Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sunday 23 December 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * QUỐC KỲ VIỆT NAM

QUỐC KỲ VIỆT NAM
NGUYỄN THIÊN THỤ

I.TỔNG QUÁT
          Truyền thống Việt Nam cũng như một số các nước Á châu là không có quốc kỳ, quốc ca . Tây phương thì khoái dùng cờ và biểu tượng. Ngày xưa, tại Tây phương, các vương hầu, bá tước mỗi xứ đều có cờ hiệu và huy hiệu riêng. Ngày nay, các tiểu bang Mỹ, các tỉnh bang Canada đều có cờ riêng.
Truyền thống Việt Nam không dùng quốc kỳ nhưng dùng cờ trong nhiều trường hợp:
+Cờ ngũ sắc, cờ đuôi nheo treo trong lễ hội
+Cờ đỏ: chỉ huy
+Cờ: ghi tên họ, chức vụ vị chỉ huy hay khẩu hiệu của đoàn quân

Chúng ta không có quốc kỳ, không có huy hiệu nhưng chúng ta có nhiều loại cờ. Cờ được dùng trong dân chúng và trong quân đội. Ngày tết, ngày lễ, ngày hội, ngày giỗ họ đại tôn người ta treo cờ ngũ sắc và cờ tứ linh tại đình, miếu, chùa, nhà thờ họ để cho long trọng. Trong những cuộc lễ lớn, người ta treo một lá đại hồng kỳ ở giữa sân, xung quanh sân, dọc hàng rào, ngoài cổng là cờ ngũ sắc hay cờ tứ linh. Thường cờ ngũ sắc hình vuông, hay tam giác, xung quanh có tua lưọn sóng, và giải dài. Trong dám ma ở thôn quâ, người ta dùng đòn có chạm hình rồng làm kiệu khiêng quan tài, vị đô quan đứng trên kiệu đánh trống, phất cờ đỏ chỉ huy, ra lệnh nhấc lên, lùi xuống, tiến lên. ..

Trong phụ đồng chi, trẻ con cũng dùng cờ .
Đồng ca có bài:
Phụ đồng phụ chổi,
Thổi lổi mà lên.. . . . . . . . . . . .
Đi mũ đi tế ,
Là quan chưởng đô
Đánh trống phất cờ,
Là phụ đồng chổi!


Trong quân đội, người ta dùng cờ để nêu danh hiệu của vị chỉ huy hoặc danh hiệu của đoàn quân. Thí dụ quân đội Mãn Thanh có Bát kỳ, và bọn Thái Bình Thiên quốc có nhiều nhóm mang những màu cờ khác nhau như Hoàng Sùng Anh cờ vàng, Lưu Vĩnh Phúc cờ đen, Bàn Văn Nhị , Lương Văn Lợi cờ trắng quấy nhiễu ở miền bắc nước ta thời Tự Đức (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, tr. 507).

Cờ chỉ đơn thuần là thế, không có một biểu tượng nào giữa là cờ. Có thể giữa cờ đề chữ để nói rõ danh xưng hay mục đích của chủ nhân lá cờ.  Cờ của Trần quôc Toản không biêt màu gì nhưng đề chữ:' Phá cường địch, báo hoàng ân'(Trần Trọng Kim, 143).

Mỗi đoàn quân đếu có cờ như cờ của Lê Lợi khi khởi binh có lẽ đề ' Bình Định Vương', cờ của Nguyễn Huệ khi ra đánh quân Thanh có lẽ đề Quang Trung. Còn cờ của Trần Hưng Đạo có lẽ đề một chữ Trần, hoặc Tiết Chế, Hưng Đạo vương, hoặc Sát Đát.
Cờ được dùng để chỉ huy, để ban hiệu lệnh. Bình Định vương đã ra nghiêm lệnh cho quân đội có đoạn như sau:

3. Lúc lâm trận, nghe trống đánh, thấy cờ phất mà chùng chình không tiến..
4.Thấy kéo cờ dừng quân mà không dừng... thì phải tội chém
(Trần Trọng Kim, 218).

Trong dân chúng và quân đội , người ta thường dùng cờ đỏ để chỉ huy. Khi báo ân báo oán cho Thúy Kiều, Từ Hải đã dùng cờ đỏ:
Ba quân trỏ ngọn cờ đào,
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri.

Và Tào Tháo trong trận đánh Ký Châu cũng dùng cờ đỏ để chỉ huy (Tam Quốc Chí III , . 34).
Vậy cờ đào, cờ thắm của vua Quang Trung cũng chỉ là cờ chỉ huy của quân đội, không phải là quốc kỳ như quan niệm bây giờ.
Sở dĩ cờ lệnh là cờ đỏ vì màu đỏ là màu truyền thống vì cổ nhân ta thích màu son: tốt vàng son, ngon mật mỡ.

Màu đỏ đuợc dùng trong lễ cưới, ngày tết:Lễ tơ hồng, khăn hồng, quả đỏ,'Câu đối đỏ, bánh chưng xanh'Y phục cũng dùng màu đỏ:-
khăn đỏ:
Mẹ già hết gạo treo niêu,
Anh còn áo trắng, khăn điều vắt vai.

Quần hồng:
Hồng quân với khách hồng quần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha ( Kiều)

II.ĐI TÌM TÀI LIỆU
Chúng ta tạm chia lịch sử cận đại thành hai giai đọan:
1/ Độc lập: 1802 - 1885
2/ Ngoại xâm: 1886-1945
Nhìn chung các tài liệu trước 1945 là không rõ rệt, thiếu bằng chứng.Có nhiều người đã viết về cờ Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày các tài liệu.

A. BEN CAHOON

Ben Cahoon, một học giả Mỹ. tác phẩm điện tử xuất bản năm 2000
* BEN CAHOON. http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html .

Một số tài liệu hơi giống nhau, có lẽ cùng xuất xứ Ben Cahoon, gồm những công trình sau:

*
WIKIPEDIA , 2006
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Vi%E1%BB%87t_Nam
*NGUYỄN ĐÌNH SÀI , 2004
http://www.vpac-usa.org/flag/The%20National%20Flag%20of%20VN.pdf
*ENCYCLOPEDIE FRANCAISE
, 2006
(Drapeau de la République du Vietnam)
http://www.encyclopediefrancaise.com/Drapeau_de_la_R%C3%A9publique_du_Vietnam.html
*NGUYỄN CAO ĐƯC , 2008
Le drapeau vietnamien
sous la dynastie des Nguyễn
http://aejjrsite.free.fr/
Magazine Good Morning 4 mai 2008
© G. Nguyen Cao Duc

PHIL NELSON , FOTW FLAGS OF THE WORLD WEB SITE 2008

Nguyễn Đình Sài ghi chú về Ben Cahoon như sau:

Ghi chú: Dữ kiện là Cờ Vàng hiện hữu từ 1890-1920 được tìm thấy trên website của World Statemen. Chủ website này là Ben Cahoon, một chuyên gia Mỹ, tốt nghiệp đại học University of Connecticut. Muốn biết thêm về ông, xin vào đây: http://www.worldstatesmen.org/AUTHOR.html
World Statemen là một website khổng lồ, chứa các lịch sử chính trị của hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có VN. Tài liệu trong website này vô cùng phong phú, khá chính xác về các phần khác của VN, như các triều vua, các đời quan toàn quyền Pháp, v.v.., với sự đóng góp của nhiều giáo sư danh tiếng. 

Người viết nghĩ rằng ngoài sự căn cứ vào các tài liệu, các sử gia còn cần phải cân nhắc, phân tích các sự tường thuật có khi mâu thuẫn, đối chiếu các biến cố thời sự để tìm ra các dữ kiện hợp lý nhất, với ý hướng rằng việc gì cũng có cái nguyên ủy của nó chứ không phải tự nhiên mà có. Lịch sử VN từ ngàn năm trước được viết bởi các sử gia thời hiện đại, mỗi người mỗi khác, và cũng khác với sử ký do người Hoa viết (như bộ Sử Ký Tư Mã Thiên chẳng hạn). Những sử gia thời sau dùng các sử liệu của người thời trước cho công trình nghiên cứu của mình, có khi lại thêm những khám phá mới. Đó là sự phát kiến về lịch sử vậy. Phát kiến (innovation) là tìm ra sự kiện mới dựa trên tài liệu cũ, chứ không phải phát minh (invention), hay bịa đặt sự kiện (fabrication). Các bộ sử của Sử Gia Phạm Văn Sơn viết gần đây nhất, rất dày, có nhiều chi tiết khá lý thú và mới lạ, không hề tìm thấy nơi sách khác, có lẽ đã được viết theo phương pháp "phát kiến" ấy.
Sau khi đối chiếu với các sử sách, bằng vào trí thức và sự chân thành của Ben Cahoon, người viết không nghĩ tác giả website đã bịa đặt ra sự kiện Cờ Vàng đã hiện hữu năm 1890-1920, cũng như Cờ Đại Nam bằng chữ Hán xoay 90 độ nghịch chiều. Hiển nhiên Cahoon đã tìm thấy trong hàng đống tài liệu hay thư khố Pháp và Mỹ hoặc các đại học, nhưng lại không trích dẫn rõ ràng tài liệu nào. Riêng cờ chữ Hán "Đại Nam" thì ông cũng không trích dẫn xuất xứ và diễn tả là gì (có lẽ vì không hiểu chữ Hán), nên lúc nhìn qua không ai hiểu được là gì.

