ruộng đất có liên quan gì đến các đồng chí cố vấn Trung quốc không?" Tôi trả lời : Kinh nghiệm cải cách ruộng đất của Trung quốc là rất tốt. Ủy ban cải cách ruộng đất ở Việt Nam phạm sai lầm, như cơi thành phần địa chủ lên quá nhiều, đánh vào phần lớn phú nông và trung nông, đánh vào những người chỉ có một ít ruộng đất nhưng nguồn thu nhập chính là ở nghề nghiệp khác, đánh vào những địa chủ kháng chiến, địa chủ có công lao với cách mạng, đặc biệt là đánh tràn lan cả vào cơ sở Đảng, thì đó là sai lầm của Ủy ban cải cách ruộng đất Việt Nam, chứ không phải là sai lầm của các cố vấn Trung quốc.
( Trích hồi ký " Giọt nước trong biển cả " của Hoàng văn Hoan trang 366, 367)
Ở đây cần phải nói thêm một điều là Trung Cộng mặc dù viện trợ quân sự và kinh tế dồi dào cho Việt Cộng, nhưng Trung Cộng vẫn không muốn Việt Cộng chiến thắng ở miền Nam. Lý do là Trung Cộng không muốn Việt Cộng mạnh, sẽ làm trở ngại cho âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Khi miền Nam Việt Nam hấp hối vào cuối tháng 4 năm 1975, Trung cộng đã cho người tiếp xúc với chính phủ Dương văn Minh ngỏ ý muốn giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa nhằm chống lại Việt Cộng. Chính phủ Dương văn Minh từ chối vì nghĩ rằng Trung cộng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Ông Minh nói lên điều này trong một cuộc phỏng vấn dành cho anh em sinh viên sau khi ông định cư ở Pháp. Rồi khi Việt Cộng tổ chức đại hội Đảng lần thứ 4 tại Hà nội, tất cả những đảng cộng sản bạn bè đều gửi phái đoàn tham dự, kể cả đại biểu của những đảng Cộng sản đến từ Tây phương như Pháp. Thế mà phái đoàn đại biểu của Trung cộng không tham gia đại hội Đảng lần thứ 4 này của Việt cộng. Điều đó cho thấy Trung cộng không tán thành, nếu không muốn nói là cay cú, trước chiến thắng cuả Việt cộng ở miền Nam năm 1975.
Thật ra không phải chờ đến cải cách ruộng đất chính phủ Hồ chí Minh mới lộ ra là không có thực quyền. Khi hòa hội Genève sau chiến thắng Điện biên Phủ năm 1954 quyết định chia đôi nước Việt Nam thì quyết định dùng vĩ tuyến 17 làm đường ranh chia cắt cũng là do quyết định của phái đoàn Liên xô và Trung Cộng và phái đoàn chính phủ Việt Minh do Phạm văn Đồng hoàn toàn không được quyền quyết định điều gì cả. Nói như thế để thấy mức độ lệ thuộc và cung cách tay sai của Hồ chí Minh và chính phủ của ông vào Quốc tế Cộng sản đến độ họ toàn quyền điều động và quyết định mọi chuyện quan trọng trên bàn hội nghị có liên quan đến đất nước Việt Nam mà chính phủ Hà nội không được pháp can dự vào gì cả. Bất hạnh cho đất nước Việt Nam là Hồ chí Minh không có được bản lĩnh và tài trí như người lãnh đạo xứ Nam Tư là Thống chế Tito. Mặc dù Nam Tư là một nước Cộng sản nhưng Tito không để cho cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Mạc tư khoa sai khiến mà hoàn toàn giữ được sự độc lập cho quốc gia Nam Tư. Đọc chuyện Hoàng Tùng kể Stalin và Mao kêu Hồ qua và sai khiến như sai một tên đầy tớ thật là đau lòng. Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam có ghi lại sự kiện ô nhục này không nhỉ hay cứ tô vẽ Hồ như một ông thánh, một nhà cách mạng siêu việt luôn chiến đấu cho độc lập của dân tộc Việt Nam !
Hoàng Tùng cũng nói chuyện Hồ chí Minh bị thất sủng, bị Stalin cho ngồi chơi xơi nước trong mấy năm liền vì không tin tưởng. Mao trạch Đông cũng đối xử tệ bạc với Hồ chí Minh như Hoàng Tùng không giải thích lý do tại sao. Bị ruồng rẫy như thế mà đến giây phút hấp hối gần lìa trần vẫn viết di chúc muốn đi gặp Các Mác và Lê nin thì đủ thấy Hồ chí Minh nô lệ ý thức hệ và thiếu liêm sỉ như thế nào. Phải chăng vì bị Stalin đánh giá là theo chủ nghĩa " dân tộc chủ nghĩa cải lương "từ những ngày xa xưa nên Hồ chí Minh muốn chứng tỏ mình là người vô sản quốc tế thứ thiệt, đến lúc gần lâm chung vẫn muốn gửi linh hồn về với tổ sư Mác-Lê?
Chuyện Hoàng Tùng kể Hồ chí Minh tỏ ra đau buồn khi thấy Liên xô và Trung quốc xung khắc, hiềm khích nhau cho thấy sự đau buồn của Hồ chí Minh là một mối đau buồn nhảm nhí , vô duyên, và lãng nhách. Trong di chúc để lại cho chế độ Hà nội, Hồ chí Minh cũng đã nói lên điều này. Đúng ra, Hồ chí Minh cần phải nhận thấy và học hỏi hai đàn anh Liên Xô và Trung cộng đều đặt chủ nghĩa dân tộc mình lên trên chủ nghĩa quốc tế vô sản. Vì đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên trên nên hai đàn anh này mới có chuyện hục hặc, tranh chấp nhau. Bản thân Hồ chí Minh quá mùa quáng và cuồng tín nên mới đặt chủ nghĩa quốc tế vô sản lên trên chủ nghĩa dân tộc, sẵn sàng nghe lời đàn anh để thi hành những nghĩa vụ quốc tế dù chuyện đó đưa đến chuyện giết dân lành Việt nam vô tội. Đàn em đệ tử của Hồ chí Minh sau này như Lê khả Phiêu, Đỗ Mười, Phan văn Khải, và đứa con rơi tài hèn trí đoản Nông đức Mạnh thì lại đem tổ quốc giang sơn đi dâng hiến cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng cũng là do không đặt chủ nghĩa dân tộc lên trên hết. Chúng dâng đất cho Trung Cộng để mong đổi lấy sự an toàn cho bản thân và chế độ mà Trung cộng hứa hẹn bao che, nâng đỡ cho chúng. Đúng là " thầy nào, trò nấy ", thầy thì theo chủ nghĩa quốc tế vô sản tổ chức cải cách ruộng đất giết dân lành vô tội, trò thì đem giang sơn gấm vóc do tiền nhân tốn không biết bao xương máu để lại, đem đi bán tháo bán đổ cho ngoại bang. Thật là khốn nạn và tồi bại đến thế là cùng !Đã đến lúc những người đấu tranh và toàn dân phải đứng dậy để quật đổ cái chế độ hại dân, bán nước này. Để chậm ngày nào là tai họa cho đất nước và nhân dân ngày ấy.
Trong bài viết Hoàng Tùng có nói xa gần bóng gió đến chuyện có những người muốn tiếm quyền Hồ chí Minh qua câu viết " Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác. Bác biết hết nhưng Bác không quan tâm ". Thật ra sự thật phũ phàng là những người đồng chí đàn em đã truất phế uy quyền của Hồ chí Minh như Học giả Pháp Pierre Brocheux trong lần trả lời đài RFI ( ngày 2 tháng 12 năm 2003) và BBC ( ngày 26 tháng 7 năm 2003), đã nhận xét như sau, " Trong vụ án xét lại chống Đảng cũng vậy, ông Hồ chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960 chính nhóm Lê Duẩn � Lê đức Thọ, Nguyễn chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền.Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng." Rồi đến những tiết lộ của Nguyễn văn Trấn, Hoàng văn Hoan, Vũ Kỳ đều cho thấy ông bị phe Lê Duẩn, Lê đức Thọ, Trần quốc Hoàn coi thường và đày đọa, nhất là vào những năm cuối đời. Sau này người ta còn tìm thấy bản di chúc viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 của Hồ chí Minh cho biết ông đã bị nhóm Lê Duẩn cô lập và cho đầu độc chết dần chết mòn sau khi ông tìm cách liên lạc để tính chuyện hòa hợp và tặng Tổng thống Ngô đình Diệm hai cành đào vào mùa xuân 1963( Xin đọc hai bài " Bí ẩn chung quanh chuyện Hồ chí Minh bị thất sủng trong những năm cuối đời " và "Một cách lý giải về chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực trong những năm cuối đời " của Trần viết Đại Hưng trong cuốn sách " Bí ẩn về quyền lực và tình ái của Hồ chí Minh"đã xuất bản, hay có thể vào mạng " www.nsvietnam.com" tới trang Trần viết Đại Hưng để đọc hai bài này). Không hiểu Hoàng Tùng có biết chuyện này không, hay biết mà không dám viết sự thật.
