Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thursday 26 July 2012

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ VII * ĐẠO ĐỨC VÀ THỦ ĐOẠN

 
Chương VII

 HỒ CHÍ MINH, ĐẠO ĐỨC VÀ THĐOẠN




I. ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Người Cộng sản Việt Nam nay đề cao đạo đức Hồ Chí Minh, vậy thì Hồ Chí Minh dù là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương có phải là người đạo đức hay không? 
Xét về đạo đức thì dù người bình thường hay người cộng sản đều có những điểm chung cho dù người cộng sản chống văn hóa cổ truyền. Ví dụ giết người, trộm cắp, dối trá, phản dân, hại nước đều là có tội về luân lý cũng như pháp luật. Chúng ta không đòi hỏi ông Hồ phải là bực thánh, chúng ta chỉ xem ông là một con người bình thường trước  đạo lý và pháp luật. Sau đây chúng ta thử xem xét những điều mà Việt Cộng tuyên truyền về ông Hồ. Các tài liệu viết về đạo đức Hồ Chí Minh đều nói giống nhau. Đạo đức mà ông khuyên đệ tử của ông gồm những điều mà ông đã viết trong Đường Kách Mệnh (1927) và trong Di chúc (1969) của Ông:

Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta (1)
Tư tưởng trên cũng là tư tưởng của Nho giáo, nhưng Nho Lão Phật và Thiên Chúa giáo còn dạy nhiều hơn như  từ bi, bác ái, nhân, nghĩa lễ trí tín, cấm sát sanh, cấm nói dối, cấm trộm cắp.. .Ông không đề cập đến từ bi, bác aí, nhân nghĩa lễ trí tín vì những điều này trái với thuyết đấu tranh giai cấp và sự căm thù, phân biệt bạn thù, giết lầm hơn bỏ sót của cộng sản.
 Ông Hồ đã phạm tội trộm cắp, lừa dối, khi ôngcướp tên tuổi và công trình của các nhà cách mạng tiền bối như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, ông Hồ đã cướp bí danh và tổ chức của Hồ Học Lãm, đã mạo nhận Ngục Trung Nhật Ký là của ông,  ông đã dối trá khi  khai man rằng đã học Quốc Học Huế, đã đỗ bằng tiểu học, đã học trường Đại Học Phương Đông của Liên Xô, đã phụ trách Phòng Phương Nam của đệ tam quốc tế. Tội nặng nhất là đã bán Phan Bội Châu, đã bán Việt Nam cho Trung Cộng, và đã phạm tội " diệt chủng". Stalin, Mao Trạch Đông có vợ nhưng có mất giá trị đâu mà ông Hồ muốn làm bậc thánh khổ tu, đi đâu ông cũng nói là không muốn lấy vợ, ông hy sinh hạnh phúc gia đình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng thực tế là ông có nhiều vợ con. 

Tàn ác hơn nữa, tại sao ông lại để cho Trần Quốc Hoàn hãm hiếp cô Xuân rồi ném xác ra ngoài đường cho xe cán? Đứng về đạo đức và pháp luật, ông Hồ phải chịu án nặng. Cộng tất cả tội kể trên, ông Hồ phải bị xử tử. Một người như thế thì làm sao mà gọi là có đạo đức?Một đời ông Hồ là một đời dối trá và tàn ác. Người ta có thể chê cười ông Mao đa dâm nhưng không ai có thể bỏ qua cái chuyện ông đã cho thủ hạ giết người vợ cùng ông đầu gối tay ấp và đã có con cái cùng ông? Ông  quả thật là con yêu râu xanh. Người như thế mà đạo đức ư? Những tội gian dối, tàn ác của Ông Hồ cũng được đảng cộng sản phụ họa thêm, cho nên bọn Việt Cộng cũng phạm tội đồng lõa với ông Hồ. Tại sao ông Hồ không sống như người thường lại muốn làm thánh để rồi gây nên tội ác như thế?Nói tóm lại, ông Hồ dù là Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương hay ai đó là con người vô đạo đức, lưu manh, là tội đồ của dân tộc.

II. THỦ ĐỌAN HỒ CHÍ MINH

 Hồ Chí Minh là con người nhiều thủ đoạn, và tất cả thủ đoạn của ông đều mang hai tình chất là dối trá và tàn ác. Và dối trá là bản chất của ông. Ngay trong cuộc sống bình thường, ông cũng là một tay diễn xuất khéo léo.

 1. ĐƠN SƠ, GIẢN DỊ, KHẮC KHỔ

Mượn lời Trần Dân Tiên, " bác" tự khoe "bác" là người ăn uống đạm bạc, ăn mặc giản dị. "Bác" là vị tăng sĩ khổ tu, và cũng là con người " vô sản chính cống vì suốt đời "bác " chỉ có "đôi dép râu" và bộ "kaki" bạc màu. Trần Dân Tiên viết:

Bữa ăn rất đạm bạc thường là dưa cà, đôi khi có thịt. Ăn xong mọi người nghỉ ngơi cười đùa. Hồ Chủ tịch cũng vui vẻ tham gia.
Buổi chiều là giờ tiếp khách. Người tiếp khách ngoại quốc, các đoàn thể, hoặc từng người riêng. Có nhiều cụ già đi bộ hàng mấy ngày đường đến Hà Nội với mục đích gặp Hồ Chủ tịch. Đối với ai, Người cũng thân mật… 7 giờ tối. Người về nhà riêng.Cơm tối xong, Người đọc sách, xem báo đến 11 giờ hoặc nửa đêm.
Người ăn mặc cũng rất giản dị, chỉ có hai bộ quần áo ka ki, một cái khăn tay vải, to và hai đôi bít tất. Khi ở Pa–ri về, người ta thấy Hồ Chủ tịch mặc bộ ka ki đã vá. Có người yêu cầu Chủ tịch thay bộ quần áo khác. Chủ tịch đáp: “Nhiều đồng bào ta, nếu được bộ quần áo như thế này cũng là tốt lắm. Thế thì việc gì tôi phải thay”
11 * TRAN DAN TIEN II  tr.89)

Hoàng Nhật Minh trong tác phẩm" Truyện Kể về Bác Hồ" 155. * HOÀNG NHẬT MINH * NGÔ THỊ VÂN* HCM ĐỜI SỐN...cũng đã ca tụng cuộc sống đạm bạc, giản dị của "bác". Ngô Thị Vân   viết: 
Trong tư tưởng tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự giản dị đơn sơ trong cuộc sống là sự chí công vô tư, vượt lên hết thảy mọi sự ham muốn vật chất đời thường và đó cũng là sự cần, kiệm trong cuộc sống – một đức tính tốt đẹp của người dân xứ Nghệ".155. * HOÀNG NHẬT MINH * NGÔ THỊ VÂN* HCM ĐỜI SỐN...
Cộng sản tuyên truyền gian dối nên đã thành công đến nỗi Hoàng Văn Chí cũng ca tụng ông Hồ theo huyền thoại của bậc chân tu đơn sơ giản dị:
Ông Hồ sống rất thanh đạm, những gì là xa xỉ không cần thiết không bao giờ ông dùng đến. Ông chỉ có mỗi tật là nghiện thuốc lá Mỹ và ông hút luôn mồm. Trong nhiều năm trời, ông ăn mặc in hệt một nông dân, bên ngoài khoác một chiếc “Blouson” Gia-nã-đại và đi dép cao su lốp ô tô. Nhìn cách ăn mặc của ông, ai cũng biết ông đã hiến cuộc đời của ông để phục vụ nhân dân. Ông Hồ đã bỏ nhà ra đi từ ngày trẻ tuổi, và không có vợ con, cho nên không ai có thể gán cho ông chủ trương gia đình trị hoặc tệ tham nhũng được.(HOÀNG VĂN CHI * TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN I)
 
 Ôi đó chỉ là cái mặt nạ khắc khổ giả tạo để lừa quân chúng. Ông Hồ thích thuốc ngoại, rượu ngoại. Trong túi ông luôn có hai loại thuốc lá. Thuốc lá nội để biểu diễn trước quan khách, trước quần chúng nhân dân, thuốc lá ngoại để thưởng thức khi " một mình ta với ta".
 Nguyễn Tường Bách viết như sau về các mẹo vặt của Hồ Chí Minh: Các ký giả ngoại quốc nhận xét Hồ Chí Minh hút thuốc thơm ngoại quốc chứ không phải thứ nội hóa nhãn Điện Biên Phủ xanh đỏ. Nhưng thời gian trước 1945 Hồ Chí Minh vẫn hút thuốc thơm (Philips Moris) nhưng để trong bao Melia vàng nội hóa. Giáo sư khả kính Vũ Khắc Khoan kể lại đã được Hồ Chí Minh khoái chí cười cho một điếu thuốc Philis Moris lại để trong bao Melia nội hóa, trong một chuyến du hành rõ ràng láu cá ranh vặt. Các cán bộ Quốc Dân Ðảng ngay từ năm 1945 đã báo cáo BắcBộ Phủ Việt Minh hằng ngày lấy thức ăn từ khách sạn Métropole ở bên kia đường, thức ăn Pháp “cao cấp” nhất Ðông Dương. Suốt thời gian 1954-1975 phần hàng ăn của Métropole vẫn sống mạnh trong khi phần khách sạn bỏ hoang phế, Hồ chí Minh và các thân cận nghiền cơm Pháp (.64 * NGUYỄN TƯỜNG BÁCH * TỐ CÁO )