Các tài liệu này cho rằng từ 1802 nước ta đã có quốc kỳ, là cờ Long Tinh.
Cờ Long tinh thay hình đổi dạng nhiều lần.
Cờ vàng ba sọc đỏ có từ Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.
Theo Ben Cahoon, từ trước đến nay có những cờ sau:
1. Cờ Long Tinh nền vàng, tua xanh, ngôi sao tròn đỏ ở giữa( 1802-1879) Emperor's flag to 1863




 1.cờ long tinh
 
2. Cờ Đại Nam



2. Cờ Đại Nam, nền vàng, hai Hán tự Đại Nam màu đỏ, 1878-1890 (approx design)

 3. Cờ vàng ba sọc đỏ (1890- 1920 Annam)


 
3. Cờ vàng 3 soc đỏ

4. Long tinh


4.Cờ Long Tinh, nền vàng, một sọc đỏ nằm ngang (1920- 30-Aug-1945)
5.Cờ Đông Dương, nền vàng, trên góc là cờ tam tài của Pháp (1929-Mars 1945)
6. Cờ quẻ Ly, nền vàng, ba vạch đỏ, vạch giữa đứt (9Mars 1945-22Aug, 1945)


  
5. Cờ Đông Dương
 6. Cờ quẻ Ly


7. Cờ quốc gia, nền vàng, ba sọc đỏ(2 Jun 1948-30 Apr, 75)


 
7. Cờ quốc gia
 8. Nền vàng ba sọc xanh của Cộng hòa
Nam kỳ
 


Các nhà biên khảo thuộc nhóm này cũng có vài điểm khác nhau:

1. CỜ VÀNG.
Cũng có người cho rằng từ lâu, Việt Nam dùng cờ vàng, Wikipedia bảo là cờ thời Minh Mạng.


Có nguồn cho biết Hai bà Trưng (40-43) và bà Triệu Thị Trinh (222-248) đã dùng cờ màu
vàng trong các cuộc khởi nghĩa của họ. Wikipedia cũng cho rằngvua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng cho là cờ tiêu biểu của vương triều mình.

2. CỜ LONG TINH

WIKIPEDIA CHÉP:
"Có nguồn cho biết vua Khải Định (1916-1925), khi sang Paris dự hội chợ đấu xảo, cùng các quan Nam triều sáng chế tại chỗ cờ Long Tinh vì cần thiết cho nghi lễ. Tuy nhiên, từ "cờ long tinh" có lẽ đã xuất hiện từ thời vua Gia Long. Cụ thể, nó có tên
Hán "Long Tinh Kỳ" với "Kỳ" là cờ; "Long" là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa. Tóm lại "Long Tinh Kỳ" là cờ vàng có chấm đỏ viền tua xanh.
Khi Pháp mới tấn công Việt Nam, Việt Sử Toàn Thư (trang 467) ghi "Từ Trung ra Bắc, cờ khởi nghĩa bay khắp nơi"; có tác giả chú thích rằng cờ này chính là cờ long tinh của nhà Nguyễn."
Đoạn này lẫn lộn, không cho biết xuất xứ tài liệu, và trước sau không thống nhất, lúc thì bảo Lon g tinh vào đời Gia Long, lúc nói đời Khải Đinh, lúc thì chấm đỏ, lúc thì hai vạch đỏ. Việt Sử Toàn Thư là sách của ai, không thấy ghi ở phần chú thích hay tham khảo. nếu là của Phạm Văn Sơn thì ông có lẽ cũng theo Ben Cahoon thôi.

3. CỜ ĐẠI NAM
Wikipedia chép:
"Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam (大南). "Theo thiển kiến,tài liệu trên không chính xác, không biết họ căn cứ vào đâu. Cờ Đại Nam như trên là một điều bi hài.
Các quan ta thường thích rõ rệt, chân phương. Hai chữ Đại Nam này có lẽ do do một ông quanTây đầy uy quyền mà không giỏi chữ Hán viết ra giao cho một ông họa sĩ không biết Hán văn và có óc Picasso nên vẽ quốc kỳ ra như thế! Than ôi, quốc kỳ và chữ nghĩa gì mà quay ngang nằm ngược như thế! Thực là một điều nhục nhã cho con Rồng cháu tiên. Quốc kỳ ta mà lại do mấy gã bôi bác, do ngoại bang áp đặt? Hoặc do ai tưởng tượng ra? Không biết thực hư như thế nào
!
Theo Wikipedia, năm 1890,năm 1890, vua Thành Thái đổi sang dùng lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt ngang. Lá cờ này tồn tại qua các đời vua Thành Thái và Duy Tân, những ông vua chống đối Pháp, và do đó cũng được coi là biểu tượng chống Pháp. Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh.
Theo thiển ý, điếu này thiếu bằng chứng về cờ vàng ba sọc đỏ vào thời này. Còn cờ Long tinh nền vàng có một vạch đỏ thì nhiều thuyết nói đến.

4. Cờ vàng ba sọc đỏ

Quốc kỳ của Quốc gia việt Nam và Việt Nam Cộng hòa
Như trên đã nói, cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện từ 1890, do vua Thành Thái chế ra. Và đó lần lần đầu tiên cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện. Nhưng không thấy tài liệu nào nói đến việc này. Lịch sử ghi nhận cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện vào năm 1948. Tự Đển Bách Khoa Pháp viết như sau:
Dans le 1890 , le Thành Thái d'empereur a passé un décret, changeant le drapeau avec les caractères chinois en nouveau drapeau. Le drapeau jaune avec trois raies rouges a été créé et a employé pour la première fois comme drapeau national (drapeau national 1890-1920 de Đại Nam). Il convient noter que le drapeau jaune avec trois raies rouges (appelées le drapeau jaune pour le short) est le premier " vrai ; flag" national ; des personnes vietnamiennes pour lui reflète l'aspiration et l'espoir des personnes, pas simplement les empereurs, pour l'indépendance et l'unification de la nation de Viet.
Dans le 1916 - le 1925 , après des empereurs Thanh thaï et Duy Tan ont été exilés en Afrique et obéir les Français, Khải Định d'empereur a publié un décret pour changer le drapeau national, le drapeau jaune, qui a signifié les trois régions unifiées (du nord, central, et des sud) a été remplacé par un drapeau jaune par une raie horizontale rouge. Ce drapeau jaune avec une raie rouge s'est également appelé le drapeau de « long Tinh » parce qu'il a été transformé du long drapeau original de Tinh de la dynastie de Nguyen.
( Drapeau de la République du Vietnam ,Encyclopédie française )
Theo Wikipedia, lá cờ vàng ba sọc đỏ do một họa sĩ nổi tiếng thời Thế chiến thứ haiLê Văn Ðệ vẽ và đã được vua Bảo Ðại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau trình lên trong một phiên họp ở Hồng Kông vào năm 1948. Buổi họp đó ngoài nhà vua còn có đại diện các đoàn thể chánh trị và tôn giáo cùng một số thân hào nhơn sĩ ủng hộ quốc gia Việt Nam. Lá cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920, với ý nghĩa rằng màu vàng trên lá cờ tượng trưng cho màu da người Việt, cho quốc gia dân tộc Việt Nam và ba sọc đỏ còn tượng trưng cho ba miền của Việt Nam. Có thông tin khác theo Tiziano Terzani kể lại là Linh mục Trần Hữu Thanh nói với ông ta là lá cờ vàng ba sọc do linh mục vẽ ra và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung Nam – Sau này luận cứ này được thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa trích dẫn lại[Tuy nhiên ngoài 2 người trên, ý kiến này không được nhiều người chia sẻ."
Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).


Theo Wikipedia, trong
thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.
Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc hay tam tài).

Theo Nguyễn Bá Trác, cờ Bảo hộ ra đời tháng 8 năm 1885,Hàm Nghi nguyên niên. Phải chăng là cờ này?(Hoàng Việt Giáp Tý Niên biểu, Bộ QGGD, Saigon, 1963.tr. 351.)

6.Cờ Nam Kỳ Quốc nền vàng, ba vạchxanh, hai vạch trắng)
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được cai quản bởi Anh. Anh sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý. Chính quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Ý nghĩa của lá cờ là ba phần Việt, Miên, Lào trong Liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh lammàu trắng).
Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sát nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2 tháng 6 năm 1948.


Cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân PhápPhát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.

Ngày
23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai.
Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc".
Ngày
5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.
Cờ đỏ sao vàng sau 1954 thì ngôi sao gầy và thẳng, là cờ của CHXHCN Việt Nam. Hay đó chẳng qua là hai cách vẽ khác nhau, chẳng có gì nhất định?

B. GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC HUY

Bài của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy khá đầy đủ. , viết năm 1986. Giáo sư coi cờ Long tinh của vua Bảo Đại là quốc kỳ thứ nhất.
1. Quốc kỳ xuất hiện đầu tiên: cờ long tinh của Hoàng Ðế Bảo Ðại

Ở Việt Nam trước đây cũng như ở các nước quân chủ cổ thời khác, các lá cờ được dùng để biểu tượng cho một nhà lãnh đạo. Hiệu kỳ của một vị tướng cầm đầu một đạo quân thường có màu phù hợp với mạng của vị tướng đó: người mạng kim thì cờ màu trắng, người mạng mộc thì cở màu xanh, người mạng thủy thì cờ màu đen, người mạng hỏa thì cờ màu đỏ, người mạng thổ thì cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được các nhà sáng lập chọn lựa theo sự tính toán dựa vào thuyết của học phái Âm Dương Gia nghiên cứu về sự thạnh suy của ngũ hành lưu chuyển trong vũ trụ sao cho triều đại mình hợp với một hành đang hưng vượng. Ngoài cờ chung của triều đại, mỗi nhà vua đều có thể có lá cờ riêng của mình. Nhưng các lá cờ này chỉ để biểu tượng cho hoàng gia. Về ý niệm quốc kỳ biểu tượng cho cả dân tộc Việt Nam, nó chỉ xuất hiện ở nước ta khi dân tộc ta bị lọt vào ách thực dân Pháp.

Tuy nhiên, trong gần suốt thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn chưa có quốc kỳ. Lúc ấy, Nam Việt (được gọi là Nam Kỳ) là thuộc địa Pháp và phải dùng cờ tam sắc của Pháp, Bắc Việt và Trung Việt (được gọi là Bắc Kỳ và Trung Kỳ) trên lý thuyết là lãnh thổ của nhà Nguyễn. Các nhà vua Việt Nam thời đó đều có lá cờ biểu tượng cho mình như thời còn độc lập, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự đến chớ không phải ở mọi nơi trong nước và dĩ nhiên không có tánh cách một quốc kỳ. Mãi đến thời Thế Chiến II, Hoàng Ðế Bảo Ðại mới ấn định quốc kỳ đầu tiên.