Riêng về chuyện cha ông Hồ là cụ Nguyễn sinh Sắc ( còn có tên là Nguyễn sinh Huy . Cha con ông Hồ sao mà có nhiều tên quá ! Chị đầu của ông Hồ tên là Nguyễn thị Thanh ( tự Bạch Liên ), anh thứ của ông Hồ là Nguyễn sinh Khiêm ( tự Tất Đạt), rồi tên cúng cơm của ông Hồ là Nguyễn sinh Cung ( tự Tất Thành ))bị mất chức được Hoàng Tùng kể lại một cách rất lâm ly bi đát rằng cụ Sắc vì tính tình ngay thẳng, phê phán thẳng tay những người xấu nên bị bọn quan lại cùng thời ghét và tìm cách hạ bệ cụ. Ông Hoàng Tùng cho là cụ Sắc xui xẻo đánh một can phạm có bệnh để từ đó đưa đến sự tử vong và làm cho cụ bị cách chức. Thật ra có một cách giải thích khác do một số người biết chuyện đưa ra thì cụ Sắc, lúc ấy đang làm tri huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định, thuộc loại người nát rượu nên đã đánh can phạm là một nông dân tên Tạ đức Quang đến chết trong cơn say. Cụ Sắc thuộc loại nghiện rượu nặng và khi say rượu, đã từng đánh các con trong nhà, ngay cả bà chị cả tên Thanh của ông Hồ cũng bị ăn đòn rất nặng. Cho nên chuyện ông tri huyện Nguyễn sinh Sắc ( sau đổi tên thành Nguyễn sinh Huy) bị giáng chức là do lỗi lầm say rượu đánh chết người của ông chứ ông không hoàn toàn vô tội như lời kể của Hoàng Tùng để bênh vực cho sự thất thế của thân sinh ông Hồ. Ở đây cũng nói thêm sách báo Cộng sản thường lên án giới quan lại, cho họ là sản phẩm tệ hại của chế độ phong kiến, là thứ sâu mọt xấu xa dùng để đàn áp và bóc lột nhân dân. Chưa ai quên chuyện quan Tổng đốc Ngô đình Khôi ( anh cả của Tổng thống Ngô đình Diệm) và quan Thượng thư Phạm Quỳnh bị Việt Minh ở Huế đem ra bắn hồi 1945 vì bị xem là kẻ thù của nhân dân.Nhưng khi nói về thân sinh ông Hồ là quan tri huyện Nguyễn sinh Sắc thì họ lại vẽ lên một hình ảnh hết sức đẹp đẽ. Họ cho ông cụ Sắc là một sĩ phu của thời đại, " bị ép" ra làm quan, và vì bất mãn với quan trường và với chế độ cai trị của người Pháp nên đã đệ đơn từ chức để về sống cuộc đời dân thường, sinh sống bằng nghề thầy lang bốc thuốc ! Dĩ nhiên giới báo chí Cộng sản đã thêu dệt cuộc đời ông Hồ đẹp như một thiên anh hùng ca bất hủ thì họ phải tô vẽ cuộc đời của thân sinh ông Hồ sao cho hào hùng, đẹp đẽ không kém. Có lẽ ông Hoàng Tùng, vốn là một cán bộ tuyên huấn văn hóa cao cấp, cũng không đứng ngoài ngoại lệ đó khi viết về thân sinh ông Hồ. Bộ máy tuyên truyền chính trị của Đảng Cộng sản dè bỉu,lên án những quan lại như quan Tổng đốc Ngô đình Khôi và quan Thượng thư Phạm Quỳnh trong khi lại đề cao và tâng bốc quan Tri huyện Nguyễn sinh Huy chỉ vì ông Huy là thân sinh của ông Hồ. Cái kiểu viết lịch sử theo chiều hướng" Thương ai thương cả đường đi. Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng " của Cộng sản xem ra không công bằng và vô tư tí nào cả. Cái gì của địch cũng xấu xa, phản động, cái gì của ta cũng cao thượng, đẹp đẽ. Hy vọng những nhà viết sử tương lai sẽ có một cái nhìn công bằng, hợp tình, hợp lý đối với những nhân vật lịch sử và không khen chê tùy tiện bất công như Hoàng Tùng.
Nhà văn Nguyễn huy Thiệp trước đây có viết truyện ngắn đặc sắc" Vàng lửa " trong đó ông có mô tả về con người của vua Gia Long. Nhưng khi đọc kỹ người ta thấy nhà văn chuyên viết văn ẩn dụ này muốn mô tả con người Hồ chí Minh. Ở hoàn cảnh trong nước ông phải dùng lối văn ẩn dụ này để bày tỏ nhận định của mình về nhân vật " bất khả xâm phạm " Hồ chí Minh.
Hãy đọc thử vài đoạn văn mô tả vua Gia Long để thấy chân tướng của Hồ chí Minh:
" Nhà vua là một khối cô đơn khổng lồ. Ông đóng trò rất giỏi trong triều đình. Ông đi ra đi vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần thần. Ông là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ, đần độn. Là người chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường..Ông biết ông đã già, với bọn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ông bất lực. Ông biết rõ cái triều đình thiển cận ông dựng nên, hiểu rõ quốc gia mình nghèo đói. Ông luôn lo sợ bởi quyền lực nắm trong tay, nó lớn ngoài sức chứa một con người.
.. Tôi ( tôi đây là Phăng, một nhân vật trong truyện) ngạc nhiên tôi hỏi vì sao nhà vua " vốn xuất thân là một võ tướng " lại chịu được sự nhục mạ ấy. Ông cười, " Khanh chẳng hiểu gì. Vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục ? "Tôi ngồi nghe nhà vua, nhận thấy ông trải đời ghê gớm. Ông hiểu bản chất đời sống cộng sinh. Số phận ngẫu nhiên giao cho ông đứng trên đỉnh cao nhất, ông không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng sinh đó, bởi phá vỡ nó, nghĩa là ngai vàng không còn đứng vững.
.. Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng đê tiện khủng khiếp. Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với từng khắc tồn tại như thế cũng là của dòng họ, của quốc gia, của dân tộc. Ông biết xót thân ông. Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót thân ông. Ông thông cảm với những đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đây là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không bao giờ hiểu điều ấy. Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia. Dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình.Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Người mẹ của Nguyễn Du ( tức nền chính trị đương thời) dấu diếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm sau người ta mới thấy điều này vô nghĩa.
.. Vua Gia Long thì khác. Ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với tạo hóa, dám đem cả dân tộc mình ra lường gạt, phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên. Đấy là lòng tốt lớn của nhà chính trị. Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm việc thiện với một số phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của ông ta với khối cộng đồng. Từng phần tử trong cộng đồng do luật tự nhiên chi phối sẽ tự tồn tại, định phướng và phát triển. Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó bé nhỏ xiết bao bên cạnh nền văn mình Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi, lại vừa tàn nhẫn...
..Tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện đều là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng và sau đó phải được vàng bảo đảm nữa mới có giá trị thực.
Chúng ta sống vô nghĩa, nghèo khó và đau khổ trong những lý thuyết chắp vá hay ngụy biện, những mối bất hòa kỳ thị dân tộc và đẳng cấp, những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt xiết bao. Đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ."
Đoạn cuối truyện ngắn, Nguyễn huy Thiệp đã viết một câu mà không ai còn nghi ngờ gì nữa là Thiệp đã mượn vua Gia Long để nói về Hồ chí Minh:
" Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đấy là triều đại để lại nhiều lăng."
Nguyễn huy Thiệp phê phán triều Nguyễn Gia Long tệ hại đã để lại nhiều lăng nhưng ẩn ý muốn dè bĩu cái lăng to lớn nằm chình ình ở quãng trường Ba Đình là lăng của Nguyễn khác, không phải là Nguyễn Gia Long mà là Nguyễn.. tất Thành ( tức Hồ chí Minh)!. Ở hoàn cảnh trong nước, ông phải dùng lối văn ẩn dụ để chuyển tải tư tưởng của mình một cách khôn khéo bằng cách kể chuyện đời xưa mà nói lên chuyện đời nay và tránh khỏi bị phiền toái bởi bộ máy kiểm duyệt khắt khe của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Chuyện " Vàng lửa " không phải là truyện ngắn duy nhất mà Nguyễn huy Thiệp sử dụng lối văn ẩn dụ, mà hầu hết truyện ngắn của nhà văn nổi tiếng này đều được xây dựng trên nội dung ẩn dụ để chuyên chở ý tưởng của mình.