Vua Bảo Đại đã thuật lại đồi điều về Hồ Chí Minh:
..Mỗi khi xuất hiện trước quần chúng, ông ta trở thành một con người khác hẳn. Ông hoá thành một nhà tu khổ hạnh, sống đạm bạc, và hoàn toàn xả thân cho lý tưởng. Trong đời sống tư, ông ta làm tình, chơi gái, hút thuốc và thích uống rượu mạnh nguyên chất. Ông ta tự thú đã bị nghiện rượu từ khi mới bắt đầu làm nghề bồi tàu. Hút thuốc, ông ta chỉ thích độc nhất loại Philip Morris cuả Mỹ. Bởi thế, trong túi ông lúc nào cũng có hai gói thuốc Bastos. Một gói chứa những điếu thuốc lá nâu, loại vô sản, dành để công khai mời khách. Một gói Bastos khác, bên trong chứa toàn thuốc lá Mỹ Philip Morris, dành riêng cho ông ta hút...” (2)

Trần Dân Tiên luôn nhấn mạnh về bộ kaki của ông Hồ. Ông mang bộ kaki cũ nhưng lòng ông mong ước mang những bộ đồ Âu phục sang trọng, với giày tây, cà vạt....Một mình với bộ đồ vía ông đi dưới trăng! Ôi ông cô đơn biết bao! Một mình ông độc diễn bi hài kịch dưới trăng lạnh lẽo mà hồi tưởng thủ đô Paris ánh sáng hoặc Luân Đôn huy hoàng của thực dân, đế quốc. 

Xem đoạn này, chợt nhớ đến " Về R" của Kim Nhật, tác giả cho biết trong mật khu , các kho chất đầy hàng ngoại cao cấp, nào thuốc tây, rượu Mỹ, bào ngư Trung Quốc.. Thế ra các đồng chí của ông đã tam cùng với ông. Ai bảo Cộng sản là nghèo? Cộng sản là khổ? Hy sinh, nghèo khổ, và gian khổ là bọn tép riu, còn lãnh tụ, hy sinh gian khổ đã được đền bù xứng đáng! 

 Nguyễn Đăng Mạnh viết:

Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).
Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ - hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
(45 * NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒ CHÍ MINH * ĐÀN BÀ  )
Các văn sĩ ca tụng "bác " đã đành, các nhạc sĩ không không khác, cũng phải " đi với Bụt mặc áo cà sa", " ăn theo thuở, ở theo thời" thôi.  Người ta đã kể rất cảm động, về nhạc sĩ Thuận Yến :" Với lòng tôn vinh, thành kính, Thuận Yến viết về Bác được người nghe tán thưởng nhiệt liệt. Ví như các ca khúc: “Bác Hồ - một tình yêu bao la”, “Người về thăm quê”... mang âm hưởng dân ca ngọt ngào, tinh tế, thể hiện tình cảm sâu lắng, thiết tha; gây cảm xúc mạnh, khơi dậy nỗi niềm ngay từ phút ban đầu ". Chính nhạc sĩ Thuận Yến tâm sự: “Năm 1967, đoàn văn công Trị Thiên ra Bắc, được gặp Bác. Mỗi lần diễn xong, Bác cho 2 cái kẹo, rồi nhận xét. Sau đó Bác hỏi: “Các cháu ra có mạnh khỏe không ? (95* HAI TÁC GIẢ * BAC CHO KẸO
Nhạc sĩ không nói rõ một người được một cái kẹo hay cả phái đoàn một cái kẹo. Mỗi người một cái kẹo cũng đã là bần tiện rồi lẽ nào cả phái đoàn một cái kẹo. Dân ta nghèo khổ, cũng chưa đến nỗi keo kiệt như vậy! Không biết "bác" biểu diễn tính đạm bạc, tiết kiệm , hay đó là bản chất " cá gỗ" còn nằm sâu trong " bác"?
Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hôm biểu diễn lần cuối cùng cho Bác xem ở Phủ Chủ tịch năm 1967. Kết thúc buổi biểu diễn, Bác gặp riêng các diễn viên. Bác cho kẹo và hỏi từng người;
- Cháu xin Bác bao nhiêu?
Ai cũng nhanh nhẩu xin Bác cho nhiều nhiều. Đến lượt tôi, Bác hỏi:
- Thế cháu xin Bác bao nhiêu?
Tôi thật thà đáp:
- Thưa Bác, cháu chỉ  xin một viên thôi ạ.
Bác cười to và nói:
- À, cháu này ngoan lắm!
Nhưng rồi gương mặt Bác thoáng buồn. Bác nói với tôi, với mọi người xung quanh mà như nói với chính mình, với những người đang ở xa:
- Còn hàng triệu cháu như các cháu, giờ này chưa có được một viên kẹo nào đâu..
( 95* HAI TÁC GIẢ * BAC CHO KẸO)
Trong trường hợp này,  " bác " cho mỗi trẻ một cái kẹo, để biểu diễn lòng " bác" thương bao trẻ nghèo khổ!
Truyện kể rằng mỗi năm khi gần Tết, mặc dầu bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn điện thoại hỏi đồng chí Trần Duy Hưng, bấy giờ là chủ tịch thành phố Hà nội, xem có lo đủ lá dong để gói bánh chưng cho dân chưa? Chúng ta không hiểu thành phố Hà Nội thời bao cấp có mua lá dong về cho dân chúng hay tự dân chúng mua bán với nhau và người ta bày chuyện ra để chứng tỏ " bác" và đảng luôn chú ý đến đời sống nhân dân? Thế " bác " có nghĩ rằng trong các HTX nông dân có đủ cơm ăn, áo mặc không, và " bác" có nghe dân cười cợt rằng:
-Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.
-Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không ?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.
 
-Thằng làm thì đói,
Thằng nói thi no,
Thằng bò thì sướng'!
-Mỗi năm ba thước vải thô,
Lấy gì che kín " cụ Hồ " hỡi em?
-Quanh năm hợp tác ,hợp te,
Không có miếng vải mà che cái l..."

