Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Tuesday 15 May 2012

SƠN TRUNG * MÂY TRẮNG ĐẦU NON


 SƠN TRUNG



MÂY TRẮNG ĐẦU NON
TẬP TRUYỆN

canada08


GIA HỘI


2008


MỤC LỤC


I. VÀNG VÀ MÁU 
II.ĐÔNG ĐỊNH VƯƠNG NGUYỄN LỮ 
III. DUYÊN KIẾP 
IV. NGƯỜI GHÉT ĂN MÀY
 V.  TÔI ĐI XE BUS 





MÂY TRẮNG ĐẦU NON
TẬP TRUYỆN




I. VÀNG VÀ MÁU

Lúc bấy giờ vua Uy Mục và Lê Tương Dực nhà Lê tham dâm tàn bạo, các quan đại thần mỗi ngưởi mỗi phe như phe Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoàng Dụ, Trần Chân đánh nhau. .. Khắp nơi dân chúng bất mãn, cướp bóc nổi lên như rươi. Ở Kinh Bắc có Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng; Sơn Tây có Trần Tuân,Tam Đảo có Phùng Chương, Nghệ An có Lê Hy, Trịnh Hưng, Lê Văn Triệt. . .


Trong các đám giặc cướp này, có anh em Lê Vấn, Lê Đại người Hải Dương thanh thế khá lớn được bộ hạ tôn xưng là quận Hổ và quận Báo. Quận Hổ có sức mạnh địch trăm người, tinh thông thập bát ban võ nghệ. Trong tay quận Hổ có hàng ngàn quân binh mạnh khỏe, trong khi triều đình khí thế non kém. Mỗi phủ huyện chỉ có vài chục quân binh, còn các thừa tuyên (tức là tỉnh sau này) chỉ có một hai trăm binh. Quận Hổ cùng một trăm quân sĩ tinh nhuệ thường xông lên trước. Bất cứ nhà giàu nào tường cao cổng kín, bất cứ thành trì nào, quân sĩ của ông chẳng cần thang, cứ người nọ chồng lên người kia mà leo lên thành dễ dàng rồi đột nhập vào đốt nhà cướp của, chém giết quân binh.

 Sở dĩ ông nổi danh là quận Hổ vì tính khát máu của ông. Sau khi đã lấy sạch vàng bạc, ông có thú vui bắt chủ nhà quỳ trước chân ông, rồi ông lấy búa đập nát đầu gia chủ. Sau đó, ông lần lượt hãm hiếp vợ và con gái chủ nhà. Còn lính tráng thì được tự do thâu chiến lợi phẩm. Sau khi thỏa mãn, ông cầm dao cắt cổ họ. Đánh chiếm thành trì cũng vậy. Gặp quan giết quan, gặp lính giết lính, gặp dân giết dân, vì vậy nghe tin quân Hổ kéo đến, quan quan chưa đánh đã bỏ chạy, mặc sức quận Hổ chiếm kho lương và vàng bạc.

Cùng lúc này, Trần Cao nổi lên đánh phá kinh đô Thăng Long và chiếm cứ một vùng lớn rồi xưng vương, lập một triều đình gồm bá quan văn võ trong một thời gian khá lâu, còn vua quan nhà Lê bỏ chạy vào núi. Anh em quận Hổ, quận Báo đem quân đầu hàng Trần Cao. Trần Cao phong hai anh em làm đô đốc, rồi thượng tướng. Sau quận Hổ về làm trấn thủ Thái Nguyên, còn quận Báo làm Ngũ quân Đô Thống trong triều.

Trước đây, quận Hổ cướp vàng bạc của dân chúng rồi xây nhà cửa, dinh thự to lớn. Bây giờ được phong thượng tướng kiêm trấn thủ Thái Nguyên, ông lại càng đắc chí, xây dinh thự cao sang trăm phần. Công cuộc xây cất đền đài tốn kém, ông bắt dân chúng và quan địa phương cung đốn nhân công và vàng bạc. Quan trấn thủ muốn việc xây cất phải hoàn thành vào khoảng rằm tháng chạp để sau đó khánh thành vào dịp Tết, và làm lễ khánh thọ cho ông. Lễ khánh thành dinh thự và lễ mừng thọ cũng là một dịp ông thu tiền và lễ vật các quan trong tỉnh Thái Nguyên và trong triều, ngoài quận. Công việc cấp bách, các đốc công bắt thợ nhịn đói làm gấp ngày đêm. Ai chậm trễ hoặc bệnh hoạn thì bị đánh đập tàn nhẫn khiến cho một số dân phải chết thảm trong cơn mưa bão. Công việc xây cất cần nhiều gỗ, ngói và gạch, nhưng thời gian cấp bách, không lò gạch nào cung ứng đủ cho công trường. Và cũng vì gỗ quý khan hiếm ,không dễ gì đốn cây chở về Thái Nguyên, cho dù Thái Nguyên là nơi núi rừng.


Quan trấn thủ nghe lời bọn tả hữu cho quân lính đến giở chùa Linh Sơn để mang gỗ, gạch ngói về xây. Chùa này to lớn, có nhiều gỗ quý, đã xây dựng trước đó vài năm. Dù là gạch ngói cũ cũng không hề gì vì người ta sẽ bắt nhân công chùi đánh cho sạch rồi sơn lại thì cũng như mới. Còn gỗ cũng vậy. Cứ giở gỗ về đánh bóng và sơn phết lên là xong. Chư tăng trong chùa than khóc và phản kháng thì quan ra lệnh binh sĩ giết . Một số binh sĩ không dám giết kẻ tu hành thì quan liền khoa đao giết bọn lính hèn nhát này. Sau đó ông cùng bọn lính trung thành giết tất cả là 60 người, không bỏ sót một ai. Quan trấn thủ bèn ra lệnh san bằng chùa Đại Từ Bi, lấy đất xây hồ sen để mùa hè cho ông thưởng lãm.

Tại Thái Nguyên , phú ông họ Trần, và phú ông họ Lê có nhà cửa khang trang, quan trấn thủ cũng cho người đến mua nhà của họ để lấy gỗ và gạch ngói với giá hai mươi quan tiền, là một giá rất là tượng trưng cho nên cả hai ông không bán. Vài bữa sau, cả hai ông bị quân lính đến khám nhà và xét thấy trong nhà chứa nhiều gươm đao khiến cho hai ông bị kết tội phản loạn mà bị chém và gia sản bị tịch thu có đến hàng ngàn lượng vàng; vợ con họ phải làm tỳ thiếp cho quận Hổ và bọn chân tay. Ngày xử chém hai gia đình này, hai phú ông họ Trần và họ Lê đã khóc lóc thảm thiết và nguyền rủa quận Hổ:
-Mày tàn ác quá, mày sẽ bị báo ứng! Chúng tao thề không tha cho mày. Chúng mày sẽ chết thảm khốc!


Để chuẩn bị cho một cuộc sống vương giả sau này, xứng với đền đài nguy nga, tráng lệ, quan trấn thủ cho bọn thủ hạ đi bắt gái đẹp về làm hầu thiếp, và một số làm ca nhi để cho trong dinh thự, đền đài của ông lúc nào cũng có tiếng nhạc thánh thót, và tiếng ca véo von như cảnh Bồng Lai. Việc bắt gái đẹp này đã làm cho một số con gái liều mình tự tử nhưng quan trấn thủ vẫn không dừng bước.

Những gia đính có cây đẹp, trái quý, hoặc có chim biết nói, biết ca đều bị quan lính xông vào cướp đoạt đem dâng cho quan trấn thủ để quan làm một vườn hoa y như Ngự viên ở Cấm Thành.


Ngày tết nguyên đán đã đến mà việc xây lâu đài chưa xong, quan trấn thủ giận quá, ra lệnh chém vị chỉ huy xây dựng cùng năm đốc công. Công việc xây cất phải đến tháng bảy mới xong, nhưng vừa xây xong thì bão lụt kéo về làm sụp đổ toàn bộ lâu đài. Việc này khiến quan trấn thủ phải làm lại từ đầu.

Lúc bấy giờ quan có hai con trai. Thằng Cả nhờ thế cha mà làm Phó tổng binh Lạng Sơn, còn thằng Hai tuổi 18-20 thì không tham công danh quyền quý, chỉ thích ăn chơi nhưng lại có óc lãnh tụ giống cha. Nó làm lãnh tụ một băng đảng gồm ba, bốn mươi thanh thiều niên,tuổi 15-20, là con của các quan lớn nhỏ trong thành Thái Nguyên. Chúng đi khắp phố phường bắt gái đẹp về làm trò chơi tập thể. Nhiều khi chúng cầm gươm giáo chặn một khu phố bắt tất cả phụ nữ, không kể trẻ già. Chúng trùm bao bố, nhét giẻ vào miệng và trói chân tay họ lại, rồi đem đến khu vui chơi của chúng. Vô phước làm sao, một buổi tối, phu nhân của quan trấn thủ đi thăm mẹ ruột ở Bắc Ninh về, bà và hai thị tỳ đều bị đám du đãng bắt trùm bao bố và chở đến khu hành lạc tập thể của chúng. Bà kêu la thì chúng lấy giẻ bịt miệng bà lại. Bà chống cự thì chúng trói chân tay bà lại.


Hôm đó chúng chỉ bắt được năm, sáu phụ nữ. Chúng tắt đèn tối thui và chơi trò tập thể. Cả đám phụ nữ bị chúng thay nhau hãm hiếp. Bà nghe trong đám có tiếng thằng Hai con của bà. Chính thằng này đã ba, bốn lần dày vò bà. Bà không thể lầm được giọng nói của nó, và mùi hôi nách của nó. Bà cào nó một cái ở trên mặt và cắn một cái ở ngực. Thằng này tức giận thụi ba cái vào mặt bà làm bả chết ngất. Tưởng bà đã chết, cả bọn trùm bao bố đem quăng bà ngoài bờ sông. Sáng hôm sau có người tìm thấy xác chết bèn trình quan trấn thủ. Quan bèn sai nha lại đi điều tra mới biết nạn nhân chính là phu nhân của quan trấn thủ. Mặt bà bị dấm sưng vù, không mở mắt ra được, còn cửa mình máu me ra không ngớt. Sau hai ba ngày cấp cứu, quan trấn thủ hỏi đầu đuôi và được phu nhân kể lại mọi sự. Bà khóc lóc trong nhục nhã và uất hận. Chính bà bị con trai bà hãm hiếp. Bà khóc lóc van xin ông hãy giết chết thằng con súc sanh này. Khóc xong bà cắn lưỡi tự tử!

Quan sai lính tróc nã đám du đãng và bắt được cậu Hai. Nhìn mặt thấy thằng con ông bị cào ở mặt. Ông hỏi nó, nó bảo vết thương do đánh lộn với mấy đứa du côn. Ông bắt cậu Hai cởi áo ra thì thấy có vết răng cắn ở ngực. Quan tức giận cầm gươm chém chết cậu Hai.

Kể từ đó quan uống rươu say sưa và hành lạc mạnh mẽ hơn. Quan uống đủ thứ rươu rắn, rươu dê và các thuốc "nhất giao sinh ngũ tử" để bổ dương. Một ngày đêm phải có năm hay mười thiếu nữ phục vụ quan. Một hôm con dâu ông, vợ quan Phó tổng binh, về làm lễ trăm ngày cho mẹ chồng. Bà phải về một mình vì quan phó tổng binh phải đem binh đi dẹp loạn. Gặp lúc say rượu, ông ôm con dâu vào phòng và đóng cửa lại. Không hiểu vị phu nhân trẻ này có bí quyết gì màu nhiệm mà quan trấn thủ mê mệt, khiến quan trấn thủ giữ riết nàng lại, không cho về. Con trai ông, quan phó tổng binh đem binh đến đón vợ về thì bị quan trấn thủ đuổi đi và đóng cửa thành lại.