Nguyễn huy Thiệp dùng vua Gia Long để nói về Hồ chí Minh, có nghĩa là Thiệp muốn so sánh vua Gia Long với Hồ chí Minh vì hai người này có những điểm tương đồng. Nhưng quả thật là Gia Long khác Hồ chí Minh xa. Gia Long mượn tay người ngoại quốc ( Pháp ) về để đánh Tây Sơn, có thể nói tội của Gia Long cũng gần như tội của Lê chiêu Thống là " rước voi về giày mả tổ " , vì chính về sự giao thiệp nhờ cậy của Gia Long với cố đạo Pháp như Bá đa Lộc, dần dần đưa đến chuyện Pháp xâm lăng Việt Nam với cái cớ là các vua triều Nguyễn cấm đạo Thiên chúa và tàn sát các giám mục người Pháp đi truyền đạo. Nhưng có một điểm cần được ghi nhận ở đây là dù giao hảo với Tây phương, Gia Long lúc nào cũng đề cao cảnh giác với Tây phương. Học giả Tạ trọng Hiệp, trong một dịp nói chuyện với nhà phê bình văn học Thụy Khuê, cho biết trong thời gian Gia Long cầm quyền ( 1802-1820), ông không gửi một phái đoàn nào đại diện triều Nguyễn đi công du Đông Nam Á cả và đóng cửa lại xây dựng đất nước. Nhưng từ Minh Mạng trở đi thì Minh Mạng không thể tiếp tục chính sách đóng cửa của cha mình nữa và đã mở cửa buôn bán với Tây phương theo hai nhu cầu : 1) Thông tin về mặt chính trị và quân sự về sự đe dọa của Tây phương. 2) Tìm hiểu xem họ tổ chức thương nghiệp như thế nào, đồng thời mua bán với họ một số hàng hóa.. Theo đó, ta có thể hình dung được là cuộc mở cửa của Việt Nam, nhìn ra nước ngoài, đã khởi sự từ đầu đời Minh Mạng cho đến hết đời Tự Đức. Chúng ta bây giờ phê phán các vua quan nhà Nguyễn hoàn toàn " bế quan tỏa cảng " là không đúng. Họ có mở cửa đấy, nhưng cửa mở he hé tí thôi vì ngại ngùng trước dã tâm xâm lược của Tây phương. Và cuối cùng thì cũng bị Pháp xâm lăng. Nói tóm lại vua Gia Long là người tiếp xúc đầu tiên với Tây phương nhưng vẫn dè dặt trong mối quan hệ vì linh tính ông thấy bọn bạch quỷ Tây phương là một bọn không tốt lành gì, chỉ luôn dòm ngó để xâm lăng. Còn Hồ chí Minh, theo bài viết của Hoàng Tùng nói trên, khi đã tham gia vào Quốc tế thứ 3 ( do Lênin lập ra vào năm 1919) , mượn thế lực của Quốc tế Cộng sản để đánh Pháp và sau là đánh Mỹ, nhưng ông có một khuyết điểm tệ hại làsay chủ nghĩa như say thuốc lào, gặp Luận cương Lênin gãi đúng chỗ ngứa của ông là ông trở thành một tín đồ cuồng nhiệt của chủ nghĩa Cộng sản, sẵn sàng dâng hiến tất cả để tôn thờ chủ nghĩa vô sản ngoại lai và cuối cùng đưa đến hậu quả là để cho bọn Tàu cộng vào giết đồng bào ruột thịt của mình qua cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo. Về điểm này, Gia Long sáng suốt hơn Hồ chí Minh nhiều, ông không mê say mù quáng khi giao hảo bên ngoài và tuy có nhờ cậy ngoại bang nhưng ông luôn đề cao cảnh giác trước lòng dạ xấu xa của những người không cùng dòng máu Việt. Nước Việt Nam mất vào tay người Pháp chắc chắn không phải hoàn toàn do lỗi của ông, vị vua khai sáng nhà Nguyễn, mà phần lớn do khuyết điểm của những vị vua kế nghiệp tài hèn, đức mỏng. Vả lại, vũ khí của Việt Nam hồi ấy quá thô sơ so với vũ khí tối tân của Pháp nên quân Việt Nam khó lòng đương đầu nổi với quân Pháp dù tinh thần chiến đấu của quân Việt Nam rất cao vì lòng yêu nước nồng nàn.
Học giả Hoàng xuân Hãn, người đã từng có dịp nói chuyện với Hồ chí Minh trong thời kháng chiến chống Pháp, sau này có nhận xét như sau vể Hồ chí Minh trong buổi phỏng vấn với Thụy Khê của đài RFI :
" Xét về Hồ chí Minh thì phải có lâu năm sau này thì xét mới không thiên lệch. Hiện bây giờ thì người ta oán nhiều lắm. Oán ấy là oán Đảng Cộng sản, những người có óc Marxiste hồi ấy. Chuyện đầu hết là tranh giành, chém giết những người bên những đảng quốc gia. Đấy là một cái họ trách. Cái thứ hai là lúc cải cách ruộng đất, gọi là trong nước có người giàu, người nghèo, chênh lệch. Cái thứ ba: phương pháp của Marxiste, lúc ấy họ chỉ có một chiều, nghĩa là sự thật chỉ có một mà thôi. Không có sự thật thứ hai. Không được nói trái nhau.Nghĩa là họ không lý luận như người thường, cho nên sự oán với sự ghét nhiều lắm.
.. Ông Hồ chí Minh, cũng như tất cả những người ái quốc trong vùng Nghệ Tĩnh lúc ấy biết rằng không có súng không làm gì được cả. Cho nên cái đời chính trị của ông Hồ chí Minh, từ lúc sang Pháp, rồi đi với cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường, rồi ra hội nghị Versaille gì đấy..Ông Hồ chí Minh hồi ấy đương có cái ảo tưởng là với cái chính trị mới, với cái tinh thần mới của quốc tế, có thể thoát ra một cách khác. Ông ấy không có cái chí như Gandhi bảo rằng là cứ hòa bình, kiên nhẫn, rồi cũng có lúc được độc lập. Nhưng thực ra, với Gandhi, với những ông ấy..cũng may vì có chiến tranh thế giới cho nên các ông ấy mới được độc lập, không phải là tự các ông ấy mà gỡ ra được. Nói thực như thế.
Về ông Hồ chí Minh, lúc ở bên này ông ấy thấy rằng tất cả các nước trên thế giới không có thể dựa vào nước nào được hết cả mà có khí giới. Cái óc của ông ấy là óc khí giới. Từ năm 23, ông đã nghĩ đến. Lúc ấy chỉ có Đảng Cộng sản, vì chính sách của họ, có thể giúp được khí giới. Cho nên ông ấy đi với tụi Nga hồi ấy.
...Dần dần ông ấy lập ra mấy đảng, trước là để quen với cách tổ chức. Rồi thì ông ấy lập ra Đảng Cộng sản, cốt làm thế nào để bên Moscou, bên Stalin nó tin, nó mới cho tiền, nó mới cho súng ống. Cho nên ông ấy lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Cái óc nationalist( quốc gia) của ông ấy là mình thấy ở trong đấy rồi. Nhiều khi vô tình mà ông ấy lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Lập vào khoảng tháng 3 năm 1930 thì đến tháng 7, tháng 8 năm 1930, cái hạng thanh niên mà ông ấy gọi từ trong nước ra, rồi thì chuyển sang bên Moscou, học về marxiste. Ở bên này, hạng ấy được Stalin cho về Quảng Châu, lập một đảng khác là Đảng Cộng sản Đông Dương, chứ nó không cho từ Việt Nam nữa. Bởi vì Việt Nam là nationaliste, thì nó xóa và nó đẩy ông Hồ chí Minh ra ngoài.
... Được cái người Pháp khinh địch, khinh mình, cho nên không dè họ thua. Nhưng đến lúc Điện Biên Phủ, thì nói thực, lúc ấy không có súng ống tối tân không đời nào mà đánh được Pháp. Pháp lúc được Mỹ giúp ghê lắm rồi, về súng ống ghê rồi. Chỉ có bom nguyên tử họ không giúp, hay là 100 máy bay họ không giúp một lần, họ chỉ giúp lẻ tẻ thôi. Hồ chí Minh, lúc ấy tụi Tàu đặt vấn đề ra, nếu không theo nó, không nghe nó về mặt chính trị, nó không cho súng ống thì cũng chết. Cho nên nó đưa những tụi cải cách ruộng đất ở bên Tàu vừa xong, nó đưa sang, nó cầm một vài ông � gọi là Bộ trưởng lúc ấy � những người lúc ấy không phụ thuộc Hồ chí Minh. Sự cải cách gọi là địa phương nhưng mà lên đến huyện, lên đến tỉnh đã có người Tàu điều khiển cả rồi. Thành ông kia là phải nuốt chuyện ấy để mà nó giúp cho súng ống. Họ cũng biết là được Điện Biên Phủ thì mới có chuyện gì, chứ thua Điện Biên Phủ thì lúc ấy thua hoàn toàn. "
Những nhận xét của học giả Hoàng xuân Hãn là những nhận xét chân tình, chí lý, đã nói lên cái thế cấn cái của Hồ chí Minh phải chấp nhận yêu sách của Tàu cộng nhằm tiến hành cải cách ruộng đất thì Tàu cộng mới giúp cho khí giới để đánh Pháp. Nhưng phải nói cuộc cải cách ruộng đất chính thức được phát động sau chiến thắng Điên Biên Phủ 1954, ( trước đó thì chỉ mới có chuyện giảm thuế, giảm tô lặt vặt thôi), nên khi ấy thì chuyện đánh Pháp xong rồi mà Hồ chí Minh, theo lời Học giả Hoàng xuân Hãn, vẫn phải chịu sức ép của Trung cộng định đoạt thì quả là một sự nhượng bộ quá đáng và khó hiểu, nếu không muốn nói là u mê, đần độn. Chỉ có thể giải thích là vì lòng yêu nhân dân không sâu sắc, coi mạng sống của dân không ra gì nên Hồ chí Minh mới chịu nhân nhượng trước áp lực của Trung cộng để rồi gây ra bao tội ác giết dân lành vô tội trong cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất.