Bác sống giản dị mà bác ở nhà sàn ư? Nghe nói nhà sàn, người ta tưởng đến những ngôi nhà sàn của đồng bào thượng du. Trên người ở, dưới nuôi gà vịt. Nhà có cầu thang nhưng ban đêm thì rút thang lên. HCM thích nhà sàn vì thích sống núi rừng miền Bắc cũng như ông thích các cô sơn nữ Thái, Tày, Nùng...Nhưng ba bảy nhà sàn. Cái nhà sàn của HCM là một xa xỉ phẩm, phải là "đại đại gia" mới có một kiến trúc độc đáo như thế. Gỗ làm nhà là gỗ quý, bên trong có đủ mọi thứ cần dùng cho cuộc sống văn minh hiện đại.
Ta hãy đọc Trần Nhu, một nhân chứng rất có giá trị lịch sử:
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch có một ngôi nhà sàn mới của ông vua vô sản.
Nghe chữ “nhà sàn”, người ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà sàn của các dân tộc thiểu số ở miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng trên 1m, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc. Những ngôi nhà sàn này rất đơn sơ, mộc mạc, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến người ta lầm tưởng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế.
Thật là một sự giản dị “mẫu mực” tuyệt đẹp, rất đáng triển lãm để dân chúng ngưỡng mộ. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Những du khách đã từng viếng thăm ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh, sẽ có cảm nghĩ khác hẳn... Và tôi cũng muốn mời các bạn đọc cùng tôi làm một cuộc du ngoạn. Từ phòng lớn khánh tiết dinh Chủ tịch, theo hành lang ra phía sân sau. Có một con đường đẹp rải sỏi trắng phau, hai bên trồng xoài, dẫn tới một ngôi nhà sàn, giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà. Cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau mang phong vị dân giã. Hai cây dừa giống quí mua từ Thái Lan đem về trồng tỏa bóng mát xanh rờn. Cảnh những khóm nhài, tầm xuân từ mảnh vườn trước cửa thoang thoảng hương thơm. Sau nhà sàn là vườn quả. Cây vú sữa đem từ miền Nam ra cành lá sum xuê đứng giữa những hàng cam Hải Hưng trĩu quả vàng tươi và hàng trăm loại cây quí thuộc trên bốn mươi họ thực vật do các Bộ Nông Nghiệp, Bộ Lâm Nghiệp và các địa phương trong nước đưa về trồng. Có nhiều cây đặc sản nổi tiếng như Bưởi Phúc Trạch, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mê Linh; Cam Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài, Sông Con; Quít Hương Cầm, Lý Nhân; Táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, Sông Mai, Ðông Mỹ; Hồng Tiên Ðiều chiết từ cây hồng của quê hương thi hào Nguyễn Du...
Ngoài ra còn có cả những loại cây hiếm quí mua từ nước ngoài như 11 cây ngâu hoa, trồng cạnh nhà sàn, 5 cây bụt mọc quanh ao, 36 loài cau khác nhau, cây tre bụng Phật v.v...
Tầng dưới nhà sàn được lát bằng loại gỗ quí đánh bóng sáng như gương, trong phòng lớn 12 chiếc ghế tựa xếp quanh chiếc bàn rộng, góc nhà có 4 máy điện thoại đặt trên bàn nhỏ. Cạnh đó còn úp chiếc mũ sắt bộ đội thời kỳ Mỹ bắn phá miền Bắc, dưới lòng đất có một hầm xây kiên cố (cũng tại phòng này năm 1958, Hồ Chí Minh triệu các ủy viên Bộ Chính trị đến họp để quyết định dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng, thời kỳ này họ Hồ kiêm luôn 3 chức vụ quan trọng: Chủ tịch Ðảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí Thư sau Cải Cách Ruộng Ðất đến ngày 10/9/1960 đại hội Ðảng Lao Động Việt Nam (tức Ðảng CS) mới bầu Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư Thứ Nhất).
Trở lại câu chuyện nhà sàn, từ tầng dưới có cầu thang lên gác có chiếc chuông nhỏ để báo cho Hồ Chí Minh biết có khách đến thăm, tầng trên lầu có hai phòng chính làm bằng gỗ trắc, ướp xạ hương, đánh bóng nhẵn như ngà. Nơi ông thường hành lạc với các cô gái miền núi, và các con cháu liệt sĩ Miền Nam tập kết ra Bắc. Chọn những cháu xinh đẹp vào múa hát. Thật là vinh dự cho các linh hồn tử sĩ !...
Từ nhà sàn nhìn ra ao cá, nghe tiếng vỗ tay là cá kéo lên đớp mồi, xôn xao cả một góc ao. Hàng mấy chục loài hoa phong lan đẹp, như quế lan hương, phi diệp, da báo, tai trâu, vây rồng được ghép lên những cây bàng nở hoa quanh năm bên bờ ao.
Nhà sàn, nơi hành lạc của ông vua vô sản là một sáng kiến lạ lùng, không giống ai nhưng nếu được kinh doanh trong thời kỳ kinh tế đổi mới thì lợi nhuận rất cao, nên làm thí điểm ở Hà Nội và Sài Gòn.
Về chuyện làm nhà sàn cũng có nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn. Ðó là những kỷ niệm hành lạc của Hồ Chí Minh với các cô gái miền núi. Hồi ấy Trần Ðăng Ninh, một công thần trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở vùng rừng núi Bắc Bộ, đã có công săn tìm được nhiều cô gái Thái xinh đẹp mê hồn bên dòng suối Nạn Cỏ, hay bên con thác Cà Nàng ở Quỳnh Nhai (Sơn La) để cho Hồ Chí Minh hành lạc ở nhà sàn. Ðến khi về tiếp quản Hà Nội, ông có sáng kiến làm ngôi nhà sàn và ra lệnh cho các cận thần tìm gái miền núi để ông hành lạc cho đúng hương vị. (39 * TRẦN NHU * NHÀ SÀN)

Nguyễn Tường Bách nêu lên tài liệu của Oliver viết về nhà sàn của ông Hồ:
Ký giả Oliver Todd gọi nhà sàn nầy là của người gác vườn (vì xây dựng lên trong khuôn viên dinh thự thực dân Pháp xưa), nhưng dân Hà Nội oái ăm gọi là nhà sống không ở được. Không làm việc và chỉ chết mới đem xác về vì nhà sàn thiếu chỗ đi vệ sinh, công sản cũng nghĩ đến điều đơn giản này nhưng thực hiện lại khó vì dung cầu giật thì quá văn minh (thời gian 1969 tại Bắc Việt) và dùng cầu đổ thùng thì quá buồn cười với khách ngoại quốc, dù sao “nhà sàn” nầy thiếu tiện nghi truyền thông cho một nguyên thủ bề bộn trong thời chiến.
Ðiều quan trọng không phải Hồ Chí Minh được ở dinh thự hay ở nhà sàn. Bác sĩ Lý, bác sĩ riêng của Mao Trạch Ðông đã tả rỏ rệt cảnh Hồ Chí Minh thèm thuồng (khiến ông Lý nầy phải thương hại) trước những tiện nghi mỹ lệ của các dinh thự tại Bắc Kinh. (.64 * NGUYỄN TƯỜNG BÁCH * TỐ CÁO )
Lúc sống ông khoác mặt nạ khắc khổ, giản đơn nhưng khi ông chết, cuộc sống âm ty của ông là một đại xa xỉ phẩm, mà trong hai cõi âm dương it vua chúa sánh kịp. Đó không phải lỗi của ông vì trong di chúc ông dặn phải hỏa thiêu xác ông và đem tro tàn rải trên biển Đông nhưng bọn thủ hạ của ông trái lời. Sự thật, bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã hiểu " mật chỉ" của ông. Bởi vì ông đã xây dựng lên một xã hội gian giảo, xảo trá, và những con người cộng sản sống trên xương máu đồng bào. Chủ nghĩa Marx là một sự lường gạt, nay trở thành một tôn giáo với tệ nạn sùng bái cá nhân thì việc lập lăng mộ, cúng tế ông là lẽ đương nhiên mặc dầu các ông luôn to miệng chống phong kiến quan liêu, chống mê tín dị đoan, phá chùa chiền, cấm lễ bái. Hơn nữa, Lenin, Stalin có mộ thì lãnh tụ của họ cũng phải có lăng mộ để nâng cao uy thế lãnh tụ và đảng, mặc dầu chí phí cho bảo tồn xác ướp đòi hỏi một ngân sách cao nhưng đối với " giai cấp mới" thì chỉ là chuyện nhỏ! Nay thì có tài liệu cho biết cái khiêm tốn bỏ tro xuống biển là trò đùa vì trước đó năm 1967, khi ông Hồ còn sống đảng cộng sản đã cho người sang Liên Xô học về kỹ thuật ướp xác.( 125 * TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG * XÁC ƯỚP HCM)

 Việc HCM xưng bác nhiều người cho là bác bình dân, nhưng bác sâu xa lắm, bác không khiêm cung đâu mặc dầu thân phụ bác dạy bác khiêm cung. Theo Lữ Phương, trong tiếng Việt, chữ bác chỉ vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi thì thích hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi theo. Theo nhiều người gần gũi ông cho biết thì điều đó cũng do ông chỉ đạo: ai mới gặp ông mà gọi ông bằng là anh hoặc đồng chí thì bị ông chỉnh lại ngay (tôi nghe nói trong những ngươi bị ông chỉnh có Trần Văn Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) (.99 * LỮ PHƯƠNG * HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH )

Trong xã hội cộng sản, già trẻ, lớn bé gọi nhau bằng anh, riêng ông thì ngay cả Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...đều phải gọi ông bằng bác. Ai bảo bác bình dân và khiêm tốn?
Ông mượn lời và tên Trần Dân Tiên để quảng cáo mình thế mà gọi là khiêm tốn , thành thật ư? Chính ông Hồ đã tự khoe một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta,với đức khiêm tốn nhường ấy...
Ông muốn viết tiểu sử để quảng cáo mình mà lại nói "Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”( 10 * TRẦN DÂN TIÊN I , tr.4 )
Ông Hồ không khiêm tốn mà trái lại rất láo.  Năm 1945, ông Hồ mới 55 tuổi thế mà ông đã tự xưng là cụ.(10 * TRẦN DÂN TIÊN I. 56), là "Cha Hồ của dân tộc Việt Nam".(10 * TRẦN DÂN TIÊN I,71)
Ông đã dám coi Trần Hưng Đạo là bác, ngang hàng với ông khi ông xưng tôi:
 Bác tôi, tôi bác cũng anh hùng,
Tôi, Bác cùng chung nợ kiếm cung.
Bác dẹp quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi giắt năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công”.