Quan trấn thủ có thói quen đi săn ở rừng Thái Nguyên, Tuyên Quang. Quan có khẩu súng điểu thương mua lại của người Tây dương bắn bách phát, bách trúng. Bữa đi săn nào quan cũng đại thắng, nếu không hạ được lợn rừng thì cũng hươu, nai. Quan ăn không hết thì cho bọn thủ hạ ăn nhậu say sưa thả dàn.

Mùa xuân là mùa săn bắn vì cây cối trong rừng nẩy lộc, loài vật kéo nhau ra ăn từng đàn. Hơn nữa mùa xuân có mưa lâm râm, đất mềm, ghi lại dấu chân thú vật, dễ theo dõi.
Ngày hôm đó đội thám báo cho quan biết khu rừng Sim có hươu nai về nhiều. Quan vội huy động binh mã lên đường. Sau một giờ tìm hươu nai, đoàn đi săn bỗng nghe hai phát súng nổ lớn và nhiều tiếng kêu la. Quan binh vội chạy đến thì thấy quan trợn mắt nằm trên vũng máu, tay buông khẩu súng . Người ta giải thích là quan bị súng của quan cướp cò. Cũng có người nói quan bị ông em là quan Ngũ quân Đô Thống giết vì mối thù trong gia đình. Cũng có kẻ nói quan Ngũ quân Đô Thống vâng lệnh Trần Cao hạ thủ anh vì anh có âm mưu phản loạn, chống triều đình. Lại cũng có tin chính Cậu cả bắn hạ cha ruột để trả thù cướp vợ!

II.ĐÔNG ĐỊNH VƯƠNG NGUYỄN LỮ

Tháng ba năm đinh hợi (1407), quân Minh đánh vào thành Đa Bang, Mộc phàm giang, và Hàm Tử quan, rồi tiến vào Thăng Long như chỗ không người. Quân nhà Hồ đại bại, cha con họ Hồ phải chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An rồi Hà Tĩnh thì bị bắt, và bị giải về Kim Lăng. Cùng lúc này, nhà Minh bắt một số nhân sĩ sang Kim Lăng giam tại đó để làm cho trong nước không còn ai có tài sức chống lại quân Minh. Đàng khác, nhà Minh dụ dỗ một số ra làm quan. Ai ra làm quan thì được thưởng vàng bạc, châu báu. Tuy nhiên một số ra đầu phục nhà Minh mà cũng bị đem sang Trung Hoa lấy cớ là cho đi tu nghiệp, nhưng sự thực là giam lại bên đó. Con cháu họ Hồ và dân chúng, nhất là các trí thức không muốn ra làm quan với nhà Minh nên đã bỏ trốn vào rừng.

Sau khi Lê Lợi thống nhất đất nước, gia đình họ Hồ lại trở về huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc (thế kỷ XVII), quân Nguyễn chiếm đánh Nghệ An, lúc bấy giờ là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, một số dân chúng Nghệ An bị bắt đưa vào vùng Thuận Quảng, trong đó có gia đình họ Hồ, tức tổ tiên Nguyễn Nhạc. Ban đầu gia đình này định cư ở ấp Tây Sơn, thôn An Khê, thuộc phủ Hoài An, đất Quy Nhơn. Đến đời Hồ Phi Phúc thì gia đình dời về ấp Kiên Thành, sau là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn sinh ba con , con đầu là Nhạc, con thứ là Lữ và con út là Huệ.


Nhạc trước làm biện lại ở Vân Đồn cho nên được gọi là biện Nhạc. Ông say mê cờ bạc nên đem tiền thuế nướng vào sòng bạc hết sạch, rồi bỏ trốn lên núi làm giặc. Đến năm tân mão ( 1771), Nhạc lập đồn trại ở đất Tây Sơn, chiêu mộ quân sĩ. Lúc bấy giờ dân chúng tôn phù họ Nguyễn, anh em họ Hồ bèn đổi sang họ mẹ để thu phục nhân tâm, thành ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.


Nguyễn Nhạc là người đa mưu kế, thường lấy của nhà giàu chia cho người nghèo cho nên dân chúng theo về rất đông. Nguyễn Nhạc muốn mở rộng đất đai bèn mưu cướp thành Quy Nhơn. Ông lập mưu ngồi vào cũi, cho thủ hạ khiêng vào thành Quy Nhơn nộp cho tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên. Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật, mở cửa thành cho vào. Đến đêm, Nguyễn Nhạc phá cũi, mở cửa thành cho quân Tây Sơn tràn vào chiếm thành. Thành Quy Nhơn trở thành căn cứ của anh em Nguyễn Nhạc.


Lúc này, chúa Nguyễn là Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát cầm quyền, phong con thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu làm thế tử. Sau Vũ vương gần mất, mà thế tử đã chết sớm, nên để di chiếu lập người con thứ hai nối nghiệp, song quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu, lập người con thứ 16 của Vũ vương mới 12 tuổi lên làm chúa, tức Định vương. Sau khi Hoàng Ngũ Phúc giết Trương Phúc Loan và đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam, lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông cung.

Khi quân Tây Sơn chiếm Quảng Nam, chúa Nguyễn đem cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, để Đông cung ở lại Quảng Nam cự địch. Nguyễn Nhạc cho người rước Đông cung về để lấy lòng dân. Quân Hoàng Ngũ Phúc đã tiến qua Hải vân, Nguyễn Nhạc sai Lý Tài, Tập Đình là quân người Quảng Đông (Trung Quốc) đánh Hoàng Ngũ Phúc nhưng bị thua quân Trịnh, Nguyễn Nhạc muốn giết Lý Tài, Tập Đình nên Tập Đình phải chạy về Quảng Đông sau bị quân Thanh giết. Quân Nguyễn lúc này có quan Lưu thủ đất Long Hồ là Tống Phước Hạp đã lấy ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khánh, rồi tiến đánh Phú Yên. Ngoài Thuận Hóa có Hoàng Ngũ Phúc.

Tây Sơn lâm thế lưỡng đầu thụ địch. Nguyễn Nhạc bèn sai bộ tướng là Phan Văn Tuế đem vàng bạc lụa và xin nộp đất Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, Phú Yên dâng Hoàng Ngũ Phúc, và tình nguyện đem quân đánh họ Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn dùng sức Tây Sơn đánh Gia Định nên dâng sớ xin chúa Trịnh phong cho Nguyễn Nhạc làm Tiên phong tướng quân, Tây Sơn hiệu trưởng. Chúa Trịnh chấp thuận, Hoàng Ngũ Phúc bèn sai Nguyễn Hữu Chỉnh vào Quy Nhơn mang ấn kiếm cho Nguyễn Nhạc.


Nguyễn Nhạc không lo mặt Bắc nữa, bèn tính mưu kế đánh họ Nguyễn . Ông đem con gái là Thọ Hương dâng cho Đông cung, và sai người đến nói với Tống Phước Hạp xin đầu hàng để hiệp sức khôi phục Thuận Hóa. Tống Phước Hạp mắc mưu. Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ tiến đánh khiến cho quân Tống Phước Hạp thua. Nguyễn Nhạc sai người báo tin thắng trận cho Hoàng Ngũ Phúc. Hoàng Ngũ Phúc tâu xin chúa Trịnh phong Nguyễn Huệ làm Tây Sơn hiệu tiên phong tướng quân. Quân Trịnh chiếm Thuận Hóa và Quảng Nghĩa. nhưng bị bệnh dịch mà chết rất nhiều.

Hoàng Ngũ Phúc tâu chúa Trịnh xin lui binh về Thuận Hóa. Chúa Trịnh thuận cho. Hoàng Ngũ Phúc về Thuận Hóa thì mất. Chúa Trịnh sai Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn vào giữ Thuận Hóa. Thế là đất Quảng Nam thuộc Tây Sơn. Năm bính thân (1776), Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ vào đánh Gia Định, chiếm Sài Côn ( Sài Gòn), chúa Nguyễn chạy về Trấn Biên ( Biên Hòa). Đỗ Thanh Nhân ở Đông Sơn khởi binh chống Tây Sơn, chiếm lại Sài Côn, Nguyễn Lữ lấy một số thóc gạo rồi lui về Quy Nhơn.


Nguyễn Nhạc thấy mình đã mạnh, bèn sửa lại thành Đồ Bàn của nước Chiêm , rồi xưng là Tây Sơn vương vào tháng ba bính thân (1776). Cũng thời gian này, Đông cung trốn vào Gia Định.được Lý Tài rước về Sài Côn làm Tân Chính vương, tôn Định vương làm Thái thượng vương. Năm đinh dậu (1777), Nguyễn Nhạc tâu chúa Trịnh xin làm Trấn thủ Quảng Nam. Lúc này miền Bắc rối loạn, giặc giã nổi khắp nơi khiến kho tàng trống rỗng, Trịnh Sâm bèn chấp thuận cho Nguyễn Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ, Tuyên Úy đại sứ, Cung quận công.

Nguyễn Nhạc không lo mặt Bắc nữa, bèn tính tiến công Gia Định. Ông sai hai em vào đánh chúa Nguyễn. Lý Tài thua chạy, Tân chính vương lui về Vĩnh Long còn Thái thượng vương chạy về Long Xuyên. Nguyễn Huệ đuổi theo bắt được cả hai rồi giết đi. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lấy xong Gia Định giao cho đô đốc Chu trấn thủ, rồi về Quy Nhơn. Năm mậu tuất (1778), Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu là Thái Đức, lấy Đồ Bàn làm hoàng đế thành, phong Nguyễn Lữ làm Tiết chế , Nguyễn Huệ làm Long nhương tướng quân.


It lâu sau, Nguyễn Ánh tái chiếm Gia Định, xưng là Đại nguyên soái, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đem binh đánh thành Bình thuận và thành Diên Khánh. Năm nhâm dần (1782), Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem 100 chiến thuyền vào Cần Giờ, người Pháp là Manuel phải đốt tàu mà chết. Nguyễn Ánh phải chạy ra Phú quốc..Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ về Quy Nhơn. Nguyễn Ánh trở về chiếm Gia Định, Nguyễn Huệ vào đánh Gia Định, Nguyễn Ánh chạy ra Phú Quốc rồi Côn Lôn. Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp và Xiêm La. Tháng hai năm giáp thìn (1784), vua Xiêm sai tướng đem quân sang giúp Nguyễn Ánh nhưng bị quân Nguyễn Huệ đánh tan ở gần Rạch Gầm và Xoái Mút tại Mỹ Tho. Nguyễn Huệ lui về Quy Nhơn, giao Đặng Văn Chân trấn thủ Gia Định.

Tháng năm, năm bính ngọ (1786), Nguyễn Huệ đem binh chiếm Thuận Hóa rồi kéo binh ra Bắc diệt họ Trịnh. Vua Hiển Tông phong Nguyễn Huệ làm Nguyên soái Uy quốc công, và gả Ngọc Hân công chúa cho Nguyễn Huệ. It lâu sau, vua Hiển tông mất, vua Chiêu Thống lên ngôi. Khi Nguyễn Nhạc nghe tin Nguyễn Huệ đem binh ra Bắc thì vội đem quân cản lại, nhưng Nguyễn Huệ đã ra Bắc và dẹp xong họ Trịnh. Anh em Nguyễn Nhạc gặp nhau tại Thăng Long, sau đó, anh em Tây Sơn về Nam. Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn xưng là Trung ương hoàng đế, phong Nguyễn Lữ làm Đông Định vương ở Gia Định, Nguyễn Huệ làm Bắc bình vương ở Thuận Hóa.