Nguyên lúc đó, người Pháp đã thua Ðức và rất suy kém. Họ không còn đủ quân lực để bảo vệ các thuộc địa xa xôi. Riêng ở Ðông Dương thì người Nhựt lợi dụng sự suy kém của Pháp đòi quyền đem binh vào chiếm đóng đất này để lấy nó làm bàn đạp phong tỏa phía nam Trung Quốc và tiến đánh Ðông Nam Á Châu với dụng ý chinh phục cả Á Châu. Chánh phủ Pháp không thể từ chối lời đòi hỏi của Nhựt và viên Toàn Quyền thời đó là Ðề Ðốc Decoux có nhiệm vụ phải chịu hợp tác với quân chiếm đóng Nhựt, đồng thời cố gắng đến tối đa để bảo vệ quyền lợi Pháp ở Ðông Dương. Ý thức rằng chánh sách thực dân Pháp trước Thế Chiến II làm bất mãn người Việt Nam mọi giới, Toàn Quyền Decoux đã áp dụng một chánh sách hai mặt: một mặt triệt để đàn áp các phần tử cách mạng chống Pháp, một mặt xoa dịu người Việt Nam nói chung. Trong khuôn khổ của mặt thứ nhì trong chánh sách này, ông đã có những biện pháp nâng cao uy tín của các nhà vua Ðông Dương.

Hoàng Ðế Bảo Ðại nhơn cơ hội này đã đưa ra một vài cải cách và ban chiếu ấn định quốc kỳ của nước Ðại Nam. Quốc kỳ này tên là cờ long tinh, nền vàng với một sọc đỏ nằm vắt ngang ở giữa, bề ngang của sọc đỏ này bằng 1/3 bề ngang của cả lá cờ. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Ðại Nam, nghĩa là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vì Nam Kỳ lúc đó vẫn là thuộc địa Pháp và vẫn phải dùng lá cờ tam sắc của Pháp.

2. Quốc kỳ thứ nhì: cờ quẻ Ly của chánh phủ Trần Trọng Kim

Chánh quyền thuộc địa Pháp ở Ðông Dương đã bị quân đội Nhựt lật đổ ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hai ngày sau, Hoàng Ðế Bảo Ðại tuyên bố độc lập. Chánh phủ độc lập đầu tiên được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945 do nhà học giả Trần Trọng Kim cầm đầu. Quốc hiệu được đổi là Ðế Quốc Việt Nam và theo chương trình hưng quốc được chánh phủ Trần Trọng Kim ban bố ngày 8 tháng 5 năm 1945 thì quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền, bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly trên nguyên tắc là cờ của cả nước Việt Nam gồm có ba kỳ. Nhưng trong thực tế, nhà cầm quyền quân sự Nhựt đã không trao trả Nam Kỳ ngay cho triều đình Huế. Việc trao trả này chỉ thực hiện ngày 14 tháng 8 năm 1945, nghĩa là 4 ngày sau khi chánh phủ Nhựt quyết định đầu hàng Ðồng Minh và 10 ngày trước khi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị. Do đó, đại diện của triều đình Huế chưa bao giờ được thật sự cầm quyền ở Nam Việt và cờ quẻ Ly đã không được dùng ở đó.


3. Cờ đỏ sao vàng của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam (CSVN)
Khi cướp chánh quyền ở Bắc Việt hồi tháng 8 năm 1945, tập đoàn CSVN dưới tên Việt Minh đã dùng cờ đỏ sao vàng. Cờ này sau đó được họ dùng ở những nơi họ chiếm đoạt được và cho đến nay, vẫn được họ tiếp tục xem là quốc kỳ.
4. Cờ của Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc

Khi chiếm lại được các thành phố lớn ở Nam Việt, chánh quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, họ đã cho thành lập Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc, tên Pháp là République de Cochinchine và Cộng Hòa Quốc này đã có một quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa gần như quốc kỳ của ta hiện tại, nhưng thay vì ba sọc đỏ và hai hai sọc vàng như quốc kỳ của ta, nó gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Xét về mặt thẩm mỹ, cờ này rất khó coi. Bởi đó, trong những bài trào phúng trong báo Ðuốc Việt là cơ quan ngôn luận bán chánh thức của Xứ Bộ Nam Việt Ðại Việt Quốc Dân Ðảng lúc ấy, tôi đã đặt cho nó cái biệt danh là lá cờ sốt rét.

5. Quốc kỳ của chúng ta hiện nay

Quốc kỳ của chúng ta hiện nay do một họa sĩ nổi tiếng thời Thế Chiến II là Lê Văn Ðệ vẽ và đã được Cựu Hoàng Bảo Ðại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau được trình cho ông trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948, gồm có ông và đại diện các đoàn thể chánh trị và tôn giáo cùng một số thân hào nhơn sĩ về phía người quốc gia Việt Nam. Như mọi người đều biết, nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng 1/3 bề ngang chung của lá cờ. Cờ vàng ba sọc đỏ đã được dùng làm quốc kỳ cho quốc gia Việt Nam khi chánh phủ lâm thời Việt Nam được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1948 dưới sự chủ tọa của Tướng Nguyễn Văn Xuân. Nó đã tiếp tục được dùng suốt thời Ðệ Nhứt và Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam, cho đến ngày nay.
http://doanket.tripod.com/tongquat/quocky.html

C. CÁC Ý KIẾN KHÁC
1. QUỐC KỲ ĐẦU TIÊN.

Như đã trình bày ở trên, các tài liệu không có dẫn chứng xuất xứ, cho nên không có giá trị nhất là từ thời Gia Long đến Duy Tân. Chúng tôi không chuyên về sử, nhưng cũng cố gắng tìm tòi và xem xét lại vấn đề.
Có lẽ trước thời Pháp thuộc, ta chưa có quốc kỳ. Tại hoàng thành và các thành trì có cột cờ và treo cờ vào ngày rằm và mồng một và vào các đại lễ, nhưng là các loại cờ truyền thống chứ không phải quốc kỳ.
John White một người Mỹ nhận định như sau:
Sur le côté Nord de la porte orientale, était un bastion avec un mât de pavillon(1) où les couleurs annamites sont déployées, le premier jour de la nouvelle lune et en d'autres occasions.(2)

(Les citadelles dans le Viet-nam du XIXe siècle
par Nicolas MICALLEF
http://www.net4war.com/e-revue/dossiers/vietnamxix/citadelles05.htm)
Theo J.White, cột cờ được dựng từ năm 1790 theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí đời Tự Đức và được sửa chữa nhiều lần vào đời Minh Mạng.
(La géographie de Tu-Duc(2) (Dai Nam Nhut Thông Chi) nous donne la réponse, le côt-co ou poteau du drapeau était à l'origine en 1790, un mât à trois étages en forme de boisseau ayant huit côtés où il était maintenu par des cordes. Des soldats y étaient mis en faction ; ainsi en cas de danger, le jour on déployait le drapeau comme signal d'alerte et la nuit, on pendait une lampe. Par la suite avec la construction des citadelles en pierre à la Vauban, construites de fait pour durer, le côt-co s'est transformé en tour de briques donnant lieu à un style architectural franco-viêtnamien (la France avec sa maîtrise des citadelles à la Vauban et le Viêt-Nam avec son architecture militaire traditionnelle. . . Construite à ses débuts en terre, la citadelle a subi peu à peu de nombreuses innovations : les remparts percés de dix portes ont été élevés en briques de 1818 à 1822 et les miradors (cot-cô) sont élevés de 1824 à 1831 sous le règne de Minh-Mang ibid).
Rất tiếc John White viết kỹ về thành trì và kỳ đài mà không tả màu sắc lá cờ.
Có lẽ vào thời Tự Đức, nước ta phải giao thiệp với Pháp cho nên phải có quốc kỳ để ứng xử theo phong cách ngoại giao Tây phương. Vì vậy, quốc kỳ ra đời lúc này.
Thật vậy, lần đầu tiên nước ta có quốc kỳ có lẽ là đời Tự Đức. Ngày 16-5-1862, phái bộ Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết với Pháp về ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường bị Pháp chiếm. Phái đoàn xuống tàu Hải Bàng, trương quốc kỳ màu vàng, từ Huế tới cửa Hàn , rồi theo tàu Đan Loan nhờ tàu Forbin kéo vào Gia Định. Vì nước ta không có quốc kỳ như người Pháp đòi hỏi cho nên Phan Thanh Giản mới phải dùng cái thắt lưng màu vàng của ông làm quốc kỳ vì ông nghĩ màu vàng là màu của nhà vua (Trần Quốc Giám, Cuộc đời Phan Thanh Giản. Sử Địa, số 7-8, SG,1967, tr. 96-148.).
Ông Nguyễn Văn An cũng có giai thoại tương tự nhưng ông Lê Văn Lân bác bỏ. Ông viết:
Có một giai thoại rất khó tin và khôi hài bôi bác là khi sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp vào tháng 6 năm Quý Hợi 1863 trên tàu Européen để chuộc 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ, lúc tàu chạy qua kinh Suez phải theo luật lệ là kéo “quốc kỳ Ðại Nam” lên và hú còi, nhưng không có nên túng thế, sứ bộ bèn dùng tấm vải vàng mà vua Tự Ðức ban cho cụ Phan Thanh Giản làm tay nải hành lý thay quốc kỳ vậy! Có người nói đó là tấm lụa vàng trên ghi chữ đỏ “Ðại Nam Khâm sứ”, theo tôi có vẻ đáng tin hơn! (Phụ chú về Lịch sử cờ xứ ta - trong tập Quốc kỳ Việt Nam in phát không của Quốc Duy Nguyễn Văn An 1992)

Có nhiều giai thoại về cái thắt lưng hay tay nãi, màu đỏ hay màu vàng. Tuy nhiên cũng có những chứng nhân của lịch sử.
Khi Phan Thanh Giản đi sứ Pháp, rời Sài gòn ngày 21-6-1863, sứ bộ đi tàu European tới Alexandrie, rồi sang tàu Labrador, đến hải cảng Toulon ngày 9-9-1863 khá khuya về đêm. Các tàu đậu ở hải cảng Toulon đều treo cờ Việt Nam ( Nguyễn Duy Oanh. Chân Dung Phan Thanh Giản . BỘ VHGD&TN, Saigon, 1974. 187.) Điều này ông thấy ở BSEI, q.XVI, số 2, Saigon, 1941,tr.63, chú thích1, và BAVH, tháng 1-2, 1926,tr.69.
Theo Tôn Thất Tho, tạp chí BAVH (Bulletin Des Amis Du Vieux Hue 1926 ) và trong cuốn Abrege de l’histore d’Annam của Alfred Schreiner , xuất bản năm 1905 đã tường thuật khá chi tiết về chuyến đi của Phan Thanh Giản.
Tôn Thất Tho ghi rằng tài liệu củaBAVH viết về việc này như sau:
Tàu Eropeen rời bến Sài Gòn ngày 17-7 năm 1863, cập bến kênh Suez ngày 17/8. Từ cảng Alexandrie ( Ai Cập ), đoàn sứ đổỉ sang tàu Labrador để tiếp tục lộ trình và tới bến tàu Toulon ( Pháp) vào ngày 10/9/1863; tại đây, đoàn được đón tiếp bằng 17 phát súng đại bác. Tất cả tàu Hải quân của Pháp đang đậu tại bến này đềù được lệnh kéo cờ màu vàng vì màu vàng biểu hiện hoàng tộc nước Đại Nam (...); tại đây ,tàu Ville de Pari của Hải quân Pháp đã chào mừng đoàn sứ bằng một màn thao diễn quân sự, súng nỗ vang rền...” (Theo BAVH 1-3/1926 tr 73-74 và Abrege..Sdd tr 262).