 2.VỊ THÁNH KHỔ TU

Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao việc Hồ Chí Minh sống độc thân theo mô hình của một vị thánh khổ tu.. ..Tài liệu của Việt cộng về đời sống thánh thiện độc thân thì  nhiều vô kể. Như một đoạn trong bài GIA ĐÌNH CỦA TÔI LÀ ĐẠI GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM dưới đây:

Ngày 7-2-1948, trong đêm lửa trại đón năm mới tại Việt Bắc, Bác cùng Hội đồng Chính phủ họp và liên hoan văn nghệ tự biên tự diễn. Đ/c Phan Mỹ- Chánh văn phòng Chính phủ đã xin liều đọc bài thơ do anh em sáng tác để tặng Bác:
Năm mươi tám tuổi vẫn chưa già
Răng rụng rồi răng lại mọc ra*
Dân đã có cha, chưa có mẹ
Bao giờ cậu cụ lấy cô bà?

Mọi người hò reo ầm ĩ tán thưởng, Bác liền đứng dậy trả lời: "
Các chú hỏi bao giờ Bác lấy vợ phải không? Có hỏi thì có trả lời nhé. Không lâu nữa đâu! Bao giờ dân ta toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà" (*ý nói về việc Bác vừa được nha sỹ thay cho 2 chiếc răng cửa đã gãy từ lâu).

Ngày 24-5-1948, sau giờ làm việc, buổi tối Bác mời cơm một số thành viên Hội đồng Chính phủ. Trong lúc vui vẻ, một đồng chí Bộ trưởng mạnh dạn nhắc khéo Bác về chuyện gia đình riêng, Bác trả lời: "Mình chẳng phải thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì còn điều kiện nào mà nghĩ đén gia đình", rồi Bác cười vui:
"Thôi, gia đình nhỏ không thể được thì ta cứ lo xây dựng gia đình lớn vậy!".
Đầu năm 1950, trong lúc chờ các thành viên đến họp Chính phủ bên bếp lửa hồng, Bác bỗng buột miệng nói: "Thật là ấm cúng!", đồng chí Phan Anh thưa với Bác: "Đúng vậy ạ, ấm lửa hồng nhưng trước hết ấm tình người" Bác nói vui với đồng chí:
"Nếu có thím ở đây hay chú về với thím thì còn ấm hơn nhiều!". Nhân dịp nói về đề tài chuyện gia đình, đồng chí Phan Anh đã hỏi Bác: "Thưa, sao Bác không lập gia đình?", Bác cười: "Chú tưởng tôi là ông thánh sao? Như mọi người, tôi cũng quý cuộc sống gia đình lắm chứ!".

Tháng 4-1950, khi Bác đến tham dự Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ I, chị em phụ nữ đã hỏi Bác về việc tại sao Người chưa lập gia đình và tiêu chuẩn người vợ của Bác như thế nào, Bác vui vẻ trả lời rất thoải mái:
“Người đó phải đẹp và là người có thể giúp Bác trong công việc”.

Sau chiến dịch Trung du tháng 1-1951, Bác đến thăm và nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Sông Lô. Trước lúc chia tay, Bác hỏi xem ai có muốn thêm ý kiến gì không, lúc ấy bỗng một chiến sĩ buột miệng: "Thưa Bác, sao Bác không có vợ ạ?". Nghe thấy vậy, các cán bộ Đại đoàn lo lắng, anh em xôn xao, nhưng Bác vui vẻ trả lời:
"Bác chưa lấy vợ đấy chứ! Có phải là Bác không có vợ đâu? Tuy vậy, Bác đã có cả một gia đình rất đầm ấm, đó là nhân dân cả nước, trong đó có Đại đoàn của các chú!". Anh em chiến sĩ vỗ tay hoan hô ầm vang.

Giáp tết âm lịch 1951, Bác đến thăm Văn phòng phủ Thủ tướng đang ở bản Vèn (Bắc Cạn). Trong lúc mọi người đang quây quần nói chuyện, bỗng một đồng chí đứng dậy xin phép phát biểu:
"Thưa Bác, tại sao Bác không lập gia đình?", Bác trả lời: "Bác cũng là người như các chú, Bác cũng muốn có đời sống gia đình đầm ấm. Nhưng các chú xem hoàn cảnh của Bác không cho phép Bác lập được gia đình, đó là điều thiệt thòi cho Bác mà Bác đâu có muốn thế!", rồi Bác cười: "Bây giờ thì muộn rồi. Bây giờ gia đình Bác là tất cả các cô, các chú, là tất cả bà con đồng bào. Không có gia đình riêng thì Bác lấy gia đình chung làm cái vui của Bác...".
Trong thời gian tập kết ra Bắc, luật sư người Nam bộ Nguyễn Thành Vĩnh được gặp Bác Hồ nhiều lần. Một buổi tối, anh mạnh dạn:
"Bác cho con hỏi một việc riêng tư của Bác?", Bác trả lời: "Trí thức rào đón ghê quá! Muốn hỏi gì thì chú cứ hỏi đi, Bác sẽ trả lời". Luật sư nói rõ ý: "Thưa, Bác bôn ba nhiều nơi, chắc không phải không gặp một người phụ nữ nào vừa ý Bác. Tại sao Bác không lấy vợ?". Bác Hồ nhìn luật sư hồi lâu rồi hỏi lại: "Tôi biết chú có vợ và ba con. Hàng ngày chú có phải lo cho vợ con chú không?", luật sư đáp có, Bác cười rồi nhỏ nhẹ nói: "Bác cũng chỉ là con người bình thường. Có vợ sẽ phải lo cho vợ, có con sẽ phải lo cho con. Mà như vậy thì còn ngày giờ đâu lo cho dân được nữa, chú hiểu không?". Câu trả lời ấy làm luật sư Vĩnh nghẹn ngào trào nước mắt.

Tháng 5-1957, người anh họ của Bác Hồ, ông Nguyễn Sinh Mại, ra Hà Nội gặp Bác Hồ có được sự uỷ nhiệm của thân tộc dòng họ Nguyễn Sinh, chuyển đến Bác một câu hỏi rằng: “Bà con trong họ muốn biết chuyện vợ con, chú có ý định thế nào?”. Bác nhẹ nhàng đáp:
“Thưa anh! Lúc trẻ lo hoạt động, người ta không chờ mình được, nay em già rồi, thôi nghĩ chuyện đó”.

Không chỉ có nhân dân Việt Nam chúng ta đặt câu hỏi này với Bác Hồ mà những người bạn quốc tế tỏ ra rất quan tâm đến chuyện phu nhân Cụ Hồ:

Tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới tại Cao Bằng ngày 23-10-1950, trong không khí phấn khởi và hữu nghị, đồng chí cố vấn Trung Quốc Trần Canh đã phát biểu rất chân thành:
"Hồ Chủ tịch là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là một lãnh tụ xuất sắc của cách mạng thế giới, là người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc, nhưng đến nay Hồ Chủ tịch vẫn chưa lập gia đình. Trong Hội nghị này có đông đủ cán bộ Việt Nam và Trung Quốc, tôi đề nghị các đồng chí biểu quyết Hồ Chủ tịch lập gia đình, các đồng chí có đồng ý không?". Cả hội trường vang dậy tiếng hoan hô, vỗ tay hồi lâu và nhất loạt giơ tay tán thành. Bác tươi cười đứng dậy nói: "Các chú rất chủ quan! Nếu đây là hội nghị cán bộ phụ nữ thì nghị quyết mới thành hiện thực!". Cả hội trường cười phá lên và náo nhiệt vỗ tay hồi lâu vì cách ứng đối nhanh và hóm hỉnh của Bác.

Tháng 7-1957, Vụ lễ tân CHDC Đức tổ chức chiêu đãi Bác. Trong bữa tiệc, Bác gặp lại đồng chí Mac Phrideman từng quen biết Bác từ năm 1922 ở Pháp, lúc bấy giờ là Quốc vụ khanh ngành khai thác luyện kim. Hai người bèn xưng hô cậu, mình một cách thân mật. Đồng chí Phrideman hỏi: "Sao cậu không lấy vợ?". Bác cười đáp:
"Chưa lấy chứ không phải không lấy. Bây giờ mình dành tình yêu cho nhân dân. Khi nào thống nhất đất nước, mình sẽ cưới người vợ cùng là bạn chiến đấu như cậu!".