Nguyễn Lữ không trí trá như Nguyễn Nhạc, và cũng không có tài quân sự như Nguyễn Huệ. Ông đã lập gia đình, có hai vợ và ba con. Thuở nhỏ, ông có khuynh hướng siêu hình. Ông theo học đạo với một đạo sư Ấn Độ và trở thành một đạo sư của một nhóm dân chúng vùng Quy Nhơn bao gồm người Việt và người Chiêm Thành. Đường lối tu tập của ông rất phóng khoáng, không lập chùa chiền, không tụng kinh kệ mà chú trọng về tu Thiền. Ông tu như kiểu cư sĩ Phật giáo. Hằng ngày và hàng đêm, ông tu tập Thiền định cho dù là ở trong chiến trường đầy khói lửa. Ông đã đạt nhiều tiến bộ trong thiền định. Tâm ông đã được hỷ lạc và an tịnh khá nhiều.

Tự nhiên, những chuyện lúc ấu thơ sống lại trong lòng ông. Những việc bí ẩn trong gia đình, trong đời ông, ông đều hiểu rõ nguyên nhân. Trong giấc mơ, có lần ông thấy ông tìm về dưới hang núi Thiếu Lâm. Cũng có lần ông thấy mình trở về chốn cũ trên non cao ẩn khuất trong mây mù, sương khói, bạn bè với những con khỉ, con hươu và bầy hạc.
Một hôm, ông thấy trong cung điện nhà Trần, Đế Hiễn bàn với các cận thần mưu giết Lê Quý Ly vì y quá chuyên quyền, nhưng có người mật báo cho Lê Quý Ly, Quý Ly sai quân bắt vua,. Thượng hoàng bênh Lê Quý Ly, xuống chiếu trách Đế Hiển trẻ con làm hại công thần, làm nguy xã tắc. Thượng hoàng giáng vua làm Minh Đức đại vương và lập Chiêu Định vương là con Nghệ Tông lên ngôi. Các tướng bèn xông vào cứu giá, nhưng vua viết hai chữ “giải giáp”. Quý Ly bèn ra lệnh thắt cổ Đế Hiễn. Các tướng sĩ theo phò Đế Hiễn bị giết hết.


Khi Nguyễn Nhạc nổi lên ở đất Tây Sơn, có bọn Lý Tài Tập Đình theo giúp, lực lượng rất mạnh. Nguyễn Nhạc tiến đánh Quảng Nghĩa, chiếm một dải đất rộng cho đến Bình Thuận. Nguyễn Lữ là người có vị trí thứ hai trong lực lượng Tây Sơn. Ông đã vào Gia Định chiến thắng nhiều lần nhưng tâm ông không thiết tha đến việc binh đao. Tại Gia Định thành sau khi tọa thiền rồi nằm ngủ, ông thấy một giấc mơ:
Trên một bãi cỏ rộng trước cung vua, Lê Quý Ly ra lệnh hành quyết 370 tướng sĩ nhà Trần trong đó có những danh tướng như Trần Nguyên Hãng, Trần Khắc Chân. Máu phun thành vòi, thây của họ vẫn đứng sừng sững. Họ lên tiếng chửi mắng Lê Quý Ly, nguyền rủa Lê Quý Ly. Trong khi các nạn nhân bị giết dã man, Lê Quý Ly cười khoái trá và ngày càng lộng hành. Ông tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào dùng nghi vệ thiên tử. . .


Một đêm tại thành Đồ Bàn, sau khi ngồi thiền xong đi một vòng kiểm tra quân sĩ, ông bèn lui về nghỉ ngơi.
Ông thấy quân Thanh ào ạt sang Việt Nam. Lê Quý Ly phải bỏ thành Thăng Long mà chạy rồi bị bắt tại Hà Tĩnh, vài bị đem về Kim Lăng sống kiếp tù binh nhục nhã..

Một đêm khác tại Quy Nhơn sau khi quân Tây Sơn chiếm thành Quy Nhơn, trong khi thiền định, ông thấy trước mắt một vùng hào quang xuất hiện.
Nguyễn Huệ đem binh đánh Phú Xuân, rồi tiến thẳng ra Bắc diệt tan họ Trịnh rồi lui về Phú Xuân.


Một vài năm sau, cũng tại thành Quy Nhơn, một đêm hè nóng bức, thiền định xong, ông ra sân đứng ngắm sao trời, rồi lui vào phòng an nghỉ. Ông thấy trong giấc mơ:
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tự mình thống lĩnh binh sĩ, ngồi lưng voi, tả xông hữu đột tiến vào Thăng Long đánh tan quân Thanh ra khỏi đất nước. Tôn Sĩ Nghị và bọn tàn binh giành nhau chạy dẫm đạp mà chết, xác chất thành đống. . .


Sau khi Nguyễn Huệ tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Nhạc về Quy Nhơn xưng Trung ương hoàng đế, danh tiếng nhà Tây Sơn lên cao, nhất là sau khi Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh (1788) nhưng cũng từ đó, bao tệ nạn trong gia đình, trong quốc gia xảy ra. Nguyễn Nhạc hiếp vợ Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ đem binh vây thành Quy Nhơn. . .suýt gây nên cảnh huynh đệ tương tàn. Việc này làm cho lòng Nguyễn Lữ cay đắng và chán nản. Ông nhận thấy cuộc thế là một đấu trường tanh hôi, là chỗ cho con người tranh giành, chém giết. Vinh nhục, thành bại chỉ là một giấc Nam kha.


Sau khi được phong Đông Định vương trấn đóng Gia Định ông lại thấy những giấc mơ hãi hùng.
Tại Đồ Bàn và Thuận Hóa, trời đất đen tối, quan tài của Nguyễn Nhạc rồi Nguyễn Huệ lần lượt bay về trời. . . Tại Quy Nhơn, các tướng sĩ tranh chấp, gây nên cuộc long tranh hổ đấu, người Tây Sơn giết người Tây Sơn, máu chảy thành sông. . ..
Vài tháng sau, ông lại thấy giấc mơ khác:

Quân Nguyễn Ánh người ngựa và chiến thuyền tới tấp ra Thuận Hoá, Tây Sơn thất trận, anh em nhà Tây Sơn chạy ra Bắc Hà , lớp bị bắt, lớp bị chém giết, lớp tự tử rất thê thảm.Cuối cùng, mồ mả nhà Tây Sơn bị đào bới, thi hài bị ném xuống sông, và những người còn sống, trẻ già đều bị giết tuyệt.
Đặc biệt là giấc mơ này luôn luôn lập đi lập lại nhiều lần khiến cho ông thấy rõ cuộc thế vô thường và công danh phú quý là bi thảm, và tai họa. Ông đã vào đạo thánh, đã đi và đến, đã nghe và thấy tất cả, không u mê, lầm lẫn như bao người thế cõi trần!


Khoảng tháng bảy năm đinh vi (1787), Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên, Nguyễn Lữ lui về Biên Hòa giao cho tướng Phạm Văn Tham giữ Sài Côn . Sau Nguyễn Lữ bỏ về Quy Nhơn giả bệnh, giả chết rồi đem gia đình trốn đi một nơi thật xa, không ai hay biết. Mười lăm năm sau, năm 1802, Nguyễn Ánh đem quân ra Bắc, quân Tây Sơn đại bại, Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu là Gia Long, giết con cháu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, đào mả Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mà không tài liệu sử nào của nhà Nguyễn nói đến việc đào mả Nguyễn Lữ và giết con cháu Nguyễn Lữ bởi vì ông đã bỏ đi thật xa, có thể là sang Xiêm La hay Ấn Độ.. .

III. DUYÊN KIẾP

Tôi tên là Đào Duy Kỳ, dòng dõi Đào Duy Từ, là một trung úy trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, ra đơn vị tác chiến khoảng hai năm thì ngày 30-4-1975 xảy đến. Cũng như mọi sĩ quan Việt Nam cộng hòa, tôi đã bị giải ra Bắc và ngồi tù qua các trại Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn. . .


Tôi vốn sinh trưởng trên sông nước Cửu Long giang, khí hậu an lành và trong mát cho nên khi ra Bắc, tôi rất khốn khổ. Tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, mùa hè nóng ghê gớm, đến nỗi ban ngày không dám nằm giường chiếu hoặc dựa cột, ngồi ghế hay gốc cây. Mùa hè, dân nơi đây phải chui xuống gậm giường mà nằm. Mùa đông thì rét như cắt thịt, nhất là cơn gió bấc và mưa phùn đã cộng tác chặt chẽ làm tội chúng tôi, những tù nhân thiếu áo, thiếu cơm. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi cũng đã quen thuộc với khí hậu Lạng Sơn, Thái Nguyên.


Những ngày ra Bắc đầu tiên, chúng tôi rất khổ sở. Chúng tôi bị bọn công an ngu dốt chửi mắng, đánh dập và hành hạ. Chúng dốt nhưng lại có nhiều tự hào. Tư hào chiến thắng. Tự hào yêu nước. Tự hào thông minh và tự hào giàu mạnh. Chúng thực thà tin rằng chúng là người trí tuệ, còn tất cả nhân dân miền Nam là ngu dốt nên đã theo Mỹ và thất bại. Chúng tự hào là chúng yêu nước nhất còn phe quốc gia là bán nước cho nên chúng đề cao khẩu hiệu " Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa", hàm ý chỉ có người cộng sản là yêu nước. Chúng không biết Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đàn em sau này của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã ký tên bán Việt Nam cho Trung Quốc . Họ khinh người Nam ngu dốt, không có tình yêu quê hương, tổ quốc cho nên khi có người xuất cảnh, họ mở nhạc cho nghe bài " Quê hương là chùm khế ngọt" để dạy người xuất ngoại lòng yêu nước. Họ không biết những người bỏ nước ra đi cũng rất yêu nước, yêu nhà, yêu mẹ già, em dại và yêu tự do nhưng vì cộng sản tàn ác nên phải bỏ tất cả mà ra đi! Họ coi họ là bậc thầy, còn chúng tôi là kẻ ngu dốt phải nhờ họ dạy dỗ cho nên người. Danh từ " học tập cải tạo" ý nghĩa là thế!

Dưới mắt cộng sản, nhân dân miền Nam là cầm thú, chỉ có cộng sản là con người, con người trí tuệ, bách chiến bách thắng! Sự khinh bỉ cộng với lòng căm thù cho nên một số người Bắc đã chạy sang Hongkong mà còn làm lễ mừng chiến thắng 30-4 và đánh đập người Nam tại đây!Bọn công an, bộ đội đa số nhiễm độc cộng sản, học đường lối tàn ác từ Liên Xô, Trung Quốc,lại muốn tỏ ra hăng hái tích cực để lập công cho nên chúng đày đọa chúng tôi đủ điều. Hể một tù nhân có lỗi gì là cả lũ công an, bộ đội xúm lại đánh hôi. Đánh hội chợ coi như là một đặc tính của con người xã hội chủ nghĩa. Nếu không xúm vào mà cứ đứng trơ mắt nhìn, có lẽ họ sẽ bị phê bình là không có tinh thần đồng đội, không có ý thức căm thù quân địch.