Tạp chí BAVH cũng tả tỷ mỉ về hành trình của Phan Thanh Giản:
Sau gần hai tháng hải hành, ngày 17-8-1863 thuyền chở đoàn sứ vào cảng Suez. Cảng này thuộc nước Ai Cập, phía Đông nam là châu Á. Phía tây bắc là Địa Trung Hải, cảng rộng độ 10 hải lý. Ngày 18-8-1863 chiếc tàu nhỏ của lãnh sự Suez đưa phó đại sứ Alexandre , ông Aloinghi đến sát tàu, họ mời đoàn xuống để lên đất liền. Vị chỉ huy ra lệnh cho quân đội dàn trên sàn tàu và hô 5 lần “ Hoàng đế vạn tuế “. Trên cột cờ chính, treo cờ của phái doàn. Khi đến bờ, ông Lý- a -nhi báo cho đoàn biết là hành trình của đoàn đều đã được báo trước cho các thành phố đoàn đi qua, từ Suez đến Chau Âu. Họ chào mừng đoàn bằng những phát đại bác, và quy ước là đoàn sẽ đáp trả bằng cách kéo cờ của phái đoàn. Trong “ Nhật ký đi Tây “ có ghi rõ: ” Chúng tôi trả lời cho ông ấy là lá quốc kỳ’ (1) ( Theo BAVH 1919, sdd , tr 35 ). Sau khi xem xét, ông Lý A Nhi tỏ ý lo ngại vì lá cờ nước Đại Nam nhìn xa có thể nhầm lẫn với lá cờ của Ai Cập, vì thế Lý A Nhi đã đề nghị nên ghi thêm chữ. Sau khi hội ý,đoàn cho thêu thêm trên cờ 4 chữ ” Đại Nam Khâm Sứ” ở cả hai mặt của lá cờ. Phía trước tàu treo cờ Ai Cập.
Đoàn đến bến đò, Thống đốc thành phố đứng đợi ở khách sạn. Ông báo cho đoàn biết, cuộc tiếp dón có chào bằng đại bác; nhưng do giờ đã quá muộn, nên xin khất lại ngày mai. Sáng hôm sau, đoàn lại lên tàu tiếp tục cuộc hành trình. Chính quyền địa phương đã bắn 19 phát đại bác để chào đưa tiển đoàn lên đường đến Cairo, kinh đô của Ai Cập. Ngày 20-8-1863, đoàng được hoàng đế Ai Cập tiếp kiến tại cung điện Arelolexide. Sau đó , đoàn đi tham quan cung điện trên bờ sông Nin.

Tôn Thất Tho viết:

Trên đây là những nội dung được ghi lại trong tạp chí BAVH-1919 có tựa là “ L’Ambassade de Phan Thanh Gian” , bài này chép lại từ “ Như Tây sứ trình nhật ký” (bản được chép tay ) . Còn đưới đây là những sự tường thuật trong cuốn “ Tây hành nhật ký’ của cụ Phạm phú Thứ:
“ Ngày mồng 5…lãnh sự ở Xu- ết là Ết-vi-gia và Phó lãnh sự đi thuyền lửa nhỏ đến mời chúng tôi lên bộ. Các quan viên trên thuyền cho binh lính đứng sắp hàng ở chân cột buồm to hô lớn lời chúc 5 lần. Ở cột buồm giữa của thuyền, treo cờ Khâm sứ( đầu tiên, lúc sắp đến cửa này, Lý A Nhi nói từ thành này đến phương tây, nghe sứ bộ đi ngang qua, người ta đều bắn đại bác để chào đón, nên cần có lá cờ của sứ bộ để gặp dịp đó thì treo lên; chúng tôi nói chỉ hiện đem theo lá cờ của nước ta. Lý A Nhi lấy xem rồi bảo các cờ hiệu của nước Y- điệp ( tức cờ Thổ Nhĩ Kỳ- vì Ai Cập bấy giờ là thuộc địa cuả TNK- TTT ) cũng nhuộm màu này, sợ không phân biệt được, nên yêu cầu thêm chữ nước ta vào; sau khi bàn bạc, chúng tôi lấy lụa đỏ cắt làm 4 chữ “ Đại Nam Khâm Sứ’ đính ở hai mặt cờ. . Đầu thuyền, treo cờ hiệu của nước Y- điệp…”( sdd, trang 90)
(http://dactrung.net/Phorum/printable.aspx?m=406657)

Điều này cho biết vào thời Tự Đức nước ta có quốc kỳ màu vàng còn giai thoại về cái thắt lưng hay tay nãi của Phan Thanh Giản là thực hay hư không quan trọng.

2. CỜ LONG TINH
Có nhiều ý kiến khác nhau.
Lê Văn Lân viết về cờ Long Tinh như sau:
"Tôi đã đặc biệt nhớ đến lá cờ Long tinh được chính thức ban bố làm quốc kỳ có nền vàng ở giữa có một vạch đỏ chạy dọc, vạch này dày khoảng 1/3 chiều ngang của lá cờ. Sở dĩ tôi còn nhớ như vậy là vì lũ học sinh tiểu học chúng tôi phải làm thủ công hay được phát lá cờ này khi có lễ lạc đón tiếp hay được đi diễn hành trước cửa Ngọ môn chúc mừng lễ Vạn thọ của vua Bảo Ðại hằng năm. Nhà vua sanh vào ngày 22 tháng 10 năm 1913 (Quý Sửu). Mỗi khi phất cờ thì chúng tôi phải đồng thanh hô lớn: “Hoàng đế vạn tuế”.

Ông Lê Văn Lân viết trong Lời giới thiệu vài cảm nghĩ về quyển sách của một bạn văn về quyển Vua Khải Định – Hình ảnh & Sự kiện, của Võ Hương An, có đoạn nói về sách này có hình chụp cờ Long Tinh thời Khải Định
- ở trang 135, có hai tấm hình về các đoàn hát về giúp vui lễ Tứ Tuần Đại khánh có chụp rõ lá quốc kỳ Việt Nam thời bấy giờ. Về lá cờ Long tinh vào đời vua Khải Định này, tôi đã hỏi nhiều vị cao niên trên 80 tuổi nhưng ít ai còn nhớ chắc chắn về hình thức và kích thước. Theo hình thì chi tiết về cờ Long Tinh như sau: chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, một băng màu đỏ nằm giữa chạy dọc giữa hai băng màu vàng, băng đỏ rộng gấp đôi băng vàng.
http://www.art2all.net/tho/tho_vha/khaidinh/levanlan_gioithieu.html
Theo ông Quốc Duy Nguyễn Văn An trong tài liệu dẫn trên, cờ này do Tứ trụ của Cơ Mật viện triều đình Huế (thành lập từ 1834) bàn và ấn định “lấy nền vàng và thêm một gạch son trên ấy để biến thành lá cờ Long Tinh tiêu biểu cho uy quyền Triều đình Quốc gia trên hai phần đất còn lại của Việt Nam (Bắc và Trung) trong suốt thời Pháp thuộc”.

(Lê Văn Lân. Quốc kỳ và quốc ca Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX)

http://lopxahoihoc.com/viet/?p=111)

Về cờ Long tinh, sự nhìn thấy của Lê Văn Lân là đúng.

3.CỜ QUẺ LY, CỜ QUẺ CÀN
Qua các tài liệu, có hai cách vẽ chữ Ly và Càn. Một là nằm trong màu vàng hay chạy suốt nền vàng. Thực tế đã thấy hình như các vạch chạy suốt nền vàng.

Theo Phạm Văn Thanh và Nguyễn Phước Hưng cờ quẻ Ly và quẻ Càn chiếm 1/3 chiều rộng lá cờ ( hình bên cạnh)
(A BRIEF HISTORY OF THE NATIONAL FLAGS OF VIETNAM .http://vietnamerica.net

4. CỜ QUỐC GIA VIỆT NAM
Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ quẻ Càn. Các tài liệu cho rẳng họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ kiểu, trong khi Wikipedia cho là LM Trần Hữu Thanh, Đỗ Mâu cũng nói như vậy. Song Tôn Thất Bình cho rằng tác giả là họa sĩ Tôn Thất Sa.
“Tình cờ tôi xem bài tham khảo có giá trị của tác giả Minh Vũ Hồ Văn Châm có tựa đề "Câu chuyện xoay quanh lá quốc kỳ " đăng ở tạp chí "Cách mạng"số 12. Vì là tài liệu lịch sử nên tôi phải đính chính chỗ sai lầm.
Mở đầu bài tác giả viết: "Lá quốc kỳ nói ở đây là cờ vàng ba sọc đỏ. Cờ vàng ba sọc đỏ do họa sĩ thời danh Lê Văn Đệ vẽ đệ trình cựu hoàng đế Bảo Đại, và sau đó được đưa ra thảo luận biểu quyết tại hội nghị chính trị Hồng Kông giữa năm 1948 để làm quốc kỳ cho Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Cờ vàng ba sọc đỏ được chính thức kéo lên tại Saigòn ngày 2 tháng 6 năm 1948 trong buổi lễ thành lập chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam do Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Năm 1955, Ngô Đình Diệm, Thủ Tướng đương nhiệm với toàn quyền dân sự và quân sự của quốc gia Việt Nam, đã tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại khỏi ngôi vị Quốc Trưởng và thiết lập nước Việt Nam Cộng Hòa ngày 26 tháng 10 năm 1955. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn là quốc kỳ.". 
Sự sai lầm tôi muốn đưa ra đây là nguồn gốc lá quốc kỳ. Người vẽ ra lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ không phải là danh họa Lê Văn Đệ mà là danh họa Tôn Thất Sa. Cuộc thảo luận biểu quyết lá quốc kỳ tại Huế chứ không phải tại Hồng Kông. Khi hội nghị nhất trí lựa chọn xong lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ thì phái đoàn mới đi Hồng Kông bái kiến và đệ trình lá cờ quốc gia lên vua Bảo Đại. Cờ vàng ba sọc đỏ được vua Bảo Đại chính thức chấp thuận là quốc kỳ của nước Việt Nam.