Tháng 1-1959, Thủ tướng Đức Ôttô Grôttơvôn và phu nhân sang thăm Việt Nam. Chiều ngày 19-1, phu nhân Thủ tướng vào thăm nơi ở và làm việc của Bác và được câu cá tại ao cá Bác Hồ. Trong lúc vui câu chuyện, bà hỏi Bác:
"Thưa Chủ tịch, sao Chủ tịch không lập gia đình?". Bác trả lời: "Cô ạ, tôi không còn thì giờ để nghĩ đến chuyện riêng nữa. Tôi phải sống vì dân tộc. Cả đất nước Việt Nam này là gia đình tôi".
Nhân dịp ngày 8-3-1960, chị Êkatêrina Iznôpva người Nga (lúc đó là Liên Xô) đã gửi cho vợ của Chủ tịch Hồ Chí Minh một bức thư thăm hỏi và chúc mừng vì chị nghĩ rằng Người đã có gia đình riêng. Bác đã viết thư cảm ơn chị, trong thư có đoạn:
"Tôi chưa có gia đình riêng, gia đình của tôi là đại gia đình các dân tộc Việt Nam".

Trong thời gian sang thăm Việt Nam năm 1959, Tổng thống Indônêsia Xucacno đã cùng Bác Hồ kết nghĩa anh em. Xucacno gọi Bác là Paman Ho, còn Bác gọi Xucacno là Bung Hactô. Năm 1963, đoàn thể thao Việt Nam do trưởng đoàn Ngô Luân dẫn đầu đi dự Hội nghị thể thao quân đội tại Giakarta đến gặp TT Xucacnô để chuyển thư thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xucacnô hỏi ông Luân xem Paman Hô đã cưới vợ chưa, ông Luân trả lời rằng chưa thì Xucacnô đã nói theo kiểu Bác Hồ:
"Nếu các chú không lo được vợ cho Paman Hô thì vợ chồng chúng tôi sẽ đứng ra lo vậy!". Phu nhân tổng thống cũng tiếp lời chồng: "Chúng tôi sẽ tìm một cô gái Indônesia thật đẹp, thật dịu dàng!". Về nước, ông Luân báo cáo lại với Bác đề nghị của vợ chồng Bung Hactô và cũng xin nói luôn ý của mình: "Thưa Bác, nhà Bác neo người, trống vắng quá, cháu xin tán thành ý kiến của ông Xucacno ạ!". Bác gật đầu bảo: "Xucacno quan tâm tới Bác cháu ta như vậy là họ quý trọng mình lắm. Nhưng nay Bác đã già rồi, nhân dân miền Nam lại đang phải kháng chiến chống Mỹ, Bác không lấy vợ thì cách mạng sẽ có lợi nhiều hơn".

Hồi 17h ngày 12-1-1967 tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ tiếp các ông Amôrơ, giáo sư- chủ bút tờ Akansat nhật báo; Back- chủ bút tờ Tin tức Maiami và Dôn Lux- giáo sư, nhà văn, nhà báo Mỹ. Trong buổi gặp, Người đã nói rõ:
"Tôi chưa có thời gian để lấy vợ và lập gia đình. Tôi nói với thanh niên Việt Nam rằng họ là con cháu tôi, vì vậy tôi sống rất thoải mái và giản dị". Chúng ta đều biết tháng 1-1947, trong lá thư chia buồn gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt mất đoạn ruột.( 53* DI TICH * HÔN NHÂN HCM) ;(142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T...   )

Tại Trung Quốc , bác đã tuyên bố với các kiều nữ Trung quốc cũng luận điệu như vậy. Các phụ nữ Trung Quốc mời bác trở lại Trung Quốc.
Bà Thái Xướng nói một cách lắt léo rằng: “Xin đừng đến một mình nhé”.
“Lẽ tất nhiên, tôi sẽ mời một số đồng bào cùng tôi sang đây ở”.
“Không, chỉ mời Bác và phu nhân”.

Bác cười, rồi nói thư thả:
“À, té ra Đặng Dĩnh Siêu góp ý kiến trên hội đồng phụ nữ không muốn làm chiếc áo bông sợi tơ cho tôi là như thế này đấy”.
Một bà nhanh nhảu nói rằng:
“Đúng vậy, bây giờ Bác nên lấy một bà vợ cách mạng, đừng có cứ bóc lột bà Đặng Dĩnh Siêu mãi”, trong phòng vang lên tiếng cười khà khà.
Hồ Chí Minh lâu nay vẫn sống một mình. Bao năm nay nhiều đồng chí Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm đến việc hôn nhân của Bác. Song khi còn trẻ, Bác đã có chí hướng: Tổ quốc không độc lập không thống nhất sẽ không kết hôn. Như vậy, những người bạn cũ quen biết lâu năm như Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu đành phải thường xuyên quan tâm đến sự mặc ấm cúng của anh cả này. Năm 1957, bà Đặng Dĩnh Siêu đã tự mình làm chiếc áo bông sợi tơ cho Bác.
Các đồng chí nữ luôn miệng nói đùa rằng:
“Khi Hồ Chủ tịch sang đây lần nữa, chúng tôi phải đòi bác cho ăn kẹo cưới”.(28*HỒ TUẤN HÙNG * HO CHI MINH SINH BÌNH KHẢO)

Hồ Tuấn Hùng viết như sau:

Đại sứ Trung Quốc (TQ) Lý Gia Trung đã viết trên tờ “Thế Giới Tân Văn” ngày 11 tháng 7 năm 2005 như sau: “HCM vì sự nghiệp cách mạng chấp nhận sống độc thân, không xây dựng gia đình, không vợ không con”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào những năm 50, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng có ý sắp đặt một nữ thanh niên ưu tú bên cạnh Bác để giúp đỡ Người trong công tác cũng như sinh hoạt. Thế nhưng, khi người phụ nữ ấy được đưa đến, HCM lại bảo: “Bác ở đây không có việc gì, cháu hãy về cơ quan công tác cho tốt”. Có lần HCM tâm sự với các nhân viên phục vụ về nguyên nhân mình không xây dựng gia đình: “Thời trẻ, Bác bôn ba nước ngoài, đi đến đâu cũng được phụ nữ để ý, chỉ hiềm lúc ấy Bác đang hoạt động bí mật, sẽ có ngày trở về nước làm cách mạng, một khi thành gia thất thì rất khó bảo vệ được bí mật”. Lý Đại sứ viết tiếp: “HCM vì tự do độc lập của nhân dân mà chấp nhận cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, không màng đến sự sống chết và hạnh phúc cá nhân, cho nên chấp nhận suốt đời sống độc thân”. Việc không có vợ con của HCM có đúng như Lý Gia Trung nhận định là chỉ vì nền độc lập dân tộc hay là còn có lý do khác quan trọng hơn mà họ cố ý giấu nhẹm sự thật, tạo ra chung quanh một vòng hào quang để biến ông thành vị thánh sống?
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào những năm 50, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng có ý sắp đặt một nữ thanh niên ưu tú bên cạnh Bác để giúp đỡ Người trong công tác cũng như sinh hoạt. Thế nhưng, khi người phụ nữ ấy được đưa đến, HCM lại bảo: “Bác ở đây không có việc gì, cháu hãy về cơ quan công tác cho tốt”. Có lần HCM tâm sự với các nhân viên phục vụ về nguyên nhân mình không xây dựng gia đình: “Thời trẻ, Bác bôn ba nước ngoài, đi đến đâu cũng được phụ nữ để ý, chỉ hiềm lúc ấy Bác đang hoạt động bí mật, sẽ có ngày trở về nước làm cách mạng, một khi thành gia thất thì rất khó bảo vệ được bí mật”. Lý Đại sứ viết tiếp: “HCM vì tự do độc lập của nhân dân mà chấp nhận cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, không màng đến sự sống chết và hạnh phúc cá nhân, cho nên chấp nhận suốt đời sống độc thân”.(Hồ Tuấn Hùng. Thiên V, Ch.1)

Theo Hồ Tuấn Hùng, Nguyễn Tất Thành đã nhiều lần tuyên bố độc thân, hy sinh hạnh phúc gia đình cho tổ quốc:

Tờ “Nhân Dân Nhật Báo” Trung Quốc, bản hải ngoại (bản số 3, ngày 16 tháng 9 năm 2000), Hồ Văn Sinh viết: “Năm 20 tuổi HCM lên một chiếc tàu thủy đến nước Pháp, bắt đầu tìm thấy chân lý ở chủ nghĩa Marx –.....Một hôm, ông đến gặp các nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (VNTNCMĐCH) trịnh trọng tuyên bố: “Một khi VN chưa giải phóng, đất nước chưa thống nhất thì đời này, kiếp này tôi nhất định không thành gia thất”.  ... 
Năm  1923, ...Một ngày, ông đến gặp các cán bộ chủ chốt của VNTNCMĐCH trịnh trọng tuyên bố: “Việt Nam chưa giải phóng, đời này, kiếp này, tôi quyết không thành gia thất”.(Hồ Tuấn Hùng. Thiên IV, chương1)

Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố độc thân nghĩa là bác muốn chơi mà không muốn cưới. Nhưng nhiều lần bác đã phá giới, nghĩa là đòi lấy vợ. Chúng ta thử xem một màn rất " bức xúc" của Hồ chủ tịch đòi lấy vợ, lấy Lâm Y Lan người Trung Quốc nhưng các bậc "cha me" dân đã từ chối:, họ bắt "bác" phải giữ trọn lời thề để giữ uy tín cho " bác" và cho "đảng "!
Trong phòng họp của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Bắc Việt. Hồ Chí Minh và Lê Duẩn ngồi đối diện nhau, hai bên bố trí chỗ ngồi cho các ủy viên. Tất cả mọi người trong phòng họp đều ngồi lặng im không lên tiếng. Cuối cùng, Hồ Chí Minh đập bàn đứng dậy nói : “Tôi chịu như vậy đủ rồi ! Tôi không muốn sống như một con người khác nữa ! Tôi cũng có những quyền lợi của mình để tự đưa ra quyết định chứ, lần này các anh đừng mong thuyết phục tôi !”
Lê Duẩn không hề tỏ ra nóng nảy, bình tĩnh điềm đạm nói : “Cụ Hồ, cụ đừng quá nóng vội ! Phàm là làm việc gì thì cũng phải suy tính cho kỹ, không thể không tính trước tính sau, tôi cũng vì lo cho cụ mà muốn khuyên cụ thế này.

Chẳng phải cụ đã từng nói : vì Việt Nam thống nhất nên trọn đời không lấy vợ ? Câu nói ấy có ảnh hưởng rất lớn, một khi mà cụ đã vi phạm vào lời hứa đó có nghĩa là chúng ta hủy bỏ sự nghiệp giải phóng miền Nam thiêng liêng, như thế không chỉ ảnh hưởng tới hình tượng “người cha già dân tộc” của cụ đối với nhân dân, mà còn làm mất đi thanh danh của Đảng cộng sản Việt Nam 
(Hồ Tuấn Hùng, ch.IV) (56 * VIÊM HOÀNG XUÂN THU* LÂM Y LAN )
Những người cộng sản sau này bị cái huyền thoại của Hồ Chí Minh, hoặc vì nịnh bợ mà ca tụng cái thần tượng đất sét của họ Hồ. Năm 1990, Hémery tìm thấy các bức thư của Hồ Chí Minh gửi Tăng Tuyết Minh trong văn thư lưu trữ của mật thám Pháp .

Tháng 5 năm 1991, sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về việc Hồ Chí Minh đã có vợ, tổng biên tập là bà Vũ Kim Hạnh đã bị đình chỉ chức vụ. Năm 2002, William J. Duiker sau viết quyển Ho Chi Minh: A Life đã nói về mối tình Hồ Chí Minh - Tăng Tuyết Minh. Theo phóng viên Mark Baker của tờ Sydney Morning Herald, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã gửi thư đến Hyperion Books, nhà xuất bản gốc của quyển này, để xin phép loại bỏ trong bản dịch tiếng Việt một số thông tin "không nhất quán với thông tin trong hồ sơ tài liệu" về Hồ Chí Minh mà Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện đang lưu trữ. Tuy NXB Chính trị Quốc gia không nói rõ muốn dời thông tin nào nhưng Duiker cho rằng một số quan chức cấp cao đã không hài lòng khi có nhắc đến đời sống tình cảm riêng tư của Hồ Chí Minh. Ông cũng cho rằng chính quyền Việt Nam muốn tạo ấn tượng rằng Hồ Chí Minh suốt đời sống độc thân và phủ nhận bất cứ mối quan hệ chính thức và nghiêm túc nào của ông với phụ nữ sau khi ông đã trở thành nhà cách mạng. Một ấn bản của tạp chí Far Eastern Economic Review nói về tranh cãi này cũng bị cấm phát hành tại Việt Nam. Nhiều tài liệu của phía Việt Nam cũng phủ nhận việc Hồ Chí Minh đã kết hôn.

Hồ Chí Minh cũng như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề cao rằng ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đình, để có thể toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng của người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông. Trong tác phẩm sấm sét này, Hoàng Tranh đã nói về mối tình Hồ Chí Minh-Tăng Tuyết Minh như sau:

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Đó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này.”(46 * HOÀNG TRANH * TĂNG TUYET MINH)

Trong tác phẩm "Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo" 胡志明生平考) Đài Loan xuất bản năm 2008, Hồ Tuấn Hùng đã nói đến những người đàn bà đi qua trong đời Hồ Chí Minh gồm có Bố Lạc Nhĩ,  Bố Nhĩ Đông, Đỗ Lệ Hoa,  Nguyễn Thanh Linh,Tăng Tuyết Minh,  Lâm Y Lan, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân,Ngoài ra nhiều tài liệu cũng đề cập đời sống ái tình của vị thánh Việt Nam. Sophie cho biết Hồ Chí Minh đã yêu Đặng Dĩnh Siêu.  Nguyễn Thanh Linh, Lý Huệ Khanh, Lý Sâm... .

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Đàn Hương Sơn (Honolulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ. Người vợ đầu của ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Đức sinh được 7 cô con gái nữa. Tăng Tuyết Mai là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là “ cô Mười ”. Khi cô 10 tuổi thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Đầu năm 1923, người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính thời gian này Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác cách mạng ở Quảng Châu.”

“ (...) Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Đông Hiệu. Sau những giờ làm công tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công tác. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Đức Thụ cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh.”

Trong tác phẩm này, Hồ Tuấn Hùng cũng như William Duiker, Sophie Quinn Judge đã nói đến hôn nhân giữa Nguyễn Thị Minh Khai với Hồ Chí Minh. Hai người này yêu nhau từ 1931. Sau Nguyễn Thị Minh Khai lấy Lê Hồng Phong.  Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình là nhân viên hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động năm 1930.

Trong Ho Chi Minh, The Missing Years, Sophie Quinn đã dành chương gần chót cho Nguyễn Thị Minh Khai.  Sophie Quinn Judge trong viết rằng năm 1930, ở Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị Minh Khai tại trụ sở chi nhánh Bộ Ðông phương của Quốc tế cộng sản. Sau một thời gian, hai người trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự đại hội cộng sản quốc tế ngày 25-7-1935, hai người công khai sống chung. Theo Bà Sophia Quinn-Judge,

Những nguồn tài liệu của Pháp liên quan đến Minh Khai khiến người ta có thể tin rằng cô này đã có nhiều mối tình với các đồng chí trong thập niên 1930-1940. Ví dụ, năm 1932 sở cảnh sát tin chắc cô ta là người tình của Trần Ngọc Danh, em (tổng bí thư) Trần Phú. Năm 1933 họ lại chặn bắt được một lá thư viết từ Hồng Kông, hình như (seemingly) để cự tuyệt một kẻ theo đuổi mình, trong thư đó nàng tuyên bố “tôi không còn bị ám ảnh bởi ý tưởng lấy chồng hay làm mẹ... Người chồng duy nhất của tôi là Cách Mạng Cộng Sản.” Nhưng khoảng cuối năm 1934, khi đã ở Mạc Tư Khoa, nàng viết mình đã lấy chồng là Lin, bí danh của Hồ lúc ấy. Những tiểu sử gia Việt Nam nói Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong tại Mạc Tư Khoa vào năm 1935, nhưng không có tài liệu nào thời đó chứng minh.) ( SOPHIE QUINN JUDGE * NHỮNG NĂM THÁNG V.155. Diên Vỹ và Hoài An,Diễn đàn www.xcafevn.org)

Vào năm 1934, Hồ chí Minh ăn mặc rất sang trọng theo thời trang Âu châu. Lúc trở lại nhà Neiya Zorkaya --một cán bộ nữ-- có dắt theo người đàn bà Việt Nam rất đẹp, ăn mặc sang trọng, dùng loại nước hoa đắc tiền. Hồ chí Minh giới thiệu với mẹ của Neiya Zorkaya, người đàn bà đó là vợ, tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn thị Minh Khai có lẽ là người đàn bà để lại trong tâm hồn của Hồ chí Minh nhiều dấu ấn tình cảm nhất.