Chúng lại dùng khí hậu khắc nghiệt, và cái đói và rét để đọa đày chúng tôi. Chúng bắt chúng tôi lao động cực nhọc để trả thù chúng tôi. Nhất là những ngày đầu tiên ra đất Bắc, chúng tôi thường bị dân chúng, nhất là đàn bà và trẻ con ném đá, ném đất và chửi bới thô bỉ nặng nề. Có khi họ đã tập trung đông đảo trên đường chúng tôi đi lao động để ném đá, hô đả đảo và chửi bới. Có thể là do dân chúng đã bị nhiễm nọc độc cộng sản. Có thể địa phượng bắt dân đả đảo để trấn áp chúng tôi, mong lập thành tích kia nọ. Có đôi khi chúng tôi đột nhiên gặp vài đồng bào thì họ ngại ngùng, tránh né. Có lẽ họ sợ liên lụy, sợ bị công an bắt bỏ tù vì liên lạc với tù nhân!Sống trong chế độ ác ôn, con người phải đeo mặt nạ, nếu không thì dễ bị quỷ tha, ma bắt.Tất cả đều là nạn nhân!


Ban đầu thì chúng tôi chao động, có người sợ hãi, nhưng rồi thì cũng quen đi vì mình đã ngồi xuống đất đen thì còn gì để mất và để sợ hãi. Chúng tôi cho rằng cuộc đời chúng tôi đã chấm dứt vì ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam trước đây, những tù binh hay phản động là ngồi tù rục xương mà thôi. Chúng tôi im lặng để mặc cho họ ném đá và chửi bới. Nếu ai bị thưong thì chúng tôi săn sóc, băng bó. Nếu dân chúng quá dữ tợn thì chúng tôi dừng lại, để quản giáo giải quyết rồi mới tiếp tục đi. Tôi hiểu dân chúng miền Bắc đa số tin theo lời tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản, và tin những lời cộng sản nói. Họ tin vào ông Hồ, họ cất giấu cán bộ, và góp lương thực ủng hộ cộng sản. Nhiều bà bảo rằng đảng lúc nào cũng đúng. Công an không bắt oan ai bao giờ. 

Con cháu bà nếu bị giam giữ thì bà bảo chúng nó cố gắng hoc tập tốt để sớm trở về. Nhiều ông bố thấy con ngỗ ngáo, bèn đem con cho bộ đội hay giao con cho công an để họ giáo dục thành người tốt. Ngay tại miền Nam trước 1975, nhiều người tin Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải cộng sản. Ông Hồ là người yêu nước, là bậc đạị nhân, đại nghĩa. Khi dân Bắc di cư vào Nam, đồng bào Nam kỳ thắc mắc:" Ngoài Bắc đã độc lập tự do, sao còn bỏ xứ mà đi?" Tất cả đã nhiễm độc quá nặng nên tôi cũng không oán trách họ. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi nhận thấy có sự biến đổi trong dân chúng. Mấy năm sau, họ không chửi bới hay ném đá, ném đất vào chúng tôi nữa. Trái lại , có những đôi mắt lặng nhìn chúng tôi như biểu lộ một niềm thông cảm.


Sau ngày 30-4-1975, nhiều đồng bào và cán bộ miền Bắc đã vào Nam. Khi vào thì họ ốm yếu xanh xao, khi trở ra thì béo tốt, áo quần sang trọng, lại mang cả vải vóc, xe đạp, xe Honda, TV, tủ lạnh, radio, casette là những thứ mà chỉ có cán bộ cao cấp đi Liên Xô là có thể mua về được. Họ cũng nghe những câu chuyện về Miền Nam thanh bình thịnh vương, khác với hình ảnh ghê tởm, hãi hùng do cán bộ nhà nước đã tuyên truyền trước đây như lính ngụy “xé xác, uống máu, moi gan quân thù”. Họ nhìn kỹ những tù nhân thì thấy những tù nhân này tuy bị đày đọa khổ sở nhưng vẫn toát ra sự thông minh, hiền lành. Họ nghe nói sĩ quan miền Nam phần lớn có bằng đại học, it nhất cũng tốt nghiệp trung học phổ thông chứ không phải là hạng cán bộ ị tờ như ở miền Bắc sau cuộc Cải cách ruộng đất.


Khoảng 1980, tù nhân đã được gia đình thăm nuôi. Lúc này thì dân chúng miền Bắc đã tới gần dân chúng miền Nam hơn khi họ gặp những bà mẹ, người vợ sĩ quan miền Nam ra thăm nuôi. Họ thấy miền Nam nhiều tình cảm, đầy tình chồng nghĩa vợ, và có tài nguyên phong phú mà thăm nuôi chồng con trong bao nhiêu năm. Vì thế, họ thấy miền Nam có một cái gì đó khác với miền Bắc nghèo khổ, cằn cỗi về vật chất và tinh thần. Những sĩ quan miền Nam trung hậu đã trở thành đầu đề cho các câu chuyện đầu môi của dân Bắc.


Một hôm, ông giáo Thào qua sông Gianh, là một sông rất rộng ở miền Trung. Trên đò chật ních người. Thuyền chở nặng không đi nổi. Ông giáo Thào thường qua lại sông Gianh cho nên quen biết ông lái đò. Ông lái đò kêu to lên: “Ông giáo ơi, xin giúp một tay”. Ông giáo Thào bèn đứng dậy cầm chèo. Mấy bà đi chợ cười to mà nói:
“Ông giáo giỏi quá!”
Lúc bấy giờ trên đò có mấy người trẻ, to cao, mập mạp nhưng đen đúa đồng loạt đứng dậy nói với ông giáo:
“Thầy để chúng em chèo cho!”.
Việc này làm cho dân Bắc vĩ tuyến đã hiểu biết đôi phần về tinh thần “tôn sư trọng đạo”, và “ nhân nghĩa lễ trí tín” của sĩ quan miền Nam trong khi miền Bắc đã mất hẳn từ khi cờ đỏ xuất hiện trên thủ đô Hà Nội!.


Kỷ luật trại giam rất khắc nghiệt và tàn bạo. Tù nhân không được hái trộm khoai, sắn, rau trong trại. Tù nhân nam không được liên hệ tình dục với nữ phái, nếu bị bắt quả tang thì bị biệt giam ở hầm kín. Ai trốn trại thì bị giết chết không tha. . . Ngoài ra còn nhiều điều lệ lạ lùng khác nữa. Giữa trại tù thực dân và cộng sản có nhiều khác biệt, nhưng điều khác biệt rõ nhất là cái đói.Trong trại tù cộng sản, tù nhân luôn luôn đói. Lúc đi lao động, lúc nằm ngủ, chúng tôi đếu bị cái đói dày vò. Chúng tôi đa số không vi phạm điều thứ nhất là vì lúc nào cộng sản cũng canh chừng tù nhân rất ngặt. Ban đêm chúng khóa cửa lại, không ai ra ngoài để đào khoai, nhổ sắn.

Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề dạ dày bằng nhiều cách.Khi đi lao động, chúng tôi có thể hái rau rừng, đào khoai rừng, hoặc bắt những con vật như rắn, cắc kè, kỳ nhông, hay đào bắt bò cạp, và những côn trùng trong lòng đất. Đôi khi chúng tôi cũng giăng bẫy bắt chồn cáo, mễn và thỏ rừng. Chúng tôi vừa lao động vừa nấu ăn rất nhanh và rất gọn cho nên cũng đỡ đói it nhiều. Điều chẳng may là không phải lúc nào chúng tôi cũng thu hoạch kết quả vì tù nhân thì quá đông. Không những tù nhân mà bọn bộ đội, công an cũng đói phải kiếm thêm lương thực. Tuy nhiên, từ khi được gia đình tiếp tế, đời sống vật chất của chúng tôi tạm đủ. Điều khoản thứ hai thì miễn bàn, vì trại tù của chúng tôi giam toàn đàn ông, Cán bộ, công an, văn phòng và y tế cũng đều là nam nhân, không có một bóng nữ. Còn việc trốn trại thì cũng hiếm.


Trong trại tôi có hai công an trẻ, tên là Hoạt và Liêm rất hiền lành. Hai anh thường dẫn chúng tôi đi lao động. Các anh rất dễ dãi, không quát nạt, bắt khoan, bắt nhặt như các công an khác. Hai anh hỏi tôi nhiều điều:
-Nghe nói sĩ quan các anh đều tốt nghiệp đại học Sài Gòn?
-Đa số sĩ quan tốt nghiệp đại học, là giáo sư, kỹ sư, bác sĩ. Một số là sinh viên. Như tôi là sinh viên khoa học phải đi lính vì lệnh động viên.
-Trong Nam phải chăng con nhà giàu và quyền thế tay sai Mỹ ngụy mới được học đại học phải không?
-Trong Nam ai cũng được học. Con cái của Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tảng. . . theo cộng sản nhưng chính phủ miền Nam vẫn cho con cái họ học hành, không ngăn cấm, bắt bớ, giam cầm và trả thù vợ con họ. Mọi người đều được học trung học, đại học nếu có học lực khá. . .Học trung học xong thì các học sinh có thể xin học các đại học.

Có hai loại đại học tại miền Nam: Một là học tự do nghĩa là vào học khỏi cần thi tuyển như Y khoa, Duợc khoa, Văn Khoa, Luật khoa. Một loại là phải thi vào là đại học Sư Phạm, Đại học Hành chánh. . . Nói chung là ai học giỏi đều có thể học đại học. Có nhiều bà buôn thúng bán mẹt cũng nuôi con học kỹ sư, bác sĩ.
Sau đó, cả hai công an xin tôi dạy Anh ngữ, riêng anh Liêm còn xin học nhạc với đại úy Thêm. Tôi nói:
Chúng tôi rất sẵn sàng giúp các anh học hành, nhưng không biết cấp trên có chấp thuận, và việc này có trái nội quy trại hay không.

Hai anh cho biết việc này đã được cấp trên thông qua. Sau hai năm chúng tôi chuyển trại thì việc học của hai anh công an trẻ tạm ngưng. Có lẽ các anh sẽ tìm thầy khác. Trong xã hội cộng sản, ngay cả tại Trung Quốc lục địa, hầu hết cán bộ không thich học tiếng Nga, mà thích học tiếng Anh để mong có cơ hội làm việc tại các nước tư bản. Có lẽ hai anh công an kia có dự tính xin chuyển sang ngành ngoại giao hay xin đi lao động xã hội chủ nghĩa, hay hoạt động gián điệp tại các nước tư bản. Tại Sài gòn, sau 1975, con em đảng đua nhau học tiếng Anh, còn con em “ngụy” yếu thế nên bị bắt học tiếng Nga. Sự đời tréo cẳng ngỗng là thế!

Tôi vốn là một sinh viên trường Đại Học Khoa học Sài gòn, bị động viên mà vào trường võ bị Thủ Đức. Tôi có người yêu là Bạch Yến, người Huế, sinh viên Dược Khoa, dòng giõi tôn thất. Hai chúng tôi gặp nhau tại một “bal de famille” nhân sinh nhật của một người bạn, và từ đó chúng tôi thường gặp nhau rồi yêu nhau. Những khi rảnh rỗi tôi thường đến nhà nàng. Ba nàng đi làm việc ở bộ Giáo dục, còn mẹ nàng lo việc buôn bán ở chợ Bến Thành, chị nàng dạy học ở trường tiểu học Bàn Cờ. Tôi thường đến thăm nàng vào trưa thứ năm vì ngày đó, thời khắc biểu của hai chúng tôi đều trống. Thỉnh thoảng chúng tôi đi xem ciné với nhau. Khi tôi đến thăm nảng tại nhà hay khi chúng tôi đi xem ciné, nàng thường mang hai ba lớp quần, nhất là nàng thường mang quần tây, hay quần jean để bảo vệ an toàn cá nhân.