Cụ Tôn Thất Sa (1881-1980)
Cơ duyên nào đã đưa cụ Tôn Thất Sa vẽ lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ ?

Tháng 3 năm 1945, Pháp đầu hàng Nhật tại Đông Dương. Nhật giao quyền hành chánh cho Hoàng Đế Bảo Đại. Nội các dân sự đầu tiên của Viẽt Nam ra đời do cụ học gỉa Trần Trọng Kim được chỉ định thành lập, gồm toàn trí thức nổi tiếng chứ không có chính trị gia hay người hoạt động cách mạng.

Ngày 14-4-1945, Nhật thua trận và đầu hàng đồng minh. Ngày 19-8-1945, lợi dụng người dân lúc đó còn chất phác về chính trị, Việt Minh quỷ quyệt lẹ tay cướp chính quyền qua mặt các đảng phái quốc gia thiếu thủ đoạn và kinh nghiệm về chính trị.

Ngày22-8-1945, Trần Huy Liệu ra Huế thuyết phục, lừa phỉnh Hoàng Để Bảo Đại nên thoái vị vì Việt nam đã có chính phủ độc lập tại Hà Nội rồi.

Ngày 25-8-1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố: "Thà làm dân nước độc lập hơn làm vua nước nô lệ " và trao ấn kiếm Hoàng triều cho Trần Huy Liệu.Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và thành lập chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố Vấn để lừa gạt dân chúng và che mắt quốc tế.

Ngày 12-9-1945, quân Pháp theo chân quân đội Anh, có nhiệm vụ giải giới quân Nhật, xua quân chiếm Nam bộ.

Ngày 6-3-1946, tại Đà Lạt Hồ Chí Minh ký thỏa hiệp với Sainteny, đại diện chính phủ Pháp và đồng ý để 15 ngàn quân Pháp được đóng quân tại Hà Nội, Hải Phòng và một số các tỉnh khác. Ông Nguyễn Tường Tam, ngoại trưởng và là lãnh tụ VNQDĐ không chịu ký và phản đối thỏa hiệp.

Ngày 16-3-1946, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại dẫn đầu một phái đoàn qua Trùng Kháng, Trung quốc, nhờ Tưởng Giới Thạch hỗ trợ. Bảo Đại được khuyên nên ở lại Hồng Kông và đừng trở về nước.Ngày 18-3-1946, các đoàn thể và đảng phái quốc gia biểu tình lên án Việt Minh phản quốc, cấu kết với quân xăm lược Pháp. Việt Minh đã đàn áp phe quốc gia bằng vũ lực.

Ngày 7-5-1946, Pháp lập ra Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ và chỉ ̣định bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh làm Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời Nam Kỳ tự trị. Làm Thủ Tướng được vài tháng, bác sĩ Thinh thấy giả tâm của thực dân Pháp lập chính phủ bù nhìn để che mắt khi thế giới đang có phong trào trao trả độc lập cho các nước bị đô hộ. Ông thất vọng thấy Việt nam đang bị Pháp đô hộ một cách tinh vi. Ông đã tự sát. Pháp liền đưa bác sĩ Lê Văn Hoạch lên thay thế.

Ngày 29-9-1946, bác sĩ Lê Văn Hoạch từ chức Thủ Tướng Chính Phủ Nam Kỳ Tự Trị bù nhìn vì có danh mà không có quyền.
Ngày 01-10-1946, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân được Pháp chỉ định làm Thủ Tướng thay thế bác sĩ Lê Văn Hoạch. Ngày 19-12-1946, quân Pháp chiếm Bắc Bộ và cử ông Nguyễn hữu Trí làm Chủ tịch Hành Chánh Bắc Bộ.

Cụ Tôn Thất Sa là Giáo Sư kỹ thuật Trường Bách Nghệ ở Huế, Giáo sư Hội Họa tại nhiều trường Trung Học ở Huế. Từ năm 1916 đến năm 1925, cụ đã chiếm nhiều giải nhất trong các cuộc thi như tranh họa nạn lụt ở miền Bắc năm 1916, đài chiến sĩ trận vong ở Huế năm 1920, đài chiến sĩ trận vong ở Hải Phòng năm 1921. Cụ đã chiếm 6 giải nhất TEM bưu điện Đông Dương, 2 giải nhất về nghệ thuật trang trí tại Hội chợ Paris.
Tình cờ tôi xem bài tham khảo có giá trị của tác giả Minh Vũ Hồ Văn Châm có tựa đề "Câu chuyện xoay quanh lá quốc kỳ " đăng ở tạp chí "Cách mạng"số 12. Vì là tài liệu lịch sử nên tôi phải đính chính chỗ sai lầm.

Mở đầu bài tác giả viết: "Lá quốc kỳ nói ở đây là cờ vàng ba sọc đỏ. Cờ vàng ba sọc đỏ do họa sĩ thời danh Lê Văn Đệ vẽ đệ trình cựu hoàng đế Bảo Đại, và sau đó được đưa ra thảo luận biểu quyết tại hội nghị chính trị Hồng Kông giữa năm 1948 để làm quốc kỳ cho Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Cờ vàng ba sọc đỏ được chính thức kéo lên tại Saigòn ngày 2 tháng 6 năm 1948 trong buổi lễ thành lập chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam do Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Năm 1955, Ngô Đình Diệm, Thủ Tướng đương nhiệm với toàn quyền dân sự và quân sự của quốc gia Việt Nam, đã tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại khỏi ngôi vị Quốc Trưởng và thiết lập nước Việt Nam Cộng Hòa ngày 26 tháng 10 năm 1955. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn là quốc kỳ.".

Sự sai lầm tôi muốn đưa ra đây là nguồn gốc lá quốc kỳ. Người vẽ ra lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ không phải là danh họa Lê Văn Đệ mà là danh họa Tôn Thất Sa. Cuộc thảo luận biểu quyết lá quốc kỳ tại Huế chứ không phải tại Hồng Kông. Khi hội nghị nhất trí lựa chọn xong lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ thì phái đoàn mới đi Hồng Kông bái kiến và đệ trình lá cờ quốc gia lên vua Bảo Đại. Cờ vàng ba sọc đỏ được vua Bảo Đại chính thức chấp thuận là quốc kỳ của nước Việt Nam.




Cụ Tôn Thất Sa (1881-1980)


Cơ duyên nào đã đưa cụ Tôn Thất Sa vẽ lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ ?
Tháng 3 năm 1945, Pháp đầu hàng Nhật tại Đông Dương. Nhật giao quyền hành chánh cho Hoàng Đế Bảo Đại. Nội các dân sự đầu tiên của Viẽt Nam ra đời do cụ học gỉa Trần Trọng Kim được chỉ định thành lập, gồm toàn trí thức nổi tiếng chứ không có chính trị gia hay người hoạt động cách mạng.

Ngày 14-4-1945, Nhật thua trận và đầu hàng đồng minh.Ngày 19-8-1945, lợi dụng người dân lúc đó còn chất phác về chính trị, Việt Minh quỷ quyệt lẹ tay cướp chính quyền qua mặt các đảng phái quốc gia thiếu thủ đoạn và kinh nghiệm về chính trị.
Ngày22-8-1945, Trần Huy Liệu ra Huế thuyết phục, lừa phỉnh Hoàng Để Bảo Đại nên thoái vị vì Việt nam đã có chính phủ độc lập tại Hà Nội rồi.
Ngày 25-8-1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố: "Thà làm dân nước độc lập hơn làm vua nước nô lệ " và trao ấn kiếm Hoàng triều cho Trần Huy Liệu.

Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và thành lập chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố Vấn để lừa gạt dân chúng và che mắt quốc tế.
Ngày 12-9-1945, quân Pháp theo chân quân đội Anh, có nhiệm vụ giải giới quân Nhật, xua quân chiếm Nam bộ.
Ngày 6-3-1946, tại Đà Lạt Hồ Chí Minh ký thỏa hiệp với Sainteny, đại diện chính phủ Pháp và đồng ý để 15 ngàn quân Pháp được đóng quân tại Hà Nội, Hải Phòng và một số các tỉnh khác. Ông Nguyễn Tường Tam, ngoại trưởng và là lãnh tụ VNQDĐ không chịu ký và phản đối thỏa hiệp.

Ngày 16-3-1946, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại dẫn đầu một phái đoàn qua Trùng Kháng, Trung quốc, nhờ Tưởng Giới Thạch hỗ trợ. Bảo Đại được khuyên nên ở lại Hồng Kông và đừng trở về nước.Ngày 18-3-1946, các đoàn thể và đảng phái quốc gia biểu tình lên án Việt Minh phản quốc, cấu kết với quân xăm lược Pháp. Việt Minh đã đàn áp phe quốc gia bằng vũ lực. Ngày 7-5-1946, Pháp lập ra Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ và chỉ ̣định bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh làm Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời Nam Kỳ tự trị. Làm Thủ Tướng được vài tháng, bác sĩ Thinh thấy giả tâm của thực dân Pháp lập chính phủ bù nhìn để che mắt khi thế giới đang có phong trào trao trả độc lập cho các nước bị đô hộ. Ông thất vọng thấy Việt nam đang bị Pháp đô hộ một cách tinh vi. Ông đã tự sát. Pháp liền đưa bác sĩ Lê Văn Hoạch lên thay thế.
Ngày 29-9-1946, bác sĩ Lê Văn Hoạch từ chức Thủ Tướng Chính Phủ Nam Kỳ Tự Trị bù nhìn vì có danh mà không có quyền.
Ngày 01-10-1946, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân được Pháp chỉ định làm Thủ Tướng thay thế bác sĩ Lê Văn Hoạch.
Ngày 19-12-1946, quân Pháp chiếm Bắc Bộ và cử ông Nguyễn hữu Trí làm Chủ tịch Hành Chánh Bắc Bộ.