Nguyễn thị Minh Khai là người cùng quê với Hồ chí Minh và hai người gặp nhau ở Mạc tư Khoa để công tác chính trị. Nguyễn thị Minh Khai ở chung với một cô gái khác tên là Lý Phương, vào tuổi độ 16. Hàng ngày Hồ chí Minh lui tới để chỉ dẫn cho Minh Khai về chính trị.

Theo sử gia Tàu, ông King Chen, Hồ chí Minh có giai đoạn hoạt động với tư cách là đảng viên Trung cộng mang tên là Hồ Quang, cho đến năm 1940. Cũng năm 1940, vụ bạo động ở Việt Nam thất bại, Pháp bắt được Nguyễn thị Minh Khai và đem xử bắn vào tháng 8 năm 1941. Một năm sau, tức năm 1942, Hồ chí Minh đến Trung Quốc để giúp Phong trào Giải phóng. Hồ chí Minh, muốn tìm một tên mới để tránh sự theo dõi của mật thám Pháp. Hồ chí Minh nghĩ đến người vợ yêu mến Nguyễn thị Minh Khai. Ông ta muốn gắn liền Minh Khai với ông đến suốt đời nên lấy tên là Minh, vì Minh với Quang có ý nhĩa gần nhau (minh là sáng, quang là ánh sáng); lại thêm chữ Chí vào để nói lên sự chí tình, trọn vẹn.

Trong hồ sơ tại Liên Xô, bà Minh Khai ghi rõ chồng là "Lin", bí danh của Nguyễn Ái Quốc hồi ấy; cả những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tại nhà ở tập thể của cán bộ thuộc Quốc Tế Cộng Sản ghi rõ: hai vợ chồng Minh Khai và "Lin", chung phòng, chung giường, chung đồ dùng... Có tài liệu ghi rõ hai vợ chồng nầy cũng chung sống ở Hồng Kông một thời gian... Sau, Nguyễn Thị Minh Khai thành vợ bé của Lê Hồng Phong. Ðây không thể nào là tài liệu giả..." Nguyễn Thị Minh Khai là chị ruột của Nguyễn Thị Quang Thái. Bà Thái là vợ đầu của Võ Nguyên Giáp.(SOPHIE QUINN JUDGE * NHỮNG NĂM THÁNG VI , tr.196-197)

Các sơn nữ miền Bắc rất đẹp, Hồ Chí Minh lúc đầu hoạt động ở núi rừng Việt Bắc, cho nên Hồ Chí Minh đã kết nạp nhiều cô gái Nùng, người Tày tuổi khoảng 15. .Ngoài những giai nhân đã kể còn có Nông Thị Ngát .
Wikipedia viết về Nông Thị Trưng ( Nông Thị Ngát) như sau:
Bà có tên thật là Nông Thị Bày, có tài liệu ghi Nông Thị Ngát, quê ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Theo hồi ký của thiếu tướng Lê Quảng Ba, Nông Thị Trưng là đội viên du kích trẻ tuổi nhất trong đội du kích đầu tiên của tỉnh Cao Bằng, do Lê Thiết Hùng chỉ huy.  Trong vòng tám tháng vào năm 1941-1942, bà đã làm giao liên cho "Già Thu", bí danh của Hồ Chí Minh lúc đó. Tên Trưng của bà do "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị. Cùng với các đảng viên và nhân dân Hà Quảng có điều kiện ở gần Hồ Chí Minh, bà đã được ông trực tiếp dạy văn hóa. Bà được Hồ Chí Minh kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 25 tháng 12 năm 1941. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên của Cao Bằng sớm tham gia cách mạng, và trở thành một trong những cán bộ, đảng viên cốt cán của Ðảng Cộng sản Việt Nam

Tờ báo Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề "Cô Học Trò Nhỏ của Bác Hồ" được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính Nông Thị Trưng có đoạn:
 "Tháng 7 năm 1941, được tin (chính quyền) châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu uỷ đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác.
Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp "ông Ké". Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suốị. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay "Cháu chào cụ ạ". Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: "Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện. " Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: "Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng". Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng."

Nông Thị Trưng đã "học tập lý luận cách mạng" cùng "Già Thu" trong khoảng 8 tháng.

"Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện cộng sản chủ nghĩa đến cả những cách ứng xử thường ngày như "Đừng làm một việc gì có thể khiến dân mất lòng tin. 

Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là phải đem trả. Trong ba lô nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ nhà có bằng lòng mới đem vàọ. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường để các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi...". Tám tháng được Bác chỉ dạy tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận tập trung sau này".
Đoạn hồi ký trên còn được đăng tại Tạp chí Công nghiệp.Khi biết Nông Thị Trưng là người ham học, hàng ngày lấy than và que để viết chữ và vẽ hình, Hồ Chí Minh đã gửi cho bà một số vở, bút viết, với bài thơ mà sau này được đưa vào sách giáo khoa Việt Nam:

Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà " (Wikipedia)

Trước năm 1940 Hồ Chí Minh hoạt động ở rừng Việt Bắc, ttrong rừng sâu ở gần biên giới Việt-Hoa và ẩn trốn trong hang Pắc Pó. Hồ Chi Minh được sự chăm lo của một nữ hộ lý người dân tộc Tày tên Nông Thị Ngát (Hồ Chí Minh sửa tên cho bà ta là Nông thị Trưng). Hồ Chí Minh quan hệ tình dục với Nông Thị Ngát thường xuyên vì Ngát ở chung với Hồ trong hang Pắc Pó. Năm 1940 Nông Thị Ngát sanh được đứa con trai là đặt tên là Nông Đức Mạnh cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Lý do câu chuyện tình đặc sắc này được nổi bật những năm sau này là do cuộc phỏng vấn của tờ báo Xuân trong nước vào khoảng năm 1997. Nhà báo có phỏng vấn bà Nông Thị Ngát, một chứng nhân sống nói về “Bác Hồ”. Bà Ngát đã không dấu diếm chi cả những gì đã xảy ra trong thời gian HCM tại hang Pac Bo vào đầu thập niên 40. Bà kể hằng ngày Ngác đến “học tập” với HCM ròng rã cả năm. Hồ căn dặn Ngát không nên gọi Hồ bằng “Bác” mà hãy gọi là “Chú Thu” và xưng “Cháu”. Thế thì sau đó chú cháu tiêp tục học tập…
Được biết sau thời gian rời Pac Bo, HCM cướp chính quyền thành công, trở thành người lãnh tụ chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người nữ cán bộ gương mẫu mà Hồ yêu quý, tức Nông Thị Ngát, lại được cất nhắc làm Chánh Án Toà Án Nhân Dân tỉnh Cao Bằng…Ông Hồ yêu quý Ngát đến độ đặt cho người nữ cán bộ này một tên nữa là Nông Thị Trưng, ý giống như Trưng Trắc, Trưng Nhị vậy. Nông Thị Ngát là ai cũng đã được người dân trong nước bàn tán. “Chú Thu” và “Cháu Trưng” cũng đã được nhắc tới trong các sách tuyên truyền của cộng sản, nhất là các tác giả Trần Khuê, Thép Mới…

T
hép Mới kể lại trong “Năng Động Hồ Chí Minh”  rằng sau 20 năm ngày rời Pac Bo, ông HCM trở lại, 1961, lúc này coi như sự nghiệp khá thành công, ông có thời giờ về thăm lại người cũ, cảnh xưa. Khi vào nhà thăm gia đình bà Ngát, HCM tiếp xúc với ông Dương Đại Lâm, người mà trước đây HCM đã gởi gắm Ngác vào gia đình (không nhắc Ngác đang ở đâu), các cháu vây quanh HCM thân mật. Tác giả còn nhấn mạnh một trong các cháu đã trở thành “thanh niên tuấn tú” góp phần xây dựng đất nước.
Cùng sách trên, Thép Mới ghi : “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.”…Như vậy rất rõ, Nông Thị Ngác có bí danh là Nông Thị Trưng.
Vào tháng 4, 2001, Nông Đức Mạnh từ một người chưa thâm niên về chính trị lại được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Tin cho rằng Nông Đức Mạnh là con của HCM lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khi có lời đồn này dĩ nhiên phải có sự bắt nguồn nào đó đi ra. Được tin này báo ngoại quốc Time đã làm cuộc phỏng vấn hỏi Nông Đức Mạnh có phải là con của HCM? Ông Mạnh không trả lời xác quyết là phải hay không, nhưng nói là tại Việt Nam ai cũng là con cháu của Bác Hồ. Câu trả lời sau chót “chắc chắn ông ta không phải cha ruột của tôi” cũng không đủ tin Nông Đức Mạnh nói bằng sự thât.(3)

T
ừ câu trả lời trên và thái độ dấu diếm thân thế gia đình, cùng với vai trò lãnh đạo tối cao một cách đi ngang, quần chúng dường như ai nấy đều ngầm nghi vấn Mạnh có phải là con của HCM? Vậy thì làm sao biết Mẹ của Nông Đức Mạnh là bà nào? May mắn thay cho những ai muốn tìm hiểu Nông Đức Mạnh là ai, vì chưa bao giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Nông Đức Mạnh tiết lộ với báo chí hay bất cứ ai biết về tên họ cha mẹ của Mạnh một cách rõ ràng, qua tài liệu sau đây.