Và khi tôi đến thăm nàng, nàng cẩn thận đóng các cửa sổ lại kẻo xóm giềng xoi mói mà sinh ra điều nọ, tiếng kia. Tôi được phép cầm tay nàng, ôm nàng và hôn nàng mà thôi. Nàng hay khóc. Mỗi khi xúc động thì nàng chạy vào buồng khóc và lau nước mắt sau đó mới trở ra chuyện trò với tôi. Cuộc tình duyên của tôi đứt đoạn vì tôi phải đi động viên, rồi ra tiền đồn. Rồi biến cố 30-4-1975, tôi đi tù còn nàng thì đã theo gia đình ra đi trong ngày 29-4-1975 và chúng tôi xa nhau mà không một lời từ giã. Và cũng từ đó về sau, tôi không được tin tức gì về nàng và gia đình nàng.


Khoảng năm 1983, chúng tôi bị chuyển trại về Vĩnh Phú. Một hôm nhóm tôi gồm 20 người đi đốn cây trong rừng. Buổi trưa là giờ ăn, tôi bèn đi sâu vào rừng để tìm chuối rừng hay rau rừng để cải thiện. Bổng nhiên tôi thấy có một cánh tay phụ nữ trắng trẻo giơ lên vẫy tôi. Tôi nhìn quanh rồi bước lại thì một người con gái hiện ra ôm lấy tôi và kéo tôi vào một cái hang ở dưới một gốc cây. Nàng ôm tôi và nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng, rành mạch :

“Em yêu anh! Anh hãy yêu em đi”
Tôi không kịp phân biệt, như một cái máy, tôi ôm nàng và cởi y phục nàng. Tôi không suy nghĩ, do dự. Tôi như con hổ đói vồ mồi. Tôi như con trai mới lớn lần đầu yêu một cô gái trắng trinh. Nàng còn là một con gái và thân thể thơm mùi con gái. Tôi như đi vào một thế giới mới mẻ đầy cảm xúc tuyệt vời. Xong việc, nàng ngồi dậy, hôn tôi và bảo tôi:
“Anh hãy đi nhanh đi. Em tên là Mỹ Lan”.


Tôi vội chỉnh đốn y phục và nói:
"Cảm ơn em đã đến, đã cho anh những giây phút tuyệt vời".
Tôi ôm nàng nhưng không nói tên tôi vì tôi không mong được gặp lại nàng lần thứ hai trong đời vì việc này rất khó đối với một tù nhân giữa núi rừng âm u! Hơn nữa, tôi sợ câu chuyện có thể bị vỡ lỡ mà mang tai họa.


Trước khi ra khỏi hang, tôi nhìn ngược nhìn xuôi lỹ lưỡng. Thấy không có ai theo dõi,tôi nhanh nhẹn bước ra rồi tiếp tục công việc như chẳng có việc gì xảy ra. Mấy hôm sau, khi đi đốn cây rừng, tôi cố ý trở lại nơi này, nhưng không hề thấy bóng dáng nàng hay một vết tích nào của nàng. Tôi cố ý lắng nghe trong trại có tin tức gì một người con gái nào bị bắt ở gần trại không, nhưng tuyệt nhiên không nghe ai nói gì cả. Tôi mừng nàng được an toàn. Tôi phục nàng can dảm, dám xông pha hiểm nguy. Nếu chuyện vỡ lỡ, nàng có thể bị bắt về nhiều tội. Nàng có thể mang tội gián điệp và bị tù mãn kiếp, héo úa một đời xuân. Tôi bị tù đã đành, nhưng nàng tại sao lại mạo hiểm? Ngoài đời thiếu gì trai tơ? Thiếu gì đàn ông? Tôi không thể hiểu nguyên do nào mà nàng hành động như thế! Nàng là con gái miền núi, đâu phải ngưởi Tây phương mà có lối " yêu cuồng sống vội" như vậy? Quả thật tội không hiểu. Dẫu nàng thế nào đi nữa, tôi vẫn yêu nàng, trân quý nàng.

Nàng là một vị tiên đã hiện đến trong đời tôi. Nàng đến một lần và chỉ ban ân sũng một lần thôi!Tôi nhớ nhung nàng. Tôi nhớ làn da trắng ngà của nàng, hương thơm trên thân thể nàng, nhất là nốt ruồi bên mép trái, đặc biệt là một nốt ruồi son giữa ngực của nàng. Nàng chợt đến rồi chợt đi như con bướm vàng trong giấc mộng. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến nàng. Trong giấc mơ, tôi thấy nàng cùng tôi âu yếm.Tôi thắc mắc không hiểu nàng là ai. Nàng là một cô gái Mường hay cô gái Kinh? Nàng là một sơn nữ hay một cán bộ ở trong vùng? Nàng lãng mạn muốn tìm của lạ miền Nam hay nàng là một cô gái bụi đời? Dẫu sao, đối với tôi, nàng là một vưu vật!
Tuần sau, chúng tôi được lệnh chuyển trại về Sơn La. Việc di chuyển này làm cho lòng tôi thêm chua xót.Thế là tôi xa cách Vĩnh Phú, không còn cơ hội gặp lại Mỹ Lan.


Năm 1985, tôi được phóng thích.
Trước đây, tôi nghe nói một số sĩ quan cộng hòa bị giải ra Bắc bằng xe lửa thì bị dân chúng ngoài Bắc ném đá.NHưng lần này từ Hà nội đến Quảng Bình , chúng tôi không thấy có trở ngại nào. Khi về Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, chúng tôi bước xuống tàu cho giản gân cốt, thì đồng bào bu lại hỏi han, nắm tay, sờ đầu, kẻ cười, người khóc làm cho chúng tôi rất xúc động. Khi chúng tôi lên tàu, đồng bào ném quà bánh cho chúng tôi rất nhiều. Tình cảm quê hương miền Nam rất nồng thắm với những đứa con bất hạnh như chúng tôi!

Sang năm 1986, tôi cùng anh chị em trong gia đình tổ chức vượt biên và may mắn đến Poulo Bidong, sau đó, năm 1987, tôi được định cư tại Hoa Kỳ. Tại Houston, tôi vừa đi làm vừa ghi tên vào đại học. Sau mấy năm, tôi đỗ bằng kỹ sư điện toán và làm việc cho hãng Corel. Sau tôi gặp Mai Linh người Mỹ Tho và chúng tôi kết hôn. Thỉnh thoảng tôi nhớ đến kỷ niệm Vĩnh Phú, nàng đã đến rồi đi như giấc mộng Liêu Trai. Tôi nghĩ giờ nàng có lẽ đã lấy chồng, hằng ngày vợ chồng mang gùi vào núi bẻ măng, đào khoai sọ, nhổ sắn như hình ảnh những người dân thiểu số mà tôi thường thấy khi đi Đà Lạt chơi. Tôi thấy bóng nàng ẩn hiện trong núi rừng Vĩnh Phú và lòng tôi cảm thấy luyến tiếc bâng khuâng. Tôi nghĩ cuộc đời nàng sẽ héo úa trong chốn rừng sâu.

Giỏi lắm thì nàng sẽ thành một cán bộ thương nghiệp hay Hợp tác xã trong bản làng, tay dắt con lớn,vai địu con nhỏ, ngực teo, mặt mũi xanh xao như bao cô nàng Thổ Mán nơi thượng du miền Bắc.Hay cao hơn nữa là một nữ đảng viên cấp xã, cấp huyện, mang áo bộ đội bỏ ngoài quần, đội nón cối, đi dép râu, vai mang săc-cốt, tay đeo đồng hồ,thân gầy ốm, dáng lom khom bước trong cơ quan. Những hình ảnh của nàng, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí tôi làm thành một kho kỷ vật êm đềm.


Cuộc hôn nhân của chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi sống bên nhau được ba năm thì Mai Linh bị bệnh ung thư rồi mất. Tôi buồn rầu mấy năm trời. Hình ảnh Mỹ Lan lại hiện đến trong tôi rất ngọt ngào và thần bí. Hương thơm của thân thể nàng như còn vương vấn trong mũi tôi và thân thể tôi. Tôi có ý định về Việt Nam du lịch, thăm lại Vĩnh Phú, mối tình tôi. Nhưng tôi lại không dám vì cuộc đời như nước chảy mây trôi, thuyền trôi mà bến bờ cũng đổi thay, quá khứ e đã tan vỡ như xác pháo mùa Xuân, không thể nào tìm lại được. Nếu đào bới quá khứ,chỉ thêm đau lòng như Lưu Nguyễn khi trở lại quê xưa!


Các bạn bè khuyên tôi nên đi du lịch một chuyến để quên sầu. Tôi mua vé máy bay đi du lịch Đức, Pháp, và Ý vì Tây phương đối với tôi có nhiều quyến rủ. Hơn nữa, tôi có bà chị họ định cư tại Tây Đức. Chị tôi có con du học tại Tây Đức trước 1975, đỗ tiến sĩ, sau 1975 xin ở lại, rồi bảo lãnh gia đình qua đây. Khi tôi đến Tây Đức, gặp anh chị và các cháu, tôi vui mừng hết sức. Các cháu lái xe đưa tôi đi la cà trong thành phố . Một hôm các cháu đưa tôi đi ăn phở của người Việt nổi tiếng là ngon nhất tại đây. Khi bà chủ tiến tới chào hỏi chúng tôi thì tôi ngạc nhiên hết sức, vì nàng là Mỹ Lan, người tình một khắc mà tôi ghi nhớ ngàn đời. Bên môi trái của nàng vẫn in rõ một nốt ruồi duyên. Tôi liền đứng dậy, kéo nàng ra một bên, rồi hỏi nhỏ:
-Phải chăng em là Mỹ Lan? Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?

Sau một phút ngỡ ngàng, nàng cũng nhận ra tôi. Tôi hỏi nàng và kể lể mọi sự. Chúng tôi ôm nhau mà khóc. Nàng giao công việc cho người nhà rồi đưa tôi về nhà nàng. Còn tôi, tôi quay lại bảo các cháu tôi:
-Bà chủ nhà hàng là bạn quen của cậu ở Việt Nam. Bà ấy mời cậu lại nhà. Các cháu về trước, cậu sẽ về sau" . Dặn dò các cháu xong, tôi theo nàng ra xe.


Nhà nàng ở tại một khu yên tĩnh trong thành phố. Nàng ở một mình với con trai. Các anh em thì đã có nhà riêng. Người thì đi làm các hãng tư, người thì phụ giúp nàng trông coi tiệm phở. Khi còn hai chúng tôi, nàng kể lể sự tình. Quê nàng ở Sơn Tây, tổ tiên đỗ cử nhân, tiến sĩ, làm chức quan nhỏ ở triều Lê, triều Nguyễn. Năm 1954, cộng sản về Hà Nội, mở cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, gia đình nàng bị quy là địa chủ. Mẹ nàng và anh em nàng thu vén tài sản trong tay nải, bỏ trốn lên mạn ngược. Ban đầu, gia đình nàng giả làm thương gia lên buôn bán để tìm hiểu, sau đó làm nhà cửa gần bản Mường, lán Thổ tại Vĩnh Phú.

 Gia đình nàng ăn mặc, nói năng và sinh hoạt đều theo phong tục bản Mường, Mán. Nhờ khéo giao thiệp, gia đỉnh nàng được cảm tình dân chúng nơi đây, dược họ giúp đỡ và che chở. Nàng nghe tin các sĩ quan miền Nam bị đưa ra giam giữ tại Vĩnh Phú, là một nơi gần bản Mường của nàng. Tuy chưa gặp những người miền Nam, nhưng lòng nàng chan chứa cảm tình với các tù nhân miền Nam vì họ với nàng là cùng chung cảnh ngộ, là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nàng quyết gặp một sĩ quan miền Nam và sẵn sàng hiến thân cho chàng ta để giữ lấy dòng máu trong sạch của người quốc gia. Nàng cam tâm mang tiếng “ không chồng mà chữa” còn hơn ở góa trong rừng thẳm, hoặc phải lấy anh Mán, anh Thổ hay anh cộng sản làm chồng! Nàng đã nghiên cứu địa hình địa vật, và đã đào hang ẩn náu đưới một gốc cây trong rừng, nơi tù cải tạo thường tới lao động. Nàng đã chờ đợi vài ngày đêm; cuối cùng nàng đã gặp tôi, và đã toại nguyện.