Cụ Tôn Thất Sa là Giáo Sư kỹ thuật Trường Bách Nghệ ở Huế, Giáo sư Hội Họa tại nhiều trường Trung Học ở Huế. Từ năm 1916 đến năm 1925, cụ đã chiếm nhiều giải nhất trong các cuộc thi như tranh họa nạn lụt ở miền Bắc năm 1916, đài chiến sĩ trận vong ở Huế năm 1920, đài chiến sĩ trận vong ở Hải Phòng năm 1921. Cụ đã chiếm 6 giải nhất TEM bưu điện Đông Dương, 2 giải nhất về nghệ thuật trang trí tại Hội chợ Paris.
Một ý kiến khác cho là họa sĩ Lê Văn Miến.(3).Trương Thúy Hậu viết: Trong hai bài viết về Quốc kỳ Việt Nam như đã nói trên, cũng như nhiều bài viết khác, cho rằng người vẽ mẫu quốc kỳ Việt 

 Nam: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là họa sĩ Lê Văn Đệ (1906-1966). Điều này không đúng. Trái lại, người sáng tạo ra Quốc kỳ Việt Nam: Cờ Vàng Ba Sọc là Họa sĩ nổi tiếng Lê Văn Miến (1873-1943), người họa sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam (hình trái), vẽ vào năm 1890, khi đang học tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp (École nationale supérieure des Beaux Arts). Quốc kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có từ năm 1890, so với năm sinh của họa sĩ Lê Văn Đệ, thì chắc chắn là không phải. Vả lại, ở giai đoạn này, triều đình Huế còn xử dụng chữ Hán trong các công văn, và cho đến năm 1917 mới bỏ khoa thi chữ Hán, nên có thể có sự nhầm lẫn khi đọc chữ Miến và chữ Đệ, nhất là trong lối viết thảo thư của chữ Hán. 
U
  Trương Thúy Hâu viết như thế, nhưng tôi xem tiểu sử Lê Văn Đệ thì khác Lê Văn Miến. 

Lê Huy Miến (hay Lê Văn Miến) được coi là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận hội hoạ Châu Âu do sang Pháp học hội hoạ tại Trường Mỹ thuật Paris năm 1892[2] và là họa sĩ tranh sơn dầu đầu tiên của hội họa Việt Nam.[3] Bức Bình văn được ông thực hiện trong khoảng thời gian từ 1898[3] tới 1905[4] dựa theo một bức ảnh chụp.[5]
Năm 1968 bức tranh được nhà phê bình Thái Bá Vân phát hiện tình cờ tại gia đình nhà điêu khắc Nguyễn Mạnh Quân ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Tới năm 1972, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mới thương lượng được việc mua lại bức tranh để trưng bày với giá gấp ba lần tiền mua bức Em Thúy.[1] Ngay sau khi Bình văn được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại thì căn nhà gia đình ông Mạnh Quân ở phố Khâm Thiên bị bom Mỹ đánh tan tành trong Chiến dịch Linebacker II.[6] Ngoài Bình văn, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn mua được một bức tranh khác của Lê Huy Miến ra đời trước đó hai năm.[2]
Sau thời gian trưng bày trong điều kiện bảo quản không lý tưởng[4], bức tranh xấp xỉ 100 năm tuổi bắt đầu mang nguy cơ bị hỏng nặng do mặt toan bị chùng, màu bị mờ, gờ tranh bị sờn rách. Năm 2005, sau thành công của việc phục chế bức Em Thúy, Bình văn cùng Tan ca, mời chị em ra họp thi thợ giỏi được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gửi sang Trường Mỹ thuật Dresden, Đức phục chế. Trong khi bức Tan ca, mời chị em ra họp thi thợ giỏi được bảo tồn phục chế khá suôn sẻ thì bức Bình văn lại không thể phục chế được do các chuyên gia phục chế chưa tìm ra được loại hóa chất rửa lớp vecni dùng cho sơn mài phủ mặt tranh đồng thời lớp màu vẽ trên toan của Bình văn lại quá mỏng, họ đành phải đóng lại khung và mặc áo giáp cho mặt sau tranh để nó không tiếp tục xuống cấp trước khi chuyển tác phẩm về lại Việt Nam.[7]

Đánh giá

Bức tranh Bình văn được coi là tác phẩm có giá trị trong bộ sưu tập tranh cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tuy có không gian cổ kính và mang đề tài truyền thống nhưng bức tranh được dựng hình cân đối theo chủ nghĩa cổ điển của hội họa phương Tây, đây là phong cách vẽ của Lê Huy Miến thời gian đó - tả thực, kể chuyện Việt Nam bằng cách vẽ châu Âu.[1][8]

  Theo Wikipedia,   Lê Văn Đệ (1906-1966) là một họa sĩ Việt Nam. Ông là thủ khoa khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930 và cũng là Giám đốc đầu tiên của trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1954-1966). Ông là người chịu trách nhiệm trang trí cho lễ đài tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.Sau Thế chiến thứ hai, ông về Sài Gòn sinh hoạt với Trung tâm Nghệ thuật Việt Nam, mà tiền thân chính là Nhóm
 Nghệ thuật An Nam do ông sáng lập. Ông cũng là người vẽ lại cờ vàng ba sọc đỏ trình lên quốc trưởng Bảo Đại để chọn trong mấy mẫu cờ làm quốc kỳ Quốc gia Việt Nam Lá cờ này được chính phủ Nguyễn Văn Xuân công bố ngày 2 tháng 6 năm 1948.
Với sự thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1954, ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa bổ làm giám đốc trường cho đến năm 1966 khi ông mất. Trường này đã đào tạo nhiều họa sĩ danh tiếng ở Miền Nam như Lê Thành NhơnĐỗ Quang Em.  Ông qua đời ngày 16 tháng 3 năm 1966 tại Sài Gòn. Để vinh danh và tưởng nhớ đóng góp của ông, năm 1973, trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cho dựng bức tượng chân dung đặt ở sân trường do điêu khắc gia Lê Thành Nhơn thực hiện. Sau năm 1975, bức tượng đã bị dỡ đi, tuy nhiên vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.(Wikipedia)

 ỐC KỲ VIỆT NAM
(QUỐC KỲ VIỆT NAM CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ)
( http://www.docsu14.net/national_flag.htm)

 Xem tiểu sử Phan Bội Châu, chúng ta thấy Việt Nam Quang Phục hội dự định khởi nghĩa, dùng cờ quốc gia màu vàng sao đỏ năm cánh. Màu vàng tượng trưng nòi giống da vàng, sao năm cánh tượng trưng cho 5 miền (Phải chăng Việt Miên Lào? ) . Việt Nam Quang Phục hội cũng có cờ quân sự nền màu đỏ với sao trắng năm cánh. Màu đỏ tượng trưng phương nam (Ly), màu trắng là binh khí (kim màu trắng. (4)
Cờ quốc gia lấy nền vàng làn bối cảnh cho nên có tính hiền lương, quý phái. Còn phe cộng sản lấy màu đỏ làm nền, và ngôi sao ở giữa. Cờ cộng sản giống nhau bởi chung chính sách tàn bạo gian ác. Màu đỏ cộng sản là màu máu của nhân dân vô tội.. Lá cờ cộng sản đã biểu thị và chứng minh hai tính chất:

-1.Máu tanh cuồng sát, làm khổ nhân dân.
Tài liệu Quốc tế cho biết cộng sản đã diệt chủng:
Le Livre noir du communisme: Crimes, terreur, répression (tạm dịch: "Quyển sách đen của Chủ nghĩa Cộng sản: Tội ác, khủng bố, đàn áp"), là một quyển sách liệt kê các tội ác của các chính phủ cộng sản từ xưa đến nay, kể cả đàn áp dân chúng, giết người ngoài pháp luật, trục xuất, và nạn đói nhân tạo. Được xuất bản lần đầu tại Phápnăm 1997, quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng (bản tiếng Anh được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Harvard dưới tựa The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression), tác phẩm đã bán đến gần 1 triệu bản đến năm 2001.

Được biên soạn bởi một đội ngũ các nhà nghiên cứu và chuyên gia quốc tế, quyển sách dùng tài liệu từ văn thư lưu trữ mật của KGB, cơ quan an ninh của Liên Xô, mới được công bố lúc đó. Kết luận của quyển sách là "các chế độ cộng sản đã...biến tội ác hàng loạt thành một hình thức chính thể" và ước tính gần 100 triệu người đã bị giết dưới các chế độ cộng sản, cao hơn cả chủ nghĩa phát xít.
- 2. Cộng sản dùng sao là ban đêm là tối tăm, gian trá, thiếu quang minh chính đại.


KẾT LUẬN

Bài viết này chỉ là việc thu thập các tài liệu. Các tài liệu từ 1945 về trước thiếu sót, không rõ rệt. Tôi nghĩ lúc này, người Tây phương đã đến Việt Nam, họ đã thấy và đã ghi chép. Xin các bạn tìm ở các tài liệu chữ Pháp để làm sáng tỏ vấn đề.