Cần nói thêm ở đây là sau khi Học giả Hoàng xuân Hãn qua đời. Hà Nội có làm một tuyển tập Hoàng xuân Hãn gồm 3 cuốn dày tổng cộng 3000 trang ghi lại tất cả những công trình văn hóa của cụ Hãn. Hai cán bộ văn hóa tên Hữu Ngọc và Nguyễn đức Hiền lãnh phần trách nhiệm sưu tập và biên soạn. Bài phỏng vấn của Thụy Khê nói trên với Hoàng xuân Hãn ở trên cũng được đưa vào sách. Có điều phải nói ở đây là có những đoạn trong bài phỏng vấn trích dẫn ở trên bị cắt đi nhiều phần vì " phạm húy " và không hợp với chính sách văn nghệ, văn hóa của nhà nước. Những lời phê phán của Hoàng xuân Hãn về Hồ chí Minh nói chung là nhẹ nhàng nhưng cũng bị coi là không chấp nhận được đối với đường lối chính trị của chế độ Cộng sản hiện nay nên đã bị đục bỏ thẳng tay khi đưa bài phỏng vấn này vào tuyển tập Hoàng xuân Hãn. Đáng ghê tởm hơn nữa khi hai cán bộ văn hóa biên tập bộ Hoàng xuân Hãn còn phịa ra những lời mà cụ Hoàng xuân Hãn không hề nói với Thụy Khê. ( Chẳng hạn như có một câu được đưa vào trong bài phỏng vấn là do cán bộ biên soạn phịa ra để đăng vào chứ cụ Hãn không hề nói : Hồ chí Minh, lúc ấy đã phải dùng nhiều cách, và nhiều con đường: chính trị, ngoại giao sáng suốt và mềm dẻo để có súng ống mà đánh Pháp ( Trích từ sách " Nói chuyện với Hoàng xuân Hãn và Tạ trọng Hiệp của Thụy Khuê trang 154). Trong cuốn sách " Nói chuyện với Hoàng xuân Hãn và Tạ trọng Hiệp " này( Nhà xuất bản Văn Nghệ, Hoa Kỳ), Thụy Khê đã tố cáo sự gian lận ma giáo của hai cán bộ Hữu Ngọc và Nguyễn đức Hiền trong chuyện tự động cắt những đoạn trong bài phỏng vấn và phịa thêm những đoạn mà cụ Hãn không hề nói trong bài phỏng vấn. Nói thế để thấy cái cung cách làm việc lưu manh và dối trá của các cán bộ văn hóa Hà nội. Làm công trình biên khảo cũng phải theo đúng chính sách văn hóa, văn nghệ do Đảng đề ra và từ đó tự tiện cắt xén những điều mình không thích và thêm vào những điều có lợi cho nhà nước Cộng sản hiện nay. Trước đây Hà nội cho dịch cuốn sách " The bright shining lie" ( Sự lừa dối hào nhoáng ) của Neil Sheehan vì nội dung cuốn sách có lợi cho đường lối tuyên truyền của họ, nhưng có một đoạn văn nói về sự tàn bạo của Cộng sản trong tết Mậu Thân ở Huế thì các thợ dịch Hà Nội cũng đã đục bỏ một cách cố tình vì không có lợi cho chính sách tuyên truyền. ( Xin đọc bài " Hãy coi chừng thợ dịch Hà nội thiếu lương tâm " của Trần viết Đại Hưng trong mạng www.nsvietnam.com). Hai cuốn hồi ký của Học giả Nguyễn hiến Lê và cựu tướng Đỗ Mậu khi xuất bản ở Việt Nam cũng bị cắt xén những đoạn phê phán nhà nước. Xin đối chiếu với bản in ở hải ngoại với bản in ở quốc nội thì sẽ thấy rõ sự cắt xén thô bỉ như thế nào. Nói lên điều này để thấy cái cung cách làm việc " thiếu văn hóa " trong chuyện nghiên cứu văn hóa của các cán bộ Cộng sản Hà nội. Biết đến bao giờ họ mới có được lương tâm trong sáng của người cầm bút, chỉ biết tôn trọng sự thực và yêu quý lẽ phải mà người cầm bút chân chính nào cũng trân trọng và yêu quý.
Nói thế để nhắn nhủ người anh em thân cộng là nhà khoa học Trương Vũ đang tìm mọi cách bênh vực cho sự " trung thực " của hai cán bộ văn hóa Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi trong vụ kiện WJC với ông Nguyễn hữu Luyện. Phải thấy rằng Hoàng ngọc Hiến , Nguyễn huệ Chi cũng có cách làm việc, nghiên cứu, biên tập cũng giống như Hữu Ngọc và Nguyễn đức Hiền mà thôi, nghĩa là nghiên cứu dưới ánh sáng của Đảng, dưới ánh đèn dẫn đường của ý thức hệ Mác � Lê, cắt xén hay thêm thắt sao cho công trình văn hóa đúng lập trường, phải đạo. Nghiên cứu chệch hướng là coi như mang họa vào thân. Có chuyện kể rằng Hoàng ngọc Hiến vào tháng 6 năm 2004 vừa rồi có qua Đức và có làm một cuộc phỏng vấn nhan đề " Cái nước mình nó thế " với trang mạng Talawas( www.talawas.org). Nhưng trả lời vung vít xong rồi thì nhà nghiên cứu văn học Hoàng ngọc Hiến đâm ra phát rét, sợ về nước sẽ bị lâm vào tình cảnh " có vấn đề " với nhà nước nên yêu cầu báo điện tử Talawas đừng đăng bài phỏng vấn này. Làm công chuyện nghiên cứu văn hóa mà cứ nhát gan, sợ sệt như thỏ đế giống Hoàng ngọc Hiến thì không biết là ông nghiên cứu được gì? Làm sao tiếp cận được chân lý của vấn đề khi mang trong đầu một nỗi sợ hãi không dám cho công bố bài phỏng vấn mình như thế ? Chỉ có người anh em thân cộng Trương Vũ ngây thơ đang rán sức phồng mang trợn má để bênh vực cho chuyện nghiên cứu văn hóa của Nguyễn huệ Chi và Hoàng ngọc Hiến tại WJC. Ở quận Cam ( Orange county, California) trước đây vài năm có cả hàng chục ngàn đồng bào tỵ nạn xuống đường để phản đối tên thân cộng Trần Trường treo hình Hồ chí Minh và lá cờ máu thì chuyện ấy Hoàng ngọc Hiến và Nguyễn huệ Chi có dám đề cập đến trong khi nghiên cứu về người tỵ nạn không nhỉ? Chắc chắn là không và lý do tại sao thì ai cũng có thể hiểu, ngoại trừ nhà khoa học thân cộng Trương Vũ !
Khi nói đến nỗi đau thứ bảy trong mười nỗi đau của Hồ chí Minh trong bài viết, Hoàng Tùng cho biết đã có sự bất hòa trong hành ngũ lãnh đạo. Hoàng Tùng kể Hồ chí Minh sai Hoàng Tùng viết bài " Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân " để nhắn nhủ những đồng chí bất hòa hãy rán mà làm lành thân thiện với nhau. Rồi đến chuyện Hồ chí Minh cho làm cơm cuối tuần để mời những người xung khắc lại dùng cơm để mong hóa giải sự xung khắc và trong di chúc để lại Hồ chí Minh kêu gọi sự đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương cũng là vì đã nhìn thấy chuyện " cơm không lành, canh không ngọt " giữa những đồng chí với nhau trong Đảng.
Thật ra chuyện mâu thuẫn và đấu đá giữa những phe phái trong Đảng trầm trọng hơn Hoàng Tùng trình bày trong bài viết trên nhiều. Hoàng văn Hoan, nguyên phó chủ tịch quốc hội, có xuất bản cuốn hồi ký " Giọt nước trong biển cả " sau khi trốn qua Bắc Kinh, đã cho biết chính phe Lê Duẩn đã giết Đại tướng Nguyễn chí Thanh khi tướng Thanh từ chiến trường miền Nam ra Hà nội họp. Sách báo Cộng sản đưa tin là tướng Thanh bị bệnh nhồi máu cơ tim đột ngột nên qua đời. Cái chết đột ngột của hai đại tướng Hoàng văn Thái và Lê trọng Tấn trước đây chắc chắn không phải vì bệnh tật mà do phe phái trong Đảng đấu đá, thanh toán nhau dù cho tới ngày nay cũng chưa biết đích xác thủ phạm là ai. Bản thân Hoàng văn Hoan cũng bị phe Lê Duẩn � Lê đức Thọ trù dập đến nỗi phải trốn qua Bắc kinh khi trên đường đi Đông Đức trị bệnh. Cựu đại tá Bùi Tín sau khi đi lưu vong đã viết hồi ký kể chuyện phe Lê Duẩn và Lê đức Thọ trù dập và bôi bẩn Đại tướng Võ nguyên Giáp tàn tệ như thế nào, trong đó có chuyện ban cho người anh hùng Điện Biên Phủ chức " cai đẻ" để làm nhục người hùng này.Biết mình thế cô sức yếu, Võ nguyên Giáp ngoan ngoãn để cho phe Duẩn Thọ làm nhục với mục đích mua lấy sự sống. Xem ra cái hèn để người khác làm nhục nhân cách mình của Đại tướng miền Bắc Võ nguyên Giáp cũng ngang ngửa với cái hèn đầu hàng của Đại tướng miền Nam Dương văn Minh. Xem thế mới thấy không phải đeo lon đại tướng là con người trở nên hùng dũng, trái lại nhiều khi còn hèn thua một người dân thường. Nói chung cung cách xử sự của hai viên đại tướng họ Võ và họ Dương trước tình thế nguy hiểm là hèn hạ, nhục nhã vì vì lối sống " tham sống sợ chết", sẵn sàng làm tất cả những điều nhục nhã, hèn hạ để mua lấy sự sống. Ôi ! sống nhục sao bằng thác vinh ! Người xưa đã dạy như thế nhưng mấy ai làm được.
Phe Trường Chinh và Lê đức Thọ cũng tranh giành quyền lực quyết liệt sau khi Lê Duẩn qua đời. Tới ngày hôm nay thì phe của Đại tướng chột mắt Lê đức Anh ( đàn em trung tín của Lê Duẩn � Lê đức Thọ ) đang đấu đá quyết liệt với phe của Đại tướng cai đẻ Võ nguyên Giáp. Đây là một vụ án siêu nghiêm trọng có thể đưa đến sự hủy thể của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ chí Minh kêu gọi sự đoàn kết yêu thương giữa những đồng chí trong đảng với nhau nhưng chủ thuyết Mác � Lê mà Hồ chí Minh theo đuổi lại là chủ thuyết dựa trên sự đấu tranh giai cấp, dựa trên sự thù hận nên chuyện đấu đá tranh giành nhau đã không thể tránh được. Hãy nhìn vị vạn thế sư biểu Khổng tử với 3000 đệ tử thấm thuần trong học thuyết nhân bản Khổng giáo, kêu gọi con người xử sự với nhau trên những nguyên tắc đạo đức " nhân, nghĩa, lễ, trí, tín " nên 3000 học trò của Khổng tử đều đối đãi, cư xử với nhau trong sự yêu thương như anh em ruột, chứ không hãm hại giết nhau như những đệ tử đàn em của Hồ chí Minh. Chủ thuyết như thế nào thì tín đồ phải như thế ấy thôi. Chuyện Hồ chí Minh cổ súy và xây dựng chế độ mình trên chủ thuyết Mác- Lê độc ác, phi lý vô cùng tận để rồi ước mong đàn em đệ tử của mình phải yêu thương, quý mến nhau quả là điều không tưởng. Hoàng Tùng cho biết Hồ chí Minh rất buồn vì chuyện bất hòa giữa những đàn em nhưng mà " nhân nào thì sinh quả nấy", làm sao có chuyện đầm ấm yêu thương trong khi sống trong một chủ thuyết cổ súy hận thù như chủ nghĩa Mác- Lê.