Sau buổi gặp gỡ đầu tiên, nàng đã có thai. Lúc này, mẹ nàng đã mất, anh em nàng chung sống với nhau. Hằng ngày, anh em nàng phải tô mặt cho đen thêm một chút để tránh cặp mặt cú vọ của cộng sản, mặc dầu nơi đây hoang vắng, người kinh it khi lên đây Gia đình nàng cũng theo nếp “ du canh” của người thiểu số mà di chuyển nơi này nơi nọ. Cứ vài năm là một lần di chuyển, như vậy cũng có lợi là tránh được sự theo dõi của công an. Nhân dịp người Hoa bị đánh đuổi trong vụ nạn kiều, anh em nàng theo họ sang Hoa Lục, rồi sang Hongkong.

Tại đây, chính phủ Hongkong bắt anh em nàng vào trại tập trung. Sau một thời gian, gia đình nàng được phái đoàn Tây Đức nhận định cư tại Tây Đức. Anh em nàng lúc đầu xin làm công nhân cho các hãng xưởng, sau cả nhà quyết định góp vốn mở hàng phở, và anh em nàng đã thành công. Khách hàng vào ra nườm nượp, người Việt Nam đã đành mà người Đức, Pháp, Mỹ cũng thích dùng phở của nhà nàng. Con trai nàng nay đã lớn, được mười tuổi, đang theo học trung học và nàng thì vẫn phòng không chiếc bóng. Còn tôi, tôi cũng kể đời tôi từ nhỏ cho đến nay, qua bao chuổi ngày sóng gió và đau thương.
Chúng tôi ngồi nói chuyện một hồi thì nàng rủ tôi theo nàng đón con đi học về. Chúng tôi ra xe do nàng lái, và chờ đợi ở cổng trường. Vài phút sau thì học sinh tan học. Con nàng ra xe. Nàng giới thiệu tôi với con nàng:
-Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang và gặp mẹ.
Tôi nhìn thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn, và trắng trẻo hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc động. Tôi rất mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.


Tối hôm đó, chúng tôi sống trong đêm tân hôn. Đêm đó cũng là đêm thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần trắng như ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo rất xinh đẹp.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang Mỹ hay ở lại Đức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau, chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản tại Đức, gồm anh chị họ và các cháu của tôi, cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về Mỹ và sống một đời tự do và hạnh phúc.


IV. NGƯỜI GHÉT ĂN MÀY

Ông phú hộ họ Cao là một trong những người giàu nhất phố Hiến. Ông là một thương gia buôn bán tơ lụa và đồ cổ ngoạn. Ông lại còn là một nhà buôn đường biển. Thuyền của ông thường ra vào buôn bán ở Thăng Long, Thuận Hóa, Hội An, Đồng Nai. Thỉnh thoảng ông cũng sang buôn bán ở Hải Nam hay Tiểu Tây Dương tức là vùng quần đảo Nam Trung Quốc và An Nam. Những chuyến đi của ông có khi kéo dài gần nửa năm trời. Nhà của ông rất rộng lớn, gồm tòa ngang dãy dọc thênh thang. Ông và vợ con ở trong ngôi nhà chính, và ngôi nhà ngang.

Các cột và cửa bức bàn đều chạm trỗ rất mỹ thuật. Các bà vợ thứ thì ở trong một ngôi nhà đàng sau ngôi nhà chính, mỗi bà một phòng. Sau nữa là nhà ở các gia nhân và bếp núc. Bên cạnh ngôi nhà ngang là kho hàng hóa. Xung quanh nhà có tường cao bao bọc. Nhà nuôi một đàn chó rất dữ. Trong nhà ông nuôi khoảng năm sáu gia nhân khỏe mạnh và biết võ nghệ để chống trộm cướp và vận chuyển hàng hóa. Mỗi tối, các gia nhân thay nhau canh gác nghiêm ngặt như là một trại lính. Ngoài ra, trong nhà, ông nuôi một thầy đồ Nghệ để dạy văn cho các con ông, và một võ sư dạy võ cho con ông và các gia nhân. Bà vợ cả và con gái lớn của ông trông coi của hàng tơ lụa ở ngoài phố. Thỉnh thoảng ông cũng ra đây trông coi, kiểm soát mọi việc.


Cao phú hộ là một người chăm chỉ kinh doanh. Ông không hút thuốc, không uống rượu, không chơi bài bạc. Ông không muốn giao thiệp với người ngoài vì sợ họ vay mượn hoặc nhờ vả. Ông cũng sợ bọn cướp giả dạng ăn mày để dò xét nhà ông, hoặc giả làm khách sang để vào cướp của cải. Cửa nhà ông luôn đóng kín. Ông dặn trước với vợ con và gia nhân rằng ông chỉ tiếp các quan lớn hoặc nhà giàu trong vùng mà thôi. Khách lạ và sang trọng phải đưa thiếp cho gia nhân trình ông thì mới được vào. Ông có cái tật là ghét những người nghèo, đặc biệt là ghét ăn mày.

Ông cho rằng những người nghèo là do lười biếng, cờ bạc, rượu chè. Bần cùng sinh đạo tặc. Người nghèo thường sinh ra trôm cướp, bất lương. Ông thường đem bản thân ông làm thí dụ. Ông đâu phải sinh trưởng trong cảnh giàu sang mà sinh ra kiêu căng, khinh người. Quan niệm ông là do trải qua thực tế. Ông vốn xuất thân nghèo khổ, nhưng nhờ chí phấn đãu mà dựng được sự nghiệp ngày nay. Ông cấm tiệt ăn mày đến nhà. Ông không bao giờ giúp đỡ người nghèo hoặc bố thí cho ăn mày vì ông cho rằng làm thế là khuyến khích họ lười biếng. Vì vậy khi người nghèo và ăn mày đến thì bị gia nhân xua đuổi. Nếu đuổi nhiều lần mà họ không đi, gia nhân có quyền xua chó ra cắn. Đó là luật lệ bất di bất dịch đã được thiết lập ra trong mấy chục năm kể từ ngày ông về làm chủ ngôi nhà này.


Cao phú ông thuở nhỏ trải nhiều gian truân. Quê ông ở vùng dồi núi Hải dương. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế. Lúc bấy giờ Cao lên mười. Bà dì ghẻ này rất độc ác, thường hành hạ, đánh đập con chồng tàn nhẫn. Uât ức và căm thù, Cao bèn ôm quần áo và thu vén một ít tiền bạc vào trong một cái bị rồi trốn đi. Ngày đêm đi mãi miết, một hôm Cao đến một vùng dất xa lạ, Cao bèn dừng chân tại một miếu hoang. Trong miếu lúc bấy giờ đã có sẵn một đám ăn mày, già có trẻ có. Chúng nhìn chăm chú vào cái bị của Cao và chúng nhường cho Cao một chỗ ngả lưng. Khi Cao tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao.


 Đám ăn mày trong miếu đã đi hết mà cái bị của Cao cũng biến mất. Không quần áo, không tiền bạc, Cao đành phải đi xin khắp chợ và quê. Vài ngày sau, Cao đến một thị trấn, và đêm đến Cao ngủ ngoài chợ. Tại đây có rất nhiều ăn mày. Ban ngày chúng là ăn mày nhưng ban đêm chúng làm chủ khu chợ. Chúng chiếm các lều trại, và đánh đuổi những dân mới đến như Cao. Chúng đòi Cao nộp cho chúng năm đồng chinh để được ngủ một đêm. Cao không có tiền nên chúng đánh đập Cao và đuổi Cao đi. Cao phải ngủ trước một mái hiên nhà nọ. Sáng sớm, Cao phải dậy đi thật sớm. Ngày đi đêm nghỉ, sau mấy tháng, Cao đã đến phố Hiến.

Nơi đây buôn bán tập nập. Phố xá nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Cao đi ăn xin và được một số tiền. Cao bèn mua quần áo mới và đi khắp nơi kiếm việc. Cuối cùng Cao đã được một quán cơm nhận Cao làm việc. Công việc cũng nhàn hạ, Cao chỉ có việc bưng đồ ăn cho khách và đứng hầu khách, hoặc làm các việc vặt cho bà chủ. Khi bà chủ hay cô chủ đi chợ, Cao đi theo gánh cá thịt rau đưa. Khi rảnh thì Cao lo việc đun bếp, bổ củi. Bà chủ cho Cao ở luôn tại quán, thỉnh thoảng cho Cao một số tiền. Cao tích cực làm việc nên được bà chủ tín nhiệm. Một thời gian sau, bà chủ già yếu, bị bệnh rồi mất, con cái bỏ nghề cũ, sang nhượng cửa hàng cho một người khác. Cao bèn xin làm phu khuân vác cho một hãng tàu buôn.

 Thấy Cao khỏe mạnh và chăm chỉ, thông minh, ông chủ hãng giao cho Cao việc chỉ huy đám phu khuân vác, sau Cao lên phụ trách việc coi kho hàng và đi biển cùng ông chủ. Từ đó Cao học tập nghề buôn bán đường biển, quen thuộc thủy đạo, và gỉỏi việc điều khiển tàu biển, rành việc buôn bán, giao dịch. Cao được ông chủ tín nhiệm, gả con gái cho. Từ đó Cao trở thành con rể ông chủ. Khi ông chủ già yếu, giao hẳn cơ nghiệp cho Cao vì ông chủ chỉ có một con gái duy nhất.

 Từ khi ông chủ mất đi, Cao bắt đầu chấn chỉnh mọi việc trong ngoài. Cao xây tường quanh nhà, tuyển thanh niên mạnh khỏe vào canh gác nhà cửa, và phụ trách việc chuyển vận hàng lên tàu hoặc xuống tàu, tuyển gái đẹp phụ trách buôn bán ở các cửa hàng. Đối với các người giúp việc, Cao trả luơng cho họ rất hậu và đối xử tử tế. Mỗi khi vợ con họ đau ốm, Cao thường cho họ tiền bạc, rước thầy chẩn bệnh và cung cấp thuốc men cho họ. Vì vậy mọi người rất quý mến Cao.