Sơn Trung

__________
CHÚ THíCH

(1). Le Cot-Cờ ou mât du drapeau
(2)John White séjourna à Saigon, du 7 Octobre 1819 au 30 Janvier 1820. Voir, Malleret, Eléménts d'une monographie des anciennes fortifications et citadelles de Saigon.
BSEI, tome X, numéro 4, 1935 ; p. 65-66. [retour au texte]
(3). HỌA SỸ - NHÀ GIÁO LÊ VĂN MIẾN
Lê Văn Miến sinh năm 1873 trong một gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng Ông La, xã Kim Khê (nay là xã Nghi Long), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ rất sớm Ông đã được tiếp xúc, làm quen với học vấn và sách vở, được sự dạy dỗ của người thầy và cũng là cha mình - cử nhân Lê Huy Nghiêm. Ngoài học chữ, Lê Văn Miến còn học đ­ợc nhân cách từ người cha đáng kính, đặc biệt là được mở rộng tầm mắt để sớm hiểu được sự an nguy của n­ớc nhà cùng sự lo toan của những con người có nghĩa khí khi triều Nguyễn suy vong.
Tháng 10/1888, Lê Văn Miến lên đường sang Paris để theo học Tr­ờng thuộc địa (école Coloniale). Mặc dù nhỏ tuổi nhất nhưng Ông vẫn học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp và sớm bộc lộ bản lĩnh, nhân cách của mình (thấy Hiệu trưởng Trường thuộc địa lúc đó có óc thực dân, kỳ thị chủng tộc, thiên vị học sinh người Pháp, Lê Văn Miến đã từng lãnh đạo học sinh các xứ thuộc địa học cùng lớp bãi khóa, kéo đến Bộ thuộc địa đấu tranh...). Sau khi tốt nghiệp Trường thuộc địa, Lê Văn Miến không chịu về n­ớc làm quan mà ở lại xin theo học Trường cao đẳng mỹ thuật Paris - một trường mỹ thuật danh giá của châu Âu thời đó. Có lẽ trước hết đây là cái cớ để Ông thoái thác nghiệp làm quan cai trị ở chính quê h­ơng mình! Do đã từng tham gia phong trào bãi khóa trước đó nên Ông bị cảnh sát theo dõi rất chặt, nhiều khi bị gây khó dễ, nhưng Lê Văn Miến đã vượt qua tất cả, học tốt tất cả các môn. Sau khi tốt nghiệp vào loại xuất sắc, Ông được Hội đồng mỹ thuật nhà trường đề nghị chọn đi trang trí và vẽ tranh cho Tòa thánh Vaticăng, nhưng bị Bộ tr­ởng Bộ thuộc địa bác bỏ. Sau này, khi về n­ớc Lê Văn Miến đã nói: “Không học thì thôi, mà đã học thì phải cố gắng học cho thiên hạ biết: Dù trong lĩnh vực nào - nhất là về học vấn - nếu muốn, thì người Việt Nam cũng không chịu thua kém một ai cả. Tôi không muốn học để làm quan, song học để dằn mặt người Pháp thì tôi sẵn lòng”. Sau 7 năm du học trở về nước, con đường công danh mở rộng trước mắt, nhưng Lê Văn Miến đã không về Huế để trình diện mà về thẳng xứ Nghệ quê nhà. Lúc này phong trào Cần Vương đang b­ớc vào giai đoạn thoái trào, bị thực dân Pháp đàn áp rất khốc liệt. Lê Văn Miến chỉ l­u lại mấy tháng rồi quyết định ra Bắc. Tại Hà Nội Ông xin làm thuê cho Nhà in Sehneider của Pháp với chức trách họa sĩ trình bày. Công việc này kéo dài đến năm 1899 thì Ông được Đào Tấn - một sĩ phu rất có uy tín lúc bấy giờ đang làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) mời về làm việc. Cũng trong năm 1899, Tr­ờng Pháp - Việt ở Vinh được thành lập, Lê Văn Miến được cử làm Đốc giáo (hiệu trưởng). Ba năm sau, Ông chuyển về làm việc tại Bộ công và đ­ợc cử giữ chức Thượng thư Bộ này. Đây chính là dịp để Lê Văn Miến phát huy những kiến thức về hội họa, kiến trúc đã được học tại Pháp. Năm 1904, sau khi việc chuẩn bị đánh Pháp của Vua Thành Thái bị bại lộ, Nhà vua bị quản thúc, Đào Tấn bị bức về hưu, Lê Văn Miến bị đẩy ra Nghệ An giữ chức Đốc giáo lần thứ hai (1904-1907). Từ năm 1907 đến 1913 Ông được điều về Trường quốc học Huế dạy Pháp văn và vẽ. Năm 1913 Trường Hậu Bổ được thiết lập, Lê Văn Miến được cử làm trợ giáo, đồng thời được thăng hàm “Hàn lâm viện thị giảng”, đến cuối năm 1914 đ­ợc thăng chức Phó đốc giáo và năm 1919 được làm Đốc giáo. Hai năm sau, Lê Văn Miến được cử làm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám và giữ chức vụ này đến lúc về hưu (1929). Theo lệ triều đình, sau khi về hưu Lê Văn Miến được thăng Lễ bộ thượng thư trị sự Thiện đại phu và đến đầu năm 1943 được thăng Hiệp tá đại học sĩ - Vinh lộc đại phu.
Là một họa sĩ có tài, Lê Văn Miến vẽ tranh từ khi còn là sinh viên Tr­ờng cao đẳng mỹ thuật Paris. Ông đã vẽ nhiều tranh mà một trong những bức được nhiều người biết đến là bức sơn dầu vẽ chân dung Nguyễn Văn Mại trong chuyến đi sứ của ông này sang Pháp. Nhưng đặc sắc hơn cả là bức “Bình văn”, một bức tranh đã được nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân đánh giá: “...họa sĩ Lê Văn Miến với bức tranh Bình văn là một cái mốc mà lịch sử mỹ thuật nước nhà chỉ có thể coi là thuận lợi và đẹp đẽ. Nó làm cho hội họa hiện đại Việt Nam có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời và thêm một học vấn vững chãi không lặp lại một lần thứ hai nào nữa”.
Là một nhà giáo lớn, Lê Văn Miến đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài của đất nước.. Ngay từ khi còn dạy học tại Trường Pháp - Việt ở Nghệ An, Lê Văn Miến đã là một trong những người lập ra Hoan Châu học hội, đóng tiền cho Triêu Dương thương điếm, quan hệ với nhiều sĩ phu văn thân yêu nước trong phong trào Đông kinh nghĩa thục như Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Huân...Lê Văn Miến mất ngày 6/6/1943.