Nỗi đau thứ tám của Hồ chí Minh được Hoàng Tùng trình bày là Hồ chí Minh thật sự không muốn chiến tranh với Pháp cũng như với Mỹ. Nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về Hồ chí Minh cũng đều đưa ra kết luận trên. Đây là một điều khó hiểu vì Hồ chí Minh thường được biết đến một con người độc đoán, sắt đá nhưng lại là người chọn đường lối hòa hoãn, thương lượng để chấm dứt chiến tranh chứ không muốn đối đầu, đánh đấm để đạt mục tiêu. Quyết định đánh chiếm miền Nam là của phe chủ chiến Lê Duẩn và Lê đức Thọ và hai ông nay đã khống chế được phe Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp để tiến hành chuyện chiến tranh ở miền Nam. Trong trận đánh cực kỳ lớn vào tết Mậu Thân 1968, Hồ bị tống cổ qua Bắc kinh, Giáp bị đẩy đi Hungary " gọi là chữa bệnh " cho khuất mắt để phe Duẩn � Thọ rảnh tay mà làm việc đã cho thấy phe Duẩn � Thọ đã tước hết quyền hành của Hồ và Giáp. Phe Lê Duẩn � Lê đức Thọ ganh tức cái hào quang mà Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp có được trước nhân dân và thế giới từ chiến thắng Điện Biên Phủ nên quyết đánh miền Nam để tạo một chiến công lừng lẫy, vang dội hầu lấn át danh tiếng của Hồ và Giáp. Động lực của phe chủ chiến Duẩn-Thọ có nguyên nhân sâu xa là như thế.
Bài viết của Hoàng Tùng muốn kể ra 10 nỗi đau của Hồ nhưng người ta chỉ đọc được 8 nỗi đau. Lý do là bài viết được trích từ cuốn sách " Những kỷ niệm về Bác Hồ " của Hoàng Tùng bị tịch thu sau khi cuốn sách ra đời, nên khi bài viết đi ra hải ngoại thì chỉ tìm thấy 8 nỗi đau thay vì 10 nỗi đau vì tài liệu bị thất lạc, tứ tán. Có thể góp ý thêm một nỗi đau của Hồ là không được bọn đàn em như Duẩn, Thọ, Hoàng quốc Việt cho cưới vợ để họ có thể biến Hồ thành một biểu tượng có lợi cho công cuộc giải phóng miền Nam. Điều này khá mỉa mai vì Lê đức Thọ có 2 vợ, Lê Duẩn có 3 vợ mà lại không cho phép Hồ lấy vợ ! ( Xin vào mạng lưới www.quehuongmedia.comđến phần Tài liệu để đọc thêm về cái chết thảm khốc của cô Nông thị Xuân, người đã sinh cho Hồ một đứa con trai tên Nguyễn tất Trung. Sau khi cô Xuân bị giết chết, cậu Trung được giao cho gia đình tướng Chu văn Tấn nuôi và sau này lại đưa cho người hầu cận thân tín của Hồ là Vũ Kỳ nuôi. Cậu Trung được đổi tên là Vũ Trung và cho đến giờ phút này không biết cậu còn sống hay đã bị thủ tiêu như mẹ cậu để bảo vệ uy tín cho người cha khốn nạn Hồ chí Minh.)
Thêm một nỗi đau nữa của Hồ là bị phe Duẩn Thọ cô lập và giết dần mòn vì chuyện Hồ tìm cách liên lạc với ông Diệm hồi năm 1963. Một con người tinh ma, quỷ quái như Hồ mà rồi cũng không qua được định luật nhân quả của trời đất. Ông phải trả quả cho những hành động tàn ác mà ông gây ra trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị.
Mới đây Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quyết định coi " tin, tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thân thế sự nghiệp các vị lãnh đạo chưa công bố hoặc không công bố đều thuộc danh mục bí mật nhà nước.". Cuốn sách của Hoàng Tùng nói trên bị tịch thu vì tiết lộ những bí mật cần phải dấu của Hồ chí Minh.
Năm ngoái, chế độ Hà nội xin phép sử gia Duiker để phiên dịch cuốn tiểu sử Hồ chí Minh in ở Mỹ, nhưng xin ông Duiker bỏ bớt phần nói về chuyện ông Hồ có vợ ở Trung Quốc trước khi về Việt Nam hoạt động. Sử gia Duiker đã từ chối đề nghị cắt xén này nên Hà nội im lặng, không nói đến chuyện phiên dịch cuốn tiểu sử Hồ chí Minh này nữa. ( Xin đọc bài " Góp ý với sử gia Duiker " của Trần viết Đại Hưng trong trang mạng www.nsvietnam.com). Chuyện Hồ có vợ ở Trung quốc hay ăn ở với bà Nguyễn thị Minh Khai ( vợ chính thức của Lê hồng Phong, một đồng chí của Hồ) còn nằm trong các tài liệu ở thư khố Nga và Trung cộng đã được giải mật và cung cấp tài liệu cho những nhà nghiên cứu sử khai thác. Chuyện một người đàn ông như ông Hồ thì chuyện có vợ là một chuyện hết sức bình thường, đâu có gì xấu xa mà phải che giấu, tránh né. Nhưng mấy mươi năm nay sách báo Cộng sản đã biến ông Hồ thành một ông thánh không gần đàn bà nên giờ đây họ không đủ can đảm để chấp nhận những sự thật phũ phàng về đời tư, tình cảm của ông Hồ. Không biết họ còn bưng bít và nói dối về ông Hồ cho tới bao giờ ? Ngày xưa nói đến tên vua là phạm húy, ngày nay nói đến ông Hồ thì chỉ có quyền nói đến những chuyện tốt đẹp về ông còn nói đến chuyện tình ái lăng nhăng, con rơi con rớt của ông cũng là một chuyện " phạm húy " cấm kỵ. Nhà thơ Trần Dần trong nhóm Nhân Văn � Giai Phẩm có làm câu thơ " Ôi ! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người. Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương-lai." ( Bài " Nhất định thắng ").. Trần Dần bị mang ra đấu tố với tội nói xấu lãnh tụ Hồ chí Minh vì chữ " Người " trong câu thơ trên được coi như là ám chỉ Hồ chí Minh, vì trong chế độ Cộng sản Việt Nam hồi ấy, chữ Người vốn thường để chỉ Hồ chí Minh. Cho nên câu thơ " Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương lai " bị coi là nói xấu và bôi bác lãnh tụ. Trần Dần coi như bị kết tội "phạm húy " ( nghĩa là phỉ báng lãnh tụ tối cao Hồ chí Minh). Câu chuyện nghe như chuyện đùa mà là sự thật phũ phàng đã xảy ra cho nhà thơ Trần Dần. Hà sĩ Phu đã từng đánh giá chế độ Cộng sản ở Việt Nam là một thứ chế độ phong kiến trá hình quả thật là quá đúng.
Thật ra dù là một đảng viên cao cấp nắm ngành tuyên huấn,báo chí như Hoàng Tùng cũng chỉ biết được những bí mật sơ sài về Hồ chí Minh mà thôi. Phải nói người nắm giữ những bí mật chính trị của Hồ chí Minh là Võ nguyên Giáp vàø người hiểu rõ những chuyện thầm kín của Hồ chí Minh là người thư ký hầu cận Vũ Kỳ. Ông Giáp và ông Kỳ đều còn sống, nhưng với chính sách bưng bít thông tin, cấm nói đến những điều tiêu cực của lãnh tụ của nhà nước Cộng sản thì hai ông Giáp và Kỳ cũng không thể nói được gì thêm về Hồ chí Minh. Trước đây ông Vũ Kỳ có lên tiếng thêm về chuyện di chúc Hồ chí Minh với Bùi Tín liền bị mấy ông lớn trong bộ chính trị kêu lên đe nẹt và hù dọa ngay. Cầu mong chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ trước khi ông Giáp và ông Kỳ qua đời thì hai ông này sẽ có cơ hội tiết lộ nhiều bí mật sâu kín về chính trị và tình cảm của Hồ chí Minh.
Chuyện đánh giá công tội của Hồ chí Minh đối với đất nước là chuyện dài lâu nhưng bản thân Hồ chí Minh, trong di chúc viết ngày 14 tháng 8 năm 1969, tỏ ý mong mỏi lịch sử sau này xét kỹ cho ông mà đừng lên án ông quá nặng nề. Ông đã kết thúc bản di chúc bằng hai câu thơ của cụ Nguyễn Du để tỏ lòng hối hận trước cao xanh về những tội lỗi của ông:
Rằng con biết tội đã nhiều
Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam.
Phải thấy rằng đây không phải là đòn bịp cuối cùng trong đời của Hồ chí Minh mà là những lời nói thống thiết chân thành pha lẫn sự đau đớn của một con người trước giờ hấp hối lâm chung. Ước mong sao toàn dân Việt Nam rồi sẽ có cơ hội nhìn thấy và thông cảm với sự bộc bạch chân thành, những lời nói phải của một con người trước khi chết, giống như con chim trước khi chết thì tiếng kêu thương. Bài viết Hoàng Tùng đã hé mở phần nào những nỗi đau của Hồ chí Minh mà chế độ vì muốn thần thánh hóa ông nên cố tình bưng bít, dấu diếm. Hà Nội trong mấy mươi năm qua đã biến Hồ chí Minh thành thành, thành một siêu nhân nên khi cán bộ Hoàng Tùng viết sách nói lên những thất bại, thất sủng, nỗi đau của Hồ thì sách bị thu hồi ngay lập tức. Nhưng trời đất vốn có luật công bằng nên dù dấu diếm kỹ càng đến đâu thì dần dần những tâm tư sâu kín của Hồ chí Minh cũng được bộc lộ bởi những người cộng sự viên chung quanh như Hoàng Tùng và sau này còn nhiều người quen biết khác nữa để người ta có thể nhìn thấy cái tâm tư u uẩn, đau xót của ông Hồ. Dù sao ông cũng chỉ là một con người có những vui, buồn, giận ghét, vinh quang và điếm nhục riêng của mình.