Chuyến đi này Cao đã chuẩn bị mấy tháng rồi. Cao mua trà, cao, quế, lụa, vải vóc các thứ định sang bán tại các nuớc ở phía nam Trung quốc như là Tiểu Tây dương, Tân Gia Ba. . . Khi về Cao mua vàng bạc, ngọc, ngà, và vải vóc để bán. Công việc mua bán rất thuận lợi hứa hẹn một tương lai sáng chói.
Trên đường trở về đuợc ba ngày thì hai bên thuyền bỗng xuất hiện một đàn 'cú biển' . Đó là những con cá rất lớn có cái mặt và tiếng kêu giống chim cú. Những người đi biển rất sợ loài cá này. Nó là một thứ chim cú báo tử. Những tiếng kêu của nó kéo dài trong đêm khuya khiến cho mọi người sợ hãi. Ai nấy nín thở đón nhận một tai họa sắp giáng xuống đầu họ. Trưa hôm sau, trời bỗng trở nên im lặng một cách kinh dị. Mặt biển yên tĩnh như nước hồ Gươm. Trời oi bức như cả không gian đang nằm trong chão nóng. Bỗng nhiên đằng tây mây hồng bừng lên rực rỡ lạ thường.
 Mây hồng từng lớp hiện lên rất đẹp. Rồi từ từ từng đám mây chuyển màu từ hồng sang tía rồi vàng. Và cuối cùng mây đen phủ ngập không gian. Sấm sét nổi lên. Mặt biển như rung rinh, và dần dần từ xa, những đợt sóng bốc cao lên tận trời xanh để rồi đổ xuống như những dãy nhà lầu bị động đất lún xuống và biến mất dưới làn nước xanh. Hết đợt sóng này lại đến lớp sóng khác. Những lớp sóng này như muốn nhận chìm thuyền ông xuống tận đáy biển. Có những lúc thuyền ông như đi trong lòng một ống cống lớn mà bốn bề đều là nước. Nhưng lớp sóng khác lại đẩy thuyền ông lên. Cứ như vậy suốt buổi. Ai cũng lo lắng không biết lúc nào thì thuyền chìm thật sự. Ông Cao đã từng đi biển nhiểu lần nhưng không lần nào nguy hiểm như lần này. Ông Cao rất lo lắng và sợ hãi vì ông biết giờ lâm tử đã đến. Khắp thuyền ai cũng niệm chú Quan Âm, hoặc kêu gọi tên mẹ cha và vợ con.


Thuyền ông đã gãy bánh lái, và cột buồm. Thuyền cứ chồm lên trời rồi lại rút xuống đáy biển. Và thuyền cứ trôi theo cơn bão, tài công không còn điều khiển đuợc thuyền. Nhưng rồi trời tạnh mưa, gió ngừng thổi, sóng cũng êm và phương đông mặt trời thẹn thùng lấp ló sau đám mây, và không gian như lóe lên một chút ánh sáng yếu ớt. Thuyền vẫn trôi đi theo giòng nước. Đầu bếp chuẩn bị nấu ăn. Nước đã làm ướt hết thuyền nhưng nhờ sự khôn ngoan của ông mà gạo nước, thức ăn và than củi vẫn khô. Ấy là ông đã tính trước những hiểm nguy trong nghề nên trước đó ông đã mua những thùng rượu Bồ Đào mỹ tửu bán hết rượu ông giữ lại thùng.

Ông đặt vào những thùng này những thứ cần thiết như gạo, thức ăn, lương khô, than củi, và lấy chai gắn lại. Ông cũng đặt riêng những hòm đựng vải vóc, ngọc ngà có gắn chai để khỏi thấm nước. Nhờ sáng kiến đó, mọi người ăn uống đầy đủ và lấy lại sức khỏe sau bao đêm bão tố hãi hùng. Nhưng rồi buổi chiều, mây đen lại nổi lên, gió thổi nhè nhẹ rồi cơn bão lại đến. Thuyền ông như mũi tên lướt trên biển. Những đợt sóng thần lại nổi lên như trái núi. Mọi người nghe muôn vạn tiếng thét, tiếng la khóc nổi lên bốn bề. Và trước mắt họ bỗng hiện lên những hình ảnh ma quỷ nhe răng trợn mắt và những thây người đầy dòi bọ nhảy múa.

Giữa cơn bão tố , mọi người nghe một tiếng nổ rất lớn như trái đất vỡ tan thành muôn mảnh. Mặt biển chao động như sụp đổ. Cùng lúc đó một lỗ hổng rất lớn xuất hiện làm thành một vòng xoáy. Tiếng nuớc réo ầm ầm như thiên binh vạn mã. Những bọt nước rất lớn nổi lên và chạy xung quanh xoáy rồi tất cả chui tọt xuống hố nước vĩ đại. Ông ra lệnh mọi người đeo phao cấp cứu là những tấm ván dày hay thân gỗ tạp có những dây đeo vào thân. Thuyền ông càng lúc càng tiến dần vào vũng xoáy rồi chui tọt vào vũng xoáy vô tận.

Không biết bao lâu, ông tỉnh dậy. Ông thấy xung quanh ông có nhiều người lạ. Họ ăn mặc giống như người Mường, người Mán. Họ nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ mà ông không hiểu họ là người nuớc nào. Nơi ông nằm là một ổ rơm, dường như ông đang nằm nơi điếm canh của một thôn xã nào đó. Họ cho ông ăn uống đầy đủ. Sau mấy ngày ông đã đi đứng được, họ đưa ông lên một cơ quan địa phương. Quan địa phương cho lính đưa ông xuống nhà giam. Sau mấy hôm, họ đưa ông lên thẩm vấn. Họ cho ông giấy bút để khai. Lúc nhỏ ông thất học, nhưng từ khi làm việc cho chủ thuyền buôn, ông đã học được ít nhiều chữ Hán.


Ông viết rằng ông họ Cao, người An Nam quốc, đi buôn bán ở Tiểu Tây Dương, khi về bị bão đánh chìm tàu, và nguyện vọng của ông là được trở về An Nam quốc. Họ nghi ông là gián điệp ngoại bang nên giam giữ ông bốn năm , sau nhận thấy ông thật thà, nên phóng thích ông. Khi ông ra về, viên quan địa phương cấp cho ông một giấy chứng nhận ghi rằng quan trấn thủ Thiên Tân bắt được một người An Nam, xưng họ Cao, đi thuyền bị đắm trôi vào đất Thiên Tân. Nay xét tên này vô tội nên phóng thích. Nhờ xem tờ giấy này, ông mới biết là mình trôi đến bắc Trung quốc rồi bị giải về Thiên Tân. Ông vội vàng nhắm phương Nam trực chỉ. Ngày đi đêm nghỉ. Ông phải đi hành khất kiếm tiền độ nhật. Trên đường đi nhiều khi ông phải nằm liệt một xó ở các miếu hoang vì đau ốm gượng đi không nổi. Thân già dầm giải nắng mưa khiến cho ông xác xơ như là ông lão bảy tám chục tuổi. Đã thế, ông thường xuyên bị bọn sơn tặc và bọn lưu manh chận đường cướp của.Thấy ông không có tiền bạc, chúng tức giận đánh đập ông và xé luôn giấy chứng nhận của ông. Vì không có giấy tờ, ông lại bị quan binh bắt giam vì nghi ông là gian tế.

 Lần này ông bị giam năm năm . Lúc này quân Thanh xâm chiếm Thăng Long và bị vua Quang Trung đánh cho một trận xiểng niểng nên họ thù ghét người An Nam quốc và họ nghi ông là gián điệp nhà Tây Sơn. Đến khi bang giao giữa nhà Thanh và Tây Sơn tốt đẹp, họ mới phóng thích ông. Ở trong tù quá lâu lại cực khổ trăm bề nên ông rụng hết răng, nói không ra tiếng và đi đứng không vững, phải chống gậy. Từ đó về đến Nam quan ông mất thêm hai năm. Và ông lần mò từ Nam quan về phố Hiến phải mất thêm sáu tháng nữa.

Khi ông về đến cây đa đầu làng thì ông đã ngoại sáu mươi. Phong cảnh bây giờ khác xưa. Phố Hiến sau loạn kiêu binh, sau việc quân Tây Sơn ra bắc dẹp Trịnh và sau những biến loạn do Nguyễn Hữu Chỉnh, Trịnh Bồng và Vũ Văn Nhậm cai trị thì đã sa sút.


Ngôi nhà ông vẫn uy nghi như xưa. Vẫn hàng tường cao bao bọc. Vẫn khói lam chiều tỏa nhẹ trên mái nhà. Vẫn cái cổng tam quan với cửa gỗ chắc nịch. Khi ông tới gần cổng thì một bọn hai ba tráng đinh xa lạ ra chận lại. Chúng cầm roi xua đuổi ông. Chúng lớn tiếng bảo: 'Cấm ăn mày vào! Ăn xin thì cút đi! Nếu còn đứng đó thì chúng tao xua chó ra đuổi'. Ông cứ tiến tới. Ông gọi tên vợ ông, con ông! Nhưng giọng ông không thoát ra khỏi cuống họng!

 Dù ông ta có kêu rõ tiếng cũng chẳng ai nghe vì vợ con ông ở bên trong rất xa ngõ. Ông vẫn đứng mãi đó. Bọn trai tráng tức giận mở cửa xút chó đuổi ông. Năm sáu con chó há miệng
đỏ lòm chạy ra, mắt nhìn ông hau háu. Ông sợ hãi cúi đầu chạy. Ông chạy mãi đến bờ sông thì đuối sức ngã lăn ra. Sáng hôm sau, dân làng thấy xác chết một ông lão ăn mày nằm còng queo trên bờ sông. Thương tình một ông già vô danh, họ bó chiếu rồi chôn ông ở ven sông.




V.  TÔI ĐI XE BUS 

Tôi sinh trưởng tại Sài gòn, lớn lên học trường trung học Chu Văn An. Sau khi đỗ tú tài toàn phần, tôi vào Đại Học Bách Khoa. Sau bốn năm học hành, tôi đỗ bằng kỹ sư công chánh, và đuợc bổ nhiệm làm việc tại bộ Công Chánh, Sài gòn.

Tôi làm việc đưọc mấy tháng thì ngày 30-4-75 xảy đến. Hai người anh của tôi vượt biên, tôi cũng muốn theo hai anh tôi vượt biên nhưng ba má tôi không cho, vì không muốn cả ba đứa con trai phải liều thân trên biển cả. Hai anh tôi vượt biên thành công và đã đến Mỹ. Tôi nán ná ít tháng rồi cũng theo bạn bè vượt biên, đã thành công và đến Canada. Ở Canada một mình, tôi xin học tiếng Anh tại các trường dành cho những người mới đến để thi vào đại học. Trong thời gian này, tôi xin đi làm và được một công việc cuối tuần.


Lúc này, tôi chỉ có hai bàn tay trắng. Tôi được hai anh bên Mỹ giúp đỡ một it tiền. Tôi chưa học lái xe, và chưa có xe, phải đi học, đi làm và đi chơi bằng xe bus. Nghe nói trung tâm Saint Laurent rất lớn, tôi bèn đi xe bus 111.

 Tôi đã đi thăm khắp nơi và nhận thấy Canada quả thật lớn lao và văn minh. Tôi không thấy một bóng dáng quân nhân cầm súng hay một ông công an đứng giơ tay giơ chân ở ngoài đường hoặc sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm như ở Việt Nam. Tôi thích thú thấy những con sóc đuôi dài chạy băng qua đường xe chạy rồi leo lên cây ngồi ngó khách qua lại.

 Đường phố Canada rât êm, không có bụi, không có tiếng còi, không có tiêng chưởi thề, không có ruồi muỗi và không có ăn cắp. Lần thứ hai, tôi đi thăm Saint Laurent.Tôi thấy xe số 5 đề bảng Saint Laurent nên nhảy lên ngồi. Tôi nghĩ rằng xe này đi Saint Laurent thì mình lên là đúng tuyến. Tôi nghĩ xe bus Canada chăc cũng giống xe bus Saigòn.

 Nếu tôi muốn đi Bà Chiểu từ ông Ông Tạ, tôi đi xe Bảy Hiền - Bà Chiểu, xe nào cũng thế thôi. Chuyến trước tôi đi xe 111 thì chỉ 15 phút là đến nơi, nay đã hơn 20 phút mà trông sao quang cảnh khác lạ. Tôi hỏi mấy bà già ngồi cạnh, họ cho biêt đi xe số 5 là xe đi quanh, lâu lắm mới tới Saint Laurent.