 Văn Hóa Nghệ An ghi như sau:
 Lê Văn Miến (còn gọi là Lê Huy Miến) sinh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Ông La, xã Kim Khê (nay là xã Nghi Long), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một dòng họ - gia đình khoa bảng, ở một vùng đất "địa linh nhân kiệt" nên từ rất sớm Lê Văn Miến đã được tiếp xúc và làm quen với học vấn và sách vở, cũng như thấm nhuần truyền thống bất khuất của quê hương.
Nhưng trong cuộc đời của một con người cũng cần một chút may mắn để những thuận lợi của bản thân có cơ hội trở thành hiện thực. Năm 1880, khi mới 6 tuổi, Lê Văn Miến đã được học với người thầy và cũng là cha mình - Cử nhân Lê Huy Nghiêm. Cũng năm đó ông Lê Huy Nghiêm được bổ làm Huấn đạo huyện Quảng Điền, rồi Tri huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), Tri phủ ứng Hoà (Hà Tây), án sát (Sơn Tây), ông đã đem người con trai của mình đi cùng. Ngoài học chữ, Lê Văn Miến còn học được nhân cách từ người cha đáng kính, đặc biệt là được mở rộng tầm mắt để sớm hiểu được sự an nguy của nước nhà cùng những lo toan của những con người có nghĩa khí ngay vào thời triều Nguyễn suy vong.
Sau khi bình định xong nước ta, thực hiện chính sách mị dân và mua chuộc cổ truyền của chúng, thực dân Pháp đã tuyển chọn một số thanh niên sang học Trường thuộc địa (école Coloniale) ở Paris nhằm đào tạo những quan chức cao cấp trung thành với chúng. Ba người được chọn trong khóa học năm 1888 là Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề và Lê Huy Thản - anh trai của Lê Văn Miến. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà Lê Huy Thản nhất định không chịu đi nên cụ Lê Huy Nghiêm đã cho Lê Văn Miến đi thay mặc dù lúc này anh mới 14 tuổi, phải khai tăng thêm 2 tuổi mới đủ 16 tuổi để được hợp thức.
Tháng 10 - 1888, Lê Văn Miến lên đường sang Paris học tập. Mặc dù nhỏ tuổi nhất nhưng anh vẫn học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp và sớm bộc lộ bản lĩnh, nhân cách của mình. Thấy viên Hiệu trưởng Trường Thuộc địa lúc đó có óc thực dân, kỳ thị chủng tộc, thiên vị học sinh người Pháp, Lê Văn Miến đã lãnh đạo học sinh các xứ thuộc địa học cùng lớp bãi khóa, kéo đến Bộ thuộc địa đấu tranh. Cảnh sát Pháp phải dùng ngựa và phun nước giải tán. "Lá đơn tố cáo, khiếu nại do Lê Văn Miến viết và ký tên, nên sau đó anh bị Bộ trưởng Bộ thuộc địa gọi đến cảnh cáo: ở Việt Nam không như ở Pháp đâu. Sau này anh về nước hãy coi chừng! Hồ sơ vụ này sẽ theo anh về bản xứ…"[1, 18].
Sau khi tốt nghiệp Trường Thuộc địa, Lê Văn Miến không chịu về nước làm quan mà ở lại xin theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris - một trường Mỹ thuật danh giá của châu Âu thời đó. Có lẽ trước hết đây là cái cớ để anh thoái thác nghiệp làm quan cai trị ở chính quê hương mình! Đã từng tham gia phong trào bãi khoá trước đó, anh bị cảnh sát theo dõi rất chặt ở trường thuộc địa nên nhiều khi bị gây khó dễ, nhưng Lê Văn Miến đã vượt qua tất cả, theo học đến nơi đến chốn tất cả các môn: sơn dầu, phấn màu, bút chì, kiến trúc, điêu khắc… Chính nhờ sự quyết tâm đó mà Lê Văn Miến đạt thành tích rất cao trong học tập. Do vậy, sau khi tốt nghiệp vào loại xuất sắc, anh được Hội đồng mỹ thuật nhà trường đề nghị chọn sang đi trang trí và vẽ tranh cho tòa thánh Vatican (Rô - ma, ý), nhưng Bộ trưởng Bộ Thuộc địa đã bác bỏ. Sau này, khi về nước Lê Văn Miến đã nói: "Không học thì thôi, mà đã học thì phải cố gắng học cho thiên hạ biết: Dù trong lĩnh vực nào - nhất là về học vấn - nếu muốn, thì người Việt Nam cũng không chịu thua kém một ai cả. Tau không muốn học để làm quan, song học để dằn mặt người Pháp thì tau sẵn lòng"[1, 19].
Sau 7 năm du học ở Paris, năm 1895, Lê Văn Miến trở về nước với hai tấm bằng rất có giá trong tay: Bằng tốt nghiệp trường Thuộc địa và Bằng tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Con đường hoạn lộ mở rộng trước mắt anh với quyền cao, chức trọng, bổng lắm, lộc nhiều. Nhưng từ Sài Gòn hoa lệ Lê Văn Miến đã không về Huế để trình diện mà về thẳng xứ Nghệ quê nhà sau bao năm xa cách. Lúc này cha anh đã từ quan được 4 năm và phong trào Cần Vương đang bước vào giai đoạn thoái trào, bị thực dân Pháp đàn áp rất khốc liệt. Lê Văn Miến chỉ lưu lại quê nhà mấy tháng thì quyết định ra Bắc. Tại Hà Nội anh xin làm thuê cho nhà in Sehneider của Pháp với chức trách họa sĩ trình bày, minh họa. Công việc này kéo dài đến năm 1899 thì bước ngoặt thứ ba trong đời đã đến với anh: Cử nhân Đào Tấn, một sĩ phu rất có uy tín, quê ở Bình Định, được cử ra làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), do mối quan hệ tâm giao giữa hai gia đình nên ông đã mời Lê Văn Miến về làm việc với mình.
Cũng năm 1899, trường Pháp - Việt ở Vinh được thành lập, thầy giáo Lê Văn Miến được cử làm Đốc giáo (Hiệu trưởng). Nhưng chỉ 3 năm sau, năm 1902 Đào Tấn được cử giữ chức Thượng thư Bộ Công và ông đã đưa Lê Văn Miến vào làm việc tại Bộ do mình phụ trách. Đây chính là dịp để Lê Văn Miến phát huy những kiến thức về hội họa, kiến trúc đã được học tại Pháp. Giáo sư Lê Thước đã viết về người thầy học cũ của mình: "Với chức vụ ấy, cụ Miến đã vẽ nhiều tranh và bản đồ trong nội phủ, trong ấy có cả những mẫu súng mà Thành Thái muốn đúc"[1, 24].
Sau khi âm mưu chuẩn bị đánh Pháp của Vua Thành Thái bị bại lộ, nhà vua bị quản thúc, Đào Tấn bị bức về hưu, năm 1904 Lê Văn Miến bị đẩy ra Nghệ An giữ chức Đốc giáo lần thứ hai (1904 - 1907). Từ năm 1907 đến 1913 ông được điều về Trường Quốc học Huế dạy Pháp văn và vẽ. Năm 1913 Trường Hậu Bổ được thiết lập, Lê Văn Miến được cử làm "Trợ giáo", đồng thời được thăng hàm "Hàn lâm viện Thị giảng", đến cuối năm 1914 được thăng chức Phó Đốc giáo và năm 1919 được làm Đốc giáo (Hiệu trưởng). Năm 1921, Lê Văn Miến được cử giữ chức Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám và giữ chúc vụ này đến lúc về hưu (1929). Theo lệ triều đình, sau khi về hưu Lê Văn Miến được thăng Lễ Bộ Thượng thư trí sự - Tư thiện đại phu và đến đầu năm 1943 được thăng Hiệp tá Đại học sĩ - Vinh Lộc đại phu.
Là một họa sĩ có tài, Lê Văn Miến vẽ tranh khi còn là sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Một trong những bức tranh sơn dầu được biết đến là chân dung Nguyễn Văn Mại trong chuyến đi sứ của ông này sang Pháp. Khi về nước, trong thời gian nghỉ tại quê nhà, Lê Văn Miến đã vẽ chân dung thân phụ là cụ Lê Huy Nghiêm, lương y Nguyễn Vinh Mậu - người chữa khỏi bệnh cho mẹ họa sĩ, chân dung tổ phụ ông Hồ Liệu - để trả ơn bữa tiệc khao làng mà ông đã tặng khi người anh trai là Lê Huy Thản đậu cử nhân! Sau này Lê Văn Miến còn vẽ chân dung cho nhiều người: vua Thành Thái, ông Đào Tấn, ông Nguyễn Khoa Luận, cụ Tú Mền, vợ con viên Công sứ tỉnh Thừa Thiên (để tỏ rõ tài năng của người Việt Nam). Mặc dù vậy, Lê Văn Miến lại viện cớ "mắt kém" để từ chối không vẽ chân dung vua Khải Định. Điều này cho thấy bản lĩnh của người họa sĩ lớn!
Trong số các bức tranh mà Lê Văn Miến đã vẽ, có lẽ đặc sắc hơn cả là bức tranh "Bình văn". Nhận xét về bức tranh này, nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân viết: "… họa sĩ Lê Văn Miến với bức tranh Bình văn là một cái mốc mà lịch sử mỹ thuật nước nhà chỉ có thể coi là thuận lợi và đẹp đẽ. Nó làm cho hội họa hiện đại Việt Nam có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời và thêm một học vấn vững chãi không lặp lại một lần thứ hai nào nữa." [1, 78].
Là một nhà giáo lớn, Lê Văn Miến cống hiến gần 30 năm cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước. Ông được các quan lại vì nể, đồng nghiệp (cả Việt lẫn Pháp) và học trò kính phục về bản lĩnh, nhân cách và tài năng của mình. Ngay từ khi còn dạy học tại Trường Pháp - Việt ở Nghệ An, Lê Văn Miến là một trong những người đã lập ra Hoan Châu học hội, đóng tiền cho Triêu Dương thương điếm, quan hệ với nhiều sĩ phu văn thân yêu nước trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục như Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Huân v.v...
Khi bị đổi vào dạy tại Trường Quốc học Huế, có một lần thầy Lê Văn Miến đang giảng bài thì Khâm sứ Trung kỳ (là bạn học cũ ở Trường thuộc địa) đến thăm trường, Hiệu trưởng cho thư ký đến mời thầy lên văn phòng nhưng thầy đáp: "tôi đang bận dạy, không thể lên được". Lúc làm Tế tửu Quốc Tử Giám, thầy Lê Văn Miến vẫn giữ được bản lĩnh và cách sống của riêng mình. Thầy đã tạo điều kiện cho sinh viên tổ chức truy điệu cụ Phan Châu Trinh; "tham mưu" cho những học trò cũ của Phan Bội Châu vượt qua những ngăn cản, theo dõi của mật thám Pháp để đến thăm thầy. Khi Phan Bội Châu gửi bản dự thảo "Hiến pháp" cho người bạn cũ là thầy Lê Văn Miến để nhờ đọc và góp ý kiến, thầy đã nhắn: "Thêm thì chẳng cần thêm gì, mà chỉ nên bỏ hết tất cả đi thì hơn"!
Nhân cách của thầy Lê Văn Miến còn được thể hiện trong một kỳ thi tốt nghiệp, thầy đã đánh hỏng người cháu của Thượng thư Bộ Lễ kiêm Bộ Học vì người này đem theo tài liệu vào phòng thi. Một lần khác thầy không hề thiên vị tình riêng, đã đánh hỏng bài thi của người cháu gọi mình bằng chú ruột, làm cho quan trường và Hội đồng thi rất kinh ngạc, nhưng đồng thời rất kính phục.
Với tài năng sư phạm và nhân cách ấy, thầy Lê Văn Miến đã góp phần đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh "vừa hồng vừa chuyên" cho đất nước. Một trong những người học sinh đó, có lẽ chính thầy Miến cũng không hề đoán định được, sau này trở thành NGƯời THầy và lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi theo cha vào sinh sống tại Huế, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành theo học tại Trường Quốc học. Theo quy định lúc đó, ai có bằng thành chung do trường này cấp thì được trọng dụng ngang với người có bằng cử nhân nho học. Mặt khác, sau khi tốt nghiệp học sinh thường được bổ dụng vào các chức vụ của chính quyền thực dân. Khi biết điều này, trong một lần trò chuyện với thầy Lê Văn Miến lúc thầy đến thăm thân phụ mình, anh Thành đã nói: "Thưa chú, nếu luật lệ bắt buộc sau khi ở trường Quốc học ra phải đi làm thầy thông, thầy ký cho nhà nước bảo hộ thì cháu sẽ xin phép cha cháu để tìm một trường học khác". Thầy Miến đã nói với anh Thành: "Cháu nên vào học vì hiện nay trên cả nước chẳng có trường nào đáng để cháu học bằng trường này. Lớp trẻ các cháu ngoài vốn văn hóa và truyền thống dân tộc, cần phải học để nắm được vốn văn hoá tiên tiến, không nhất thiết cứ học trường Tây là làm việc cho Tây. Một người có ý chí và thông minh như cháu thì không có uy lực nào có thể khuất phục được!"
Một người tinh thông Hán học, thấm nhuần những giá trị văn hoá Pháp chân chính như thầy Lê Văn Miến hẳn đã để lại nhiều ảnh hưởng tới người học trò của mình. Chính thầy Miến đã nói: "Nước mất mà không biết là bất trí, biết mà không chiến đấu cứu nước là bất trung, chiến đấu mà không quên mình vì nước là bất dũng!". Có lẽ những điều đấy đã giúp anh Thành nhận ra những hạn chế trong con đường cứu nước và phương pháp cách mạng của các bậc cha chú, để lựa chọn một con đường đi của riêng mình: hướng sang phương Tây "tìm xem những gì ẩn náu" đằng sau các chữ: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" của Đại Cách mạng Pháp năm 1789.
Năm 1911 Nguyễn Tất Thành xuống tàu Pháp, dũng cảm đi về phía kẻ thù của dân tộc để tìm hiểu tại chỗ một cách cụ thể, với mong muốn phát hiện được những mặt mạnh và mặt yếu của nó, rồi tìm ra con đường đấu tranh đúng đắn với mục tiêu cao cả: Độc lập cho Tổ quốc, Tự do cho nhân dân. Suốt cuộc hành trình 30 năm này, trong anh luôn vang vọng lời nói của người thầy: "Con hãy đi theo tiếng gọi của lòng con" và của người cha: "Nước mất thì đi tìm nước chứ tìm cha làm gì"!
*    *
*
Hoạ sĩ - thầy giáo Lê Văn Miến mất ngày 6 - 6 - 1943, hai năm trước khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, không kịp chứng kiến người học trò xuất sắc nhất của mình, giờ đây đã là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức hoành phi "thế gian sư " (Thầy của thiên hạ) do các thế hệ học trò kính tặng là sự ghi nhận chính xác nhất tài năng, nhân cách và công lao của thầy Lê Văn Miến đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà./.

(4). The Vietnam Restoration League came up with a proposed flag design. Previously, Vietnam never had a flag, only banners to represent royalty. Their flag idea had 5 five-pointed stars, arranged in a square with a star in the middle. It symbolized the five regions of Vietnam. The national flag had red stars on a yellow background, and the military flag had a red background with white stars. The yellow represented their race, the red represented fire which represented their location to the south of China (see I Ching), and the white represented the metal of their weapons.Wikipedia. Phan Bội Châu



No comments:

Post a Comment