Ở thế giới bên kia chắc Hồ chí Minh cũng được thỏa lòng vì giờ này đã được người đời hiểu thấu tâm can thống thiết của ông. Đó cũng là nguyện vọng tha thiết của ông được bộc lộ trong di chúc ngày 14 tháng 8 năm 1969 và cũng đã được công bố ở Pháp cách đây trên 20 năm. Có đọc di chúc này mới thấy ông cũng chỉ là một con người, một con người phải nói là bất hạnh như đồng bào Việt Nam của ông trong mấy mươi năm qua trên quê hương Việt Nam.

Lawndale, một sáng mùa thu mát lạnh có nhiều sương mù bay lãng đãng đầu tháng 9 năm 2004
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
http://daihung.webs.com/docvasuyluan.html
 

GS. Nguyễn Đăng Mạnh viết về Hồ Chí Minh

TrầnViết Đại Hưng
 

ÐÔI DÒNG GIỚI THIỆU:
Năm 2008, Nguyễn đăng Mạnh cho ra đời cuốn hồi ký của mình. Cuốn hồi ký không được xuất bản trong nước cũng như hải ngoại mà chỉ đuợc tung lên và lưu truyền trên Internet. Nói chung cuốn hồi ký thuộc loại nói thật, nói táo bạo về những nhân vật chính trị như Hồ chí Minh, Tố Hữu cũng như những nhà văn, nhà thơ cùng thời như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu v..v. Lối trình bày cảm nghĩ và tường thuật trong cuốn hồi ký này không thuộc loại văn chương xã hội chủ nghĩa đi theo "lề bên phải" nên cuốn hồi ký bị phê bình nghiêm khắc bởi báo chí trong nước.
Văn nô trong guồng máy nhà nước Cộng sản Việt Nam, trong những bài viết phê bình trên mạng điện tử của những tờ báo trong nước, coi cuốn hồi ký này có nội dung, xấu, tiêu cực, độc hại và tác giả Nguyễn đăng Mạnh bị đánh giá là sai trái khi trình bày những vấn đề quá nhạy cảm, gai góc không theo đường lối văn hoá, văn nghệ của nhà nước Cộng sản.
Nguyễn đăng Mạnh bắt đầu "thấy rét" bởi sự phản ứng gay gắt của báo chí Cộng sản trong nước nên trong một cuộc phỏng vấn với bà Thụy Khuê của Ðài Pháp Á (rfi), ông Mạnh yêu cầu không phổ biến cuốn hồi ký của ông. Ông không dám bảo vệ những quan điểm thẳng thắn ông đã trình bày trong cuốn hồi ký. Dĩ nhiên là ông sợ những đòn thù mà chế độ sẽ giáng vào bản thân ông trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời nên tính chuyện thu hồi cuốn hồi ký "có vấn đề" của ông sau khi nó đã được ông tung lên và lan tràn rộng rãi trên Internet. Ông hy vọng hành động đầu hàng này sẽ làm vui lòng nhà cầm quyền Cộng sản và sẽ làm cho họ không còn làm khó dễ ông thêm nữa
Nguyễn đăng Mạnh thua xa Nhạc sĩ Tô Hải là đã không dám bảo vệ quan điểm của mình sau khi cuốn hồi ký được tung ra. Tô Hải cũng bị bọn bồi bút của nhà cầm quyền Cộng sản răn đe, hù dọa sau khi Hồi ký Tô Hải được xuất bản ở hải ngoại. Nhưng Tô Hải không sợ và thách thức nhà cầm quyền Cộng sản muốn làm gì thì làm, kể cả chuyện bắt Tô Hải vào tù. Nhà cầm quyền Cộng sản cho tới giờ này cũng không dám làm gì Tô Hải ngoài những bài chửi bới, nhục mạ do các văn nô Cộng sản viết trong những báo trong nước.
Chuơng viết về Hồ chí Minh này là chương 7 trong cuốn hồi ký. So với Sơn Tùng là nhà "Hồ chí Minh học" viết hay nói gì cũng đều tâng bốc ca tụng Hồ chí Minh lên tới mây xanh, thần tượng hoá Hồ chí Minh bằng mọi cách thì Nguyễn đăng Mạnh có những nhận định tỉnh táo trung thực hơn về Hồ chí Minh. Nguyễn đăng Mạnh nói lên ưu điểm nhưng cũng nói lên khuyết điểm của Hồ chí Minh, Nguyễn đăng Mạnh cũng đã mạnh dạn nói đến cái chết thê thảm của người vợ không cưới của Hồ chí Minh là Nông (Hà) thị Xuân và hai cô em họ. Kể những chuyện dâm ô, xấu xa, tàn bạo của Hồ chí Minh như thế này làm nhà cầm quyền Cộng sản khó chịu và do đó lên án gay gắt cuốn hồi ký này.
Nguyễn đăng Mạnh khá sai lầm khi cho rằng 113 bài thơ trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký là của Hồ chí Minh. Ngay cả những người làm công tác văn học trong chế độ Cộng sản cũng thực sự nghi ngờ tác giả đích thực của cuốn hồi ký thơ này. Nhà văn Ðặng thai Mai, trong khi nhận lãnh trách nhiệm hiệu đính bản dịch Nhật Trung Nhật Ký, ông có ý muốn nói chuyện trực tiếp với Hồ chí Minh để hiểu rõ lai lịch tác phẩm nhưng Hồ chí Minh im lặng, không đáp ứng lời yêu cầu phỏng vấn. Giáo sư Lê trí Viễn trong khi nghiên cứu tập thơ này đã chỉ rõ tác giả là một người Trung Hoa chứ không phải Hồ chí Minh, mặc dầu mỗi lần nói đến tập Ngục Trung Nhật Ký,ông vẫn trân trọng cho đó là tập thơ chữ Hán này của Bác Hồ kính yêu. Nguyễn đăng Mạnh cũng nói trong cuốn hồi ký chuyện Hồ chí Minh tránh né trả lời về chi tiết cuốn Nhật Trung Nhật Ký như sau:
"Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật Ký Trong Tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi (Trong cuốn sách "Vừa đi đường vưà kể chuyện ", ông đã nói như thế."
(Trích "Hồi ký Nguyễn đăng Mạnh, trang 125)
Thật ra ông Hồ tránh né trả lời những câu hỏi về tập thơ Nhật Ký Trong Tù không phải vì ông khiêm tốn như Nguyễn đăng Mạnh suy đoán mà vì tập thơ này không phải của ông, nên ông ngại trả lời chi tiết, sợ lòi ra sự thật ông không phải là tác giả của nó.
Học giả Lê hữu Mục có viết nguyên một cuốn sách nhan đề "Hồ chí Minh không phải là tác giả "Ngục Trung Nhật Ký" xuất bản ở Canada trong đó ông Mục phân tích rõ ngữ âm, ngữ điệu, hoàn cảnh ra đời của bài thơ để chứng minh đa số những bài thơ trong tập thơ này không phải là của Hồ chí Minh.
Ðầu tiên ông Mục có đề cập đến hai hàng số ghi ở đầu tập thơ là (29.8.1932/10.9.1933) (Có thể vào trang 8 cuốn "Hồ chí Minh không phải là tác giả của Nhật Trung Nhật Ký" của tác giả Lê hữu Mục để nhìn thấy hàng số này. Hay xem cuốn DVD về Hồ chí Minh của Linh mục Nguyễn hữu Lễ để nhìn thấy hàng số ở trang đầu tập thơ này). Trong khi lịch sử ghi nhận Hồ chí Minh bị bắt vào tù vào tháng 8.1942. Ðó là sự cách biệt 10 năm cho thấy Hồ chí Minh khó có thể là tác giả tập thơ.
Trong 113 bài thơ của tập thơ, Học giả Lê hữu Mục cho rằng Hồ chí Minh chỉ là tác giả chừng 10 bài còn chừng 100 bài còn lại là của ông già người Trung Hoa họ Lý bạn tù của Hồ chí Minh trong thời gian Hồ chí Minh ở tù tại Hồng Kông.
Phải nhận rằng Hồ chí Minh biết tiếng Hán và có thể làm thơ bằng tiếng Hán. Một ví dụ cụ thể là trong thời kháng chiến chống Pháp, Hồ chí Minh có trao đổi vài câu thơ viết bằng tiếng Hán với thân sinh của ông Bùi Tín là cụ Bùi bằng Ðoàn. Nhưng Hồ chí Minh chỉ làm được những bài thơ bình dân, phong cách chưa được trau chuốt, nghệ thuật như hầu hết những bài thơ chữ Hán trong tập. Phải là người có trình độ hán văn, sâu sắc, thâm thúy mới làm nổi những bài thơ này. Người đó chính là ông già người Trung Quốc họ Lý bạn tù của Hồ chí Minh, Hồ chí Minh chắc chắn đã "cầm nhầm" nhiều bài thơ của ông già Tàu này.
Có thể trích dẫn một bài thơ thuộc loại bình dân, giản dị của Hồ chí Minh có trong tập thơ (do cán bộ đưa thêm vào chứ không phải có trong nguyên tác)
BỊ HẠN CHẾ (bản dịch)
Ðau khổ chi bằng mất tự do
Ðến buồn đi iả cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Ðau bụng thì không mở cửa tù
Văn chương chữ Hán của Hồ chí Minh đại khái là như thế đấy!