Thấy tôi sốt ruột, sợ lạc đường, họ vui vẻ an ủi tôi hãy kiên nhẫn chờ. Hơn nửa giờ, tôi cũng đến Saint Laurent mà tâm hồn thì mệt mỏi, chán chường. Qua kinh nghiệm này tôi mới biêt tổ chức xe bus Canada khác xe bus Sài gòn vì họ có những chuyến đi với những lộ trình khác nhau. Có lộ trình đi cong queo dài dòng đó là những xe số 5, số 85 . . Một năm qua, tôi vẫn đi học và đi làm bằng xe bus. Có một lần mùa đông, tuyết phủ kín trời.

 Tôi đi làm đến 9 giờ thì ra đón xe bus về nhà. Khách lên xe rất đông, tôi không có chỗ ngồi và bị đẩy xuống tận cuối xe. Phần thì trời đất mù mịt, phần thì ở cuối xe không thấy đuợc hai bên, và có lẽ cũng vì đương mơ màng hay thiếp ngủ cho nên khi đến trạm Billings Bridge, đáng lẽ phải xuống xe, tôi vẫn đứng yên. Xe chạy mãi, đến khi chỉ còn vài người, tôi hỏi ông tài xế, mới biết xe đã đi qua Billings Bridge từ lâu. Ông bảo tôi cứ chờ đợi, ông sẽ giúp đỡ tôi. Đến khi mọi người đã xuống xe hết, còn tôi tớI trạm chót ở Air Port. Tôi nói với ông tài xế, đưọc ông thông cảm, ông bèn dẫn tôi đến một tài xế xe khác, đưa tôi trở lại Billings Bridge.

 Chuyến đó ngồi lâu, trời lại lạnh, cả người tôi gần đông đá. Đó là một kỷ niệm không quên trong những ngày đầu tiên tôi đến xứ tuyết. Tôi được nhận vào đại học và học bốn năm chương trình computer science. Trong khi đi học, tôi vẫn đi làm. Tốt nghiệp đại học, tôi xin vào làm ở hãng Corel, lương khởi đâu là 50 ngàn một năm.

Năm sau, tôi mua nhà và cưới vợ, bảo lãnh ba má tôi qua và chúng tôi sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Tôi chọn vợ rất kỹ càng mặc dầu tại ngoại quốc rât hiếm con gái Việt Nam. Tôi không có óc môn đăng hộ đối, không có óc kỳ thị giàu nghèo. Theo tôi giàu nghèo chỉ là tương đối. Hôm nay giàu mà mai nghèo, hoặc nay nghèo mà mai giàu, sự đời không chắc ai hơn ai. Biến cố lịch sử 1975 đã dạy ta lẽ vô thường của Phật giáo và Lão giáo.

Nguời phụ nữ nhà nghèo nhưng biết làm việc, biết tính toán và biết quản trị gia đình cũng sẽ đem lại một số lợi tức còn nhiều hơn là của hồi môn của con nhà giàu mà không biết tính toán chi tiêu. Tôi chủ trương bình đẳng, chủ trương một chữ đồng. Đó là đồng tâm, đồng tôn giáo, đồng học vấn, đồng gia thế, đồng tư tưởng và đồng nghề nghiệp. Nhiều người cho rằng con gái nhà giàu thì lười biếng, còn con gái nhà nghèo thì siêng năng. Thiên hạ lầm to. Con nhà nghèo một số rât lười, không biêt làm việc gì ngay cả nấu cơm . Còn nhà giàu it nhât phải biết tính toán tiền nong, biêt nấu nướng món này món kia đãi khách. Nếu chồng vợ chênh lệch tuổI tác, khác biệt tôn giáo, chính trị, gia thế thì dễ xung đột.

Người con gái có học, ít nhât là trung học cũng hơn dân i tờ. Sự thành công về việc học chứng tỏ là họ có óc thông minh, chăm học, và chăm làm. Tôi không thích lấy vợ các ban kinh tế tài chánh, văn khoa, luật khoa. Tôi thấy cao giá nhất lúc này là con gái học computer. Vì quan niệm này mà trong khi theo học, tôi đã theo đuổi một nàng học computer dưới tôi một lớp. Tôi thường giúp đỡ nàng làm bài. Khi nàng tốt nghiệp, tôi ngõ lời yêu nàng thì nàng trả lời nàng chỉ xem tôi là bạn. Bây giờ nàng tốt nghiệp hẳn có giá ghê lắm. Tôi chỉ có giá trị lợi dụng nhất thời. Đa số con gái hải ngoại là thế!

 Vài năm sau thì tôi cũng tìm ra ý trung nhân. Vợ tôi là một kỹ sư computer, sang đây đã lâu, đã tốt nghiệp và đi làm trước tôi vài năm, đã trả xong tiền mượn học và đã dành dụm được một số tiền khá lớn mặc dầu nàng không đẹp. Lúc này thì tôi mua một chiếc xe Toyata mới giá 30 ngàn. Tôi đi làm bằng xe hơi. Vợ tôi cũng là một kỹ sư computer làm ở Nortel, mua một chiếc Camry giá 35 ngàn. Lương hai chúng tôi cọng lại gần 100 ngàn nhưng trừ thuế cho nên còn khoảng 70 ngàn. Trên thế giới, Canada là xứ đánh thuế nặng nhất.

Tôi nghe nói người đi làm bị khấu trừ gần 1/4 tiền lương để bỏ vào quỹ hưu bổng, quỹ thât nghiệp, và nhất là bỏ vào quỹ an sinh. Tôi ghét nhât là quỹ an sinh vì nhà nước chi tiền một cách lãng phí cho những người ăn không ngồi rồi, những kẻ lười biếng, nhât là những kẻ gian giảo. Ở bên Mỹ cũng như ở Canada, một số đi làm móng tay mỗi tháng cả năm sáu ngàn , hoặc làm chủ tiệm giặt ủi, tiệm phở, hoặc làm hai ba job vẫn dược cấp tiền xã hội.

 Tôi thù ghét loại người gian dối nàyvà ghét luôn những kẻ ăn tiền xã hội.Vì họ mà tiền lương của tôi phải cắt giảm nặng nề! Sau mười năm, tôi trả xong tiền xe, tiền nhà và tiền mượn học thì một biến cố quan trọng xảy đến cho chúng tôi. Cả hai vợ chồng chúng tôi lần lượt bị sa thải vì kinh tế khủng hoảng.

Hai hãng Nortel và Catel đều là hãng lớn cũng phải đóng cửa theo tình hình chung của kinh tế thế giới. Tôi mớI thấy mình sai lầm hoặc ông tạo trớ trêu. Nếu tôi lấy một ngườI vợ làm một ngành nghề khác thì chắc nàng không thât nghiệp và vợ chồng tôi đã không đến nỗi lâm cảnh bần bách. Chúng tôi bây giờ phải nuôi ba đứa con.

Sau một năm ăn thất nghiệp, cạn hêt tiền, cho đến năm thất nghiệp thứ hai, chúng tôi không kiếm ra việc làm, đành phải ra cơ quan an sinh xã hội để xin cứu trợ. Ngày đầu tiên ra nơi đây chúng tôi rất xấu hổ vì thấy mình làm lương tiền tuy không cao nhất nước như các nhà đại tư bản và các vị thủ tướng, bộ trưởng nhưng cũng thuộc loại khá, thế mà bây giờ phải ngữa tay ăn xin nhà nước.

 Trước đây, chúng tôi là kỹ sư, tốt nghiệp đại học, bây giờ xếp hàng chung với những kẻ hạ đẳng trong xã hội, là những kẻ mà tôi vốn có it nhiều khinh bỉ vì việc ăn bám của họ. Ra đây, tôi mới biết, không phải riêng người châu Á, châu Phi, mà rât nhiều người Canada cũng xin cứu trợ. Có những cô giáo, bà giám đốc, ông y tá vì việc căt giảm của ngài tỉnh trưởng mà trở thành thât nghiệp phải đi xin tiền xã hội. Và rất nhiều bạn bè của tôi nay cũng gặp mặt nơi đây.

Chúng tôi sượng sùng nhìn nhau không nói nên lời. Hai vợ chồng tôi chỉ được cấp phát mỗi tháng khoảng vài trăm bặc, cộng với tiền trợ cấp của ba má tôi, cả nhà tôi bảy người cũng chỉ được một ngàn bạc mỗi tháng. Vì tôi có nhà, họ buộc chúng tôi khi bán nhà phải hoàn tiền lại cho chính phủ. Tôi mới biêt ăn tiền xã hội không phải là dễ, là sung sướng.

Tôi cảm thấy hối hận vì tôi đã kết tội oan cho những người ăn tiền xã hội. Lẽ tất nhiên trong xã hội, ở trong chùa, trong nhà thờ, trong y đoàn, trong giáo giới,trong khoa học, trong chính phủ vẫn có những con sâu mọt nếu không nói là những kẻ đại gian đại ác. Trong khi ăn tiền xã hội, tôi bắt buộc phải đi xin việc làm và phải học tu nghiệp. Nhà tôi vì bận con dại nên miễn việc kiếm việc làm và học tu nghiệp. Tôi đã bán một chiếc xe, còn lại một chiếc để dùng đem con đi học. Hằng ngày tôi lại đi xe bus đến trường. Đã lâu tôi không đi xe bus, nay trở lại đi xe bus, tôi cảm thây khó chịu vì xe đi quá lâu và phải chờ đợi mất nhiều thì giờ.

 Nhiều khi không có chỗ ngồi, tôi phải đứng rất mệt mỏi. Thỉnh thoảng tại trạm xe bus, tôi gặp những cô cậu rất trẻ khoảng 16, 17 tuổi xin tiền lẻ. Tôi rất ghét hạng này và không bao giờ cho họ tiền dù chỉ là 25 cent. Tôi ăn tiền xã hội là thuộc loại thấp nhất trong bậc thang xã hội, tại sao tôi phải cho những người khá hơn tôi!

 Nếu họ cũng ăn tiền xã hội, tức là họ cũng ngang tôi, tại sao tôi phải cho họ? Một buổi kia trời đông lạnh giá đầu tháng, tôi đi học nhưng quên mua thẻ xe bus cho tháng mới. Hàng ngày tôi đi ba chuyến xe để tới trường. Khi lên xe thứ nhất, người tài xế không chú ý nhìn vào thẻ xe bus của tôi. Sang xe thứ hai thì người tài xế phát giác thẻ xe của tôi quá hạn. Tôi lúng túng tìm cái ví tiền cắc của tôi nhưng tôi đã bỏ quên ở nhà.

Tôi móc khắp nơi để tìm xem có đồng lẻ nào còn sót trong túi không, nhưng tôi không tìm được xu nào. Xe vẫn tiếp tục chạy. Tôi đành rút ví ra chỉ còn một tờ 20 đô la. Người tài xế nói ông không đổi được; và không có tiền lẻ, tôi phải xuống xe. Tôi ngần ngừ hết sức vì trường còn xa, giữa đường tuyết rơi đầy, tôi không thể đi tiếp tới trường hoặc đi bộ trở về , nhất là phải đi bộ dưới tuyết ít nhât cũng 45 phút.

Bổng một nữ học sinh Canada tuổi 14, 15 đứng lên dúi cho tôi một vé xe bus. Tôi quay lại nói cảm ơn và nhét vé vào hộp đựng vé xe và tìền cạnh tài xế, và hết sức bối rối nhìn mọi người trên xe đang chăm chú xem một màn kịch do tôi thủ vai chánh. Tôi đến trường ngồi học một giờ, giờ sau tôi phải ra về kẻo vé hết hạn để tới trung tâm thương mại mua thẻ xe mới.

No comments:

Post a Comment