Hãy nghe Nguyễn đăng Mạnh tán tụng bài thơ hay ho và "thơm tho" này trong bài viết "Vài suy nghĩ nhỏ về một phong cách lớn" như sau: "Bác độc đáo ở chính chỗ giản dị của mình. Xét ra giản dị là cả một vấn đề bản lĩnh. Bản lĩnh của Bác cao hơn văn chương nên văn chương không ràng buộc được, và cứ thế, bài tiếp bài, có gì nói vậy, chất phác. thật thà như chính cuộc sống."
Tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" hiện còn nằm trong viện bảo tàng cách mạng. Hy vọng rồi đây khi chế độ Cộng sản Việt Nam sụp đổ, các nhà nghiên cứu văn học sẽ có cơ hội nghiên cứu nét chữ Hán của những bài thơ và sẽ rút ra thêm nhận định chính xác ai là tác giả của những bài thơ. Là của Hồ chí Minh hay của ông già họ Lý người Trung Hoa?
Nguyễn đăng Mạnh có kể chuyện ông Hồ hút thuốc ngoại và uống sữa tươi là những chuyện mà nhà cầm quyền Cộng sản luôn bưng bít và dấu diếm. Họ chỉ muốn đưa ra hình ảnh một ông Hồ ăn uống kham khổ, sống giản dị vì hình ảnh này có lợi cho sự tuyên truyền. Nguyễn đăng Mạnh chắc chắn sẽ bị đánh giá là "phản động" khi kể chuyện ông Hồ hút thuốc ngoại và uống sữa tươi trong thời kỳ kháng chiến vì cung cách ăn uống như thế sẽ bị là lối sống xa hoa của bọn tư sản chứ không phải là của chủ tịch nước của một chế độ vô sản.
Nguyễn đăng Mạnh kể lại những mẩu chuyện của Họa sĩ Diệp minh Châu, cô gái quê Nguyễn thị Hằng, Dương bích Liên, Trần việt Phương về sự ưu ái quan tâm của ông Hồ đối với từng người và coi đó như một ưu điểm biết lo lắng,chăm sóc đến người khác. Không hiểu sao khi ông từ giã người vợ Tàu vào thập niên 1930 rồi về Việt Nam làm cách mạng thành công, công thành danh toại, ông chưa bao giờ tìm cách liên lạc lại với người vợ bất hạnh này.? Ông có nghĩ đến sự đau khổ buồn tủi của người vợ này không? Ðối với một số người gặp gỡ trong đời sao ông tinh tế, chăm sóc âu yếm đến thế, trong khi đối với người vợ đầu ấp tay gối, ông lại tỏ ra quá sức bạc bẽo vô tình đến độ tàn nhẫn.!
Rồi đến chuyện ông xin lỗi con của Phạm Quỳnh về cái chết của Phạm Quỳnh do Việt Minh ra tay thủ tiêu. Ông phân bua là cấp dưới Việt Minh làm sai, nhưng nên nhớ Phạm Quỳnh có chức vụ là thượng thư triều Nguyễn. Không dễ gì giết một nhân vật cao cấp như vậy mà không có lệnh từ trung ương của tổ chức Việt Minh, đứng đầu là Hồ chí Minh. Chuyện ông xin lỗi này nọ sau khi Phạm Quỳnh bị tổ chức Việt Minh giết năm 1945 cho thấy đây có thể là một trò nhân nghĩa giả. Truyện Tam Quốc cho thấy gian hùng Tào Tháo đôi khi cũng có những trò nhân nghĩa làm cảm động biết bao quân sĩ dưới trướng. Hồ chí Minh cũng được đánh giá là gian hùng cỡ Tào Tháo chứ không phải là loại người hiền lành, đức độ gì. Có điều miả mai là người con trai lớn của Phạm Quỳnh là nhạc sĩ Phạm Tuyên chính là tác giả của bài ca nổi tiếng sau 1975 là bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", ca ngợi người lãnh đạo của phe đã giết cha mình một cách tàn bạo.
Về chuyện cô Nông thị Xuân, người đàn bà đã ăn nằm với Hồ chí Minh có một đưá con tên Nguyễn tất Trung, bị sát hại thê thảm, thì từ trước tới nay, dư luận cứ chĩa mũi dùi lên án vào hai tên sát thủ Trần quốc Hoàn và Tạ quang Chiến là chính phạm và tòng phạm. Theo suy luận này thì ông Hồ mất hết quyền lực, đành thất thế đau khổ nhìn đàn em Trần quốc Hoàn hiếp và giết vợ mình mà không nói lên được một câu ta thán, thương tiếc. Thật ra kết luận như vậy cũng hơi đơn giản. Phải nhớ thời điểm cô Xuân bị sát hại là năm 1957, lúc ấy Hồ chí Minh chưa tỏ ra có dấu hiệu nào mất quyền lực và thất sủng như trong những năm cuối đời. Liệu bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn có dám qua mặt Chủ tịch nước Hồ chí Minh để sát hại người vợ Nông Thị Xuân một cách không kiêng dè, kiêng nể hay không? Hay chính Hồ chí Minh là người ra lệnh cho Trần quốc Hoàn sát hại cô Xuân rồi ngụy tạo như một tai nạn để che mắt thế gian? Nếu như vậy thì quả tình Hồ chí Minh đã đi đến tận cùng của sự ác độc, tàn nhẫn khi cho đàn em giết người chăn gối của mình để che dấu chuyện chăn gối lén lút của mình. Hy vọng sẽ có thêm nhiều nhân chứng sẽ lên tiếng trong tương lai thì mới biết được thủ phạm đích thực của vụ sát hại cô Nông thị Xuân là ai?. Nhà văn Vũ thư Hiên trong hồi ký "Ðêm giữa ban ngày" đã gọi Nông thị Xuân là bà "hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam" vì chưa có bà hoàng hậu nào trong lịch sử Việt Nam sống trong hôn nhân lén lút và chết trong thảm khốc như Nông thị Xuân dù bà ta không có lỗi gì cả. Nhận định của Vũ thư Hiên tuy chua chát, đau thương nhưng chính xác. Nguyễn đăng Mạnh thẳng thắn đưa vấn đề Nông Thị Xuân bị sát hại vào trong hồi ký lại càng làm cho cuốn sách của ông bị chế độ Cộng sản lên án và chửi rủa vì chuyện này làm xấu mặt Hồ chí Minh rất nhiều. Không những cô Nông thị Xuân bị sát hại mà hai cô em họ sống chung cũng bị giết luôn để bịt miêng nhân chứng hầu bưng bít va che dấu một chuyện tình cảm vụng trộm, sai trái của Hồ chí Minh. Sự tàn ác, dã man của chế độ Cộng sản đến thế là cùng.
Rồi Nguyễn đăng Mạnh kể thêm chuyện ông Hồ dùng tử vi để tiên đoán diễn tiến tình hình thế giới và có nhờ người đến thư viện để mượn sách tử vi. Hồ chí Minh thường rao giảng chủ nghĩa Mác-Lê nin là một chủ nghĩa duy vật khoa học cho cán bộ và nhân dân đi theo trong khi lại lén lút đi tìm đọc sách tử vi là một loại sách bói toán tâm linh.. Chuyện nhỏ nhặt này cũng nói lên được con người hai mặt của Hồ chí Minh. Cũng khó mà hiểu nổi con người thật của Hồ chí Minh vì ông là một nhà chính trị bá đạo có tính khí tráo trở khôn lường.
Chuyện chế độ thần thánh hoá Hồ chí Minh là chuyện ai cũng biết và nhìn thấy. Nhưng thật sự bản thân Hồ chí Minh có muốn tự thần thánh hoá mình hay không? Câu trả lời là có. Ông có lúc khuyên người đời không nên bắt chước ông hai chuyện là hút thuốc và không lấy vợ. Ông có vẻ cũng muốn tự hào mình là người đàn ông thánh thiện không gần gũi với đàn bà nên không lấy vợ! Ông nói ông không lấy vợ nhưng ông ăn nằm hết người đàn bà này đến người dàn bà khác rồi bỏ họ đành đoạn. Từ Tăng tuyết Minh đến Nông thị Ngát (Trưng) (là mẹ của Tổng bí thư Nông đức Mạnh bây giờ), cho tới Nông thị Xuân. Ông đúng là một thứ Sở Khanh đạo đức giả, đóng vai độc thân thánh thiện trong khi lang chạ với bao nhiêu người phụ nữ. Lúc về nước, ông mới ngoài 50 nhưng để râu tóc dài để đóng vai "cha già dân tộc". Ông rõ ràng là quá tự đề cao cái tôi cuả mình chứ không được khiêm tốn như ông đã dạy con nít trong 5 điều răn nổi tiếng của ông.
Cuối cùng, Nguyễn đăng Mạnh kể lại chuyện người bạn Hoàng ngọc Hiến của ông suy luận ông Hồ chết vào ngày Quốc Khánh 2/9 là do tính khí ông ấy "đáo để". Suy luận như thế là có phần hụt hẫng và thiếu lô-gích. Ðúng ra ông Hồ chết vào ngày 2/9 có thể là do ngẫu nhiên và có thể là do ông ấy chủ động tìm cái chết vì khi biết bọn đàn em dùng độc dược để giết ông thì ông, bằng một cách nào đó như rút dây dợ đang gắn vào mình, quyết chết đúng ngày Quốc Khánh để gây bối rối và lúng túng cho bọn đàn em cố tình giết ông.. Chúng đã thật sự bối rối và lúng túng khi ông chết vào ngày 2/9 trùng vào ngày Quốc Khánh, bởi vậy mới có chuyện chúng công bố sai ngày chết của ông lúc đó là ngày 3/9, không dám nói thật ngày chết của ông là ngày 2/9. (Xin mời vào http://www.nsvietnam.com/, bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng rồi bấm vào bài số 120) Những bạo chuá bị đàn em giết lúc cuối đời.. để đoc và hiểu thêm cái chết của Hồ chí Minh).
Nói chung hồi ký Nguyễn đăng Mạnh là một cuốn hồi ký sinh động với nhiều tình tiết hấp dẫn, những phát hiện táo bạo, nói thẳng,nói thật không e ngại.Ðây là một cuốn hồi ký có giá trị về mặt văn học cũng như lịch sử. Tiếc rằng Nguyễn đăng Mạnh chưa có được cái dũng của một kẻ sĩ để nhận hết trách nhiệm những gì ông đã viết ra trong hồi ký mà chọn đường rút lui, thu hồi cuốn hồi ký của mình vì sợ hãi sự đàn áp của nhà cầm quyền. Nếu ông can đảm giữ vững quan điểm những gì ông đã viết ra, chắc chắn tên tuổi ông còn chói sáng thật nhiều về sau.
Chuyện tìm một kẻ sĩ bất khuất dám nói thẳng, nói thật, không e ngại trước nhà cầm quyền gian ác không phải là chuyện dễ. Nó hầu như là chuyện đẹp đẽ, hiếm hoi của thời quá vãng xa xưa.
Los Angeles, một chiều muà xuân hoang vu lạnh giá giữa tháng 4 năm 2010
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
* * *
NGUYỄN ÐĂNG MẠNH VIẾT VỀ HỒ CHÍ MINH
Tôi được tận mắt thấy Hồ chí Minh hai lần.
Lần thứ nhất sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám năm 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp 2 ở trường Hàn Thuyên.
Một hôm được tin Hồ chủ tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ chủ tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.
Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin xã, nơi Chủ tịch Hồ chí Minh tới.
Ðợi một lúc thì có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.
Hồ chí Minh bước ra sau. Quần áo Kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô, "Hồ chủ tịch muôn năm !"
Ðứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng,gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ chí Minh là như thế.
Hồi đó, ở Bắc Ninh,, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt đông khá mạnh. Ðã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.
Lần thứ hai tôi được thấy Hồ chủ tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Ðại học sư phạm Vinh.
Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.
Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre- có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:
_ Ðảng Lao Ðộng Việt Nam muôn năm !
_ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà muôn năm !
Ông Hồ vung tay rất cao.
Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:
_ Chủ tịch Hồ chí Minh muôn năm !
Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.
Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.
Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.
Hồ chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chuyện lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ, "Thanh cậy thế, Nghệ cậy.."thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại, "cậy thần "là cậy thần nào, thần Hồ chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.
Năm 1969, tôi chuyển ra công tác ở trường Ðại học Sư phạm Hà nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ chí Minh như Hoàng văn Hoan, Lê quảng Ba, Họa sĩ Diệp minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật Ký Trong Tù.
Ông Hồ về Pắc Bó đầu năm 1941 ngày 28/1. Tháng 8/1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.
Ông Lê quảng Ba cùng đi với ông Hồ. Ðến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Ðể động viên người đồng hành với mình, ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh Phụ Ngâm. Vưà kể vưà giảng. Té ra xa nước ba mươi năm Hồ chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh Phụ Ngâm.
Nhưng Lê quảng Ba càng đi càng đau. Ðến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên Dương Ðào- tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Ðến xã Túc Vinh, huyện Ðức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (Ngày 27- 8- 1942)
Không phải ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tàu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pắc Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng cảnh sát Tàu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế ! Ðiều này tác giả Ngục Trung Nhật Ký cũng đã nói rõ trong thơ của mình:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Ðường đời hiểm trở)
Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung
(Ði Nam Ninh)
Các vị lãnh đạo Ðảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Hoàng quốc Việt..nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tàu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.
Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật Ký Trong Tù, bài Bốn Tháng có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cùng cực khổ của ông Hồ, "Sống khác loài người vừa bốn tháng. Tiều tụy còn hơn mười năm trời."
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Ðiều này ông Trần dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Ðiều đáng chú ý là, Nhật Ký Trong Tù có tất cả 113 bài tuyệt cú thì bài Bốn Tháng Rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm "Tam dân chủ nghĩa "của Tôn trung Sơn, đọc sách của Tưởng giới Thạch tặng "Trung quốc đích mệnh vận"
Nguyên bản Nhật Ký Trong Tù đâu chỉ có thơ, ở cuối tập Nhật Ký còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Ðộc báo lan.
Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai Quyển) Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh đã nói thật lòng mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vưà ngâm vừa đợi đến ngày tự do
Hồ chí Minh được bọn Tàu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn hải Thần, Nguyễn tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.
Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu chí Minh (Trong Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu) cùng với Nguyễn hải Thần, Nguyễn tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12- 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.
Nguyễn hải Thần đưa ra một vế đối khá độc hiểm:
"Hầu chí Minh, Hồ chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh “
Ông Hồ xin đối :
"Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách “
Mọi người tán thưởng. Hầu chí Minh ca ngợi "Ðối hay lắm ".Còn Nguyễn hải Thần thì cung kính nói, "Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục “
Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điêụ Nga-la-tư, một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.
Trong Nhật Ký Trong Tù và hồi ký Vưà Ði Ðường Vừa Kể Chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù, "chân mềm như bún ", đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhảy điệu Nga- la – tư?
Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt. (Cho nên mới có chuyện ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương phát Khuê. Khoảng giữa tháng 9- 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc lộ Tây phong lĩnh
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường, vừa kể chuyện)
Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ nguyên Giáp trong tập hồi ký Những Chặng Ðường Lịch Sử cho biết, "Bữa đó tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Ðồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:
_ Anh xem có đúng là chữ của Bác không?
Ðó là một tờ báo ở Trung quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ của Bác. Bác viết, "Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác, ở bên này bình an.
Phiá dưới lại có một bài thơ “
Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9- 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12- 1943)
Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong cuộc liên hoan tiễn cụ Hồ về nước, hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn tường Tam, Nguyễn hải Thần.
Về tập Nhật Ký Trong Tù, có người nói ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.
Ngày 16- 9- 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật Ký Trong Tù vẫn được ông giữ cẩn thận.
Ngày 14 – 9 – 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu. Ông Hồ nói, "Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng."Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bày ở phòng "Ngọn đuốc soi đường của Ðảng Cộng sản Ðông Dương “.
Nhật Ký Trong Tù hiện được lưu trữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết Họa sĩ Diệp minh Châu từng sống với Hồ chủ tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp họa sĩ ở nhà riêng.
Hai vợ chồng cùng là họa sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Ðất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân…bằng đất sét.
Cách trò chuyện của Diệp minh Tuyền cũng vậy. Chuyện nọ xọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.
Ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ chí Minh.
Diệp minh Châu ở với Hồ chủ tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội họa, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ chủ tịch.
Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp minh Tuyền ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo, "Chú cứ ăn trước đi "Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với họa siõ, "Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm ! “
Diệp minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: người ta đang sùng bái Staline, Mao trạch Ðông, không chịu nghe Hồ chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ chí Minh là cộng sản chuyên chính. Ông Phạm văn Ðồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên xô): năm 1950, Staline triệu Hồ chí Minh sang gặp, ông ta không gọi Hồ chí Minh là đồng chí (tavarich).
Ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp minh Châu ra suối câu cá. Vưà câu vưà trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật Ký Trong Tù : "Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ “. Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật Ký Trong Tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi (Trong cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện,ông đã nói như thế).
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô thị Tuyển và Nguyễn thị Hằng.
Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Ðại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên Văn ra gặp Nguyễn thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ,oai phong. Cô khoe vưà được ra Hà nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Ðến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.
Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị chủ tịch nước là, "Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi."
Câu chuyện của Nguyễn thị Hằng về Chủ tịch Hồ chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ chí Minh.
Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong cuốn "Anh em nhà Karamadôp ": "Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều lúc tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (..) thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kỳ ai trong một căn phòng.". Ðó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có "tình yêu mơ mộng "chứ không có tình yêu thực sự.
Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.
Anh Trần việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn, vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói, "Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ “.
Hồ chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người. Hồi kháng chiến chống Pháp, Họa sĩ Dương bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt. (Chắc là Duơng bích Liên thích vẽ Hồ chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Duơng bích Liên đã đi rồi. Hồ chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời họa sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.
Tôi nghĩ Hồ chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ chí Minh cũng phải "diễn "những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: "Chủ tịch Hồ chí Minh muôn năm ! ", ông nói, "Hồ chí Minh chỉ muốn nằm ! “
Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc lá nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ.
Họa sĩ Dương bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi. (Người ta nuôi một con bò để lấy sưã cho ông.)
Theo Trần đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ- hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
Hà huy Giáp : một hôm linh mục Phạm bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature (phi thường). Ông Hồ nói,"Chúng mình là contrenature (bất bình thường)".
Hà huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ chủ tịch. Ông kể lại chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ, "Sao Bác không lấy vợ mà chịu được?"Ông Hồ nói, "Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi, Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Ðừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần aó vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Ðể khỏi "nhàn cư vi bất thiện".
Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của cụ Hồ.
Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết gì thêm về Hồ chí Minh, ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Ði guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi, "Các đồng chí có bao nhiêu nữ?".
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế : để râu dài, áo cánh lụa. Ði guốc. Cầm quạt phe phẩy…
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.
Về chuyện làm thơ của Hồ chí Minh, tôi vẫn cho rằng ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại : một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ chúc tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.
Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã cố tình phê phán tôi về sự phân biệt này: thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.
Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.
Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sữa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà
Nguồn: http://daihung.webs.com/137.html

 

No comments:

Post a Comment