Trong “Ho Chi Minh”, tác giả William Duiker, trang 575, viết: “In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″ Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: “Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…”

Dịch: Vào tháng 4, 2001, người vô danh tên Nông Đức Mạnh chính thức nhậm chức trong cơ quan chính quyền, dư luận xôn xao bàn tán rộng rãi cho rằng Mạnh là con trai rơi của Hồ Chí Minh, và ông ta đã được chọn làm Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nông Đức Mạnh phủ nhận những tin đồn này, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940.(4)

  Sau ngày sách của Duiker xuất bản, 2000, và cuộc phỏng vấn của báo Time, trang web “Đảng CSVN” sửa tiểu sử Nông Đức Mạnh lung tung…
Rõ ràng câu trả lời của Nông Đức Mạnh trong sách của giáo sư Duiker và báo Time đã phần nào cho người đọc một kết luận về thân thế của ông ta. Mạnh đã trả lời mẹ là người Tầy, dân tộc thiểu số, phục vụ cho HCM trong thời gian Hồ trở về VN vào đầu thập niên 40. Wikipedia ghi rằng Nông Đức Mạnh khẳng định, cha mẹ ông là ông Nông Văn Lại và bà Hoàng Thị Nhị, quê ông ai cũng biết.  Ông luôn bác bỏ tin đồn rằng ông là con của Hồ Chí Minh, và đã trả lời "Ở Việt Namai cũng là con cháu Bác Hồ" khi được báo chí hỏi về điều đó. Ngoài ra, tạp chí Thế Giới Mới có ghi trong một chú thích rằng mẹ đẻ của ông là Nông Thị Trưng. (Wikipedia)
Tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, có đăng bài Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy, trong đó có ghi chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh".vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Nông_Đức_Mạnh
Nông Thị Trưng, tên thật là Nông Thị Ngát, đã có thời gian làm giao liên cho "Già Thu" (bí danh của Hồ Chí Minh) trong khoảng 8 tháng từ năm 1941 đến năm 1942. Tên Trưng của bà do "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chồng bà là một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động những năm 1930, đã mất năm 1986. Bà có được bốn con trai và một con gái. Bà đã từng làm chánh án Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng và đã mất.Bà Trưng chính là cháu Trưng liên lạc viên của "già Thu" đã nói trên kia.

Tác giả Thép Mới trong tác phẩm trên cũng viết rằng "Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác:
- Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào !"
Về bà Đỗ Thị Lạc, Trần Trọng Kim cho biết: "Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây, và cho ông Hồ Chí Minh về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó, Hội cho ông Minh cùng 22 đảng viên, phần nhiều là người đảng Phục Quốc, về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Ðỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Về sau, thấy người ta nói khi đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản." (5)
Theo Nguyễn Y Vân, gần đây, trên hệ thống mạng, có luân lưu một vài tài liệu mà ta chưa thể kiểm chứng một cách chắc chắn, dù chính chúng tôi đã được tiếp chuyện nhiều lần với một Tata đã lớn tuổi (trên 70), khi nghe kể về bài viết này thì Tata này chỉ nói : "Chuyện ấy đúng đấy ! Ngày xưa Tata cũng thế !"
Trước đây mấy năm, vị Tata này có lần đã kể với chúng tôi và một vài người nữa là hồi 1947-1950, khi Tata này khoảng 14, 15 tuổi đã được "tuyển" vào toán thiếu nhi luôn "quấn quýt" bên "Bác". Toán này có hai nhiệm vụ : ban ngày, mỗi khi "Bác" muốn đi ngang hay vào một làng nào thì các cháu phải vào trước nghe ngóng tình hình ; còn nhiệm vụ buổi tối thì vị Tata này chỉ vừa cười vừa nói : "Còn phải hỏi".
(42 * NGUYỄN Y VÂN * ĐÀN BÀ)

Ngày nay có bài viết của Huỳnh Thị Thanh Xuân nhan đề : "Lần gặp Bác Hồ tôi bị mất trinh" với mấy tấm ảnh rất đặc biệt, ký tên Huỳnh Thị Thanh Xuân. được đăng trên các mạng, nội dung kể lại câu chuyện năm 1964, một nhóm thiếu nhi thuộc những "gia đình cách mạng" ở miền Nam được "tuyển" ra Bắc "tham quan" và gặp Bác Hồ. Huỳnh Thị Thanh Xuân, 15 tuổi, là giao liên cho biệt động thành Đà Nẵng và huyện uỷ Điện Bàn, Đại Lộc. Sau khi gặp Bác, các cháu gái lần lượt đều được Bác ưu ái tiếp riêng từng đứa trong "căn nhà sàn" và đều bị Bác… phá trinh "gây giống" ngay trong đêm.

Chúng ta không biết thực hư thế nào nhưng cơ bản câu chuyện có phần xây dựng trên hiện thực xã hội chủ nghĩa. Từ "Về R" của Kim Nhật, qua Thép Mới (Năng động Hồ ChíMinh) đến Nguyễn Thế Anh ( Liên Xô cung cấp gái cho HCM), chúng ta thấy cộng sản chuyện việc cung cấp gái cho các lãnh tụ.

Hoàng Văn Chí cũng cho biết đảng cộng sản có cái "mốt" săn sóc tình dục của các lãnh tụ, và cung cấp "gái" cho các lãnh tụ. Trong"Từ Thực Dân Đến Cộng Sản", Hoàng Văn Chí viết: về Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn đa thê, đa thiếp như sau: 
Nhưng xét cho cùng thì câu chuyện của Toàn cũng không phải hoàn toàn vô lý, vì chính ngay Toàn, đã có vợ Nga và có con ở Mosocou, mà khi ghé qua Diên An cũng “có” ngay một cô vợ Tàu, đẻ luôn hai con. Rồi khi về Việt Nam năm 1946, lại về một mình, và hai năm sau “chính thức” lấy một con gái điền chủ mới 17 tuổi (hồi ấy Toàn đã 50). Hình như Đệ tam Quốc tế có lệ cung cấp “vợ giai đoạn” cho những cán bộ quốc tế vì thường xuyên phải lưu động và giữ tông tích bí mật nên không mang gia đình theo được. Những “vợ” của các cán bộ đi, lại được “gán” cho các cán bộ đến, thành một thứ “vợ luân chuyển”. Việc thiếu tướng Nguyễn Sơn sau khi bỏ vợ ở Diên An về nước được Hội Phụ nữ Cứu quốc gán hết nữ cán bộ này đến nữ cán bộ khác cho phép chúng ta ngờ rằng những việc “kiếm vợ” cho các cán bộ lưu động thuộc trách nhiệm các đoàn thể phụ nữ địa phương. (HOÀNG VĂN CHI * TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN I. Ch.II)

Theo Nguyễn Y Vân, bài viết vào tháng 10/2006 của tác giả Hoàng Dũng, cán bộ VP trung ương (thời Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư) thì sẽ thấy dưới chế đô CS, nhất là CSVN, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Theo Hoàng Dũng (do lời kể lại của Nguyễn Văn Linh), "Bác Hồ" rất "ưa thích" gái Nam Bộ. Do vậy, Bộ Chính trị thời ấy do Lê Duẩn làm Tổng Bí thư, đã yêu cầu Xứ bộ miền Nam tuyển một số cháu gái trẻ đẹp để đưa ra Bắc "phục vụ" Bác. Sau khi "tuyển" xong, chính Võ Văn Kiệt là người sẽ hộ tống "các cháu" ra Bắc... Nhưng vì chiến tranh trở nên ác liệt, đường đi bị nghẽn nên chưa thể đưa ra ngay được. Và trong lúc chờ đợi, chính Kiệt đã "qua mặt Bác" làm cho một "cháu" đẹp nhất trong bọn có họ Phan mang bầu
.(42 * NGUYỄN Y VÂN * ĐÀN BÀ)

Sau cuộc sống chung tạm bợ với Ðỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội. Theo tài liệu của Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần, bộ chính trị đảng Lao Ðộng đã đưa một cô gái thuộc sắc tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết Nguyễn Thị Xuân) về phục vụ Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và bà Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp:

Trong thời gian Hồ chung sống với Nông Thị Xuân, đảng Lao Ðộng còn có ý định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để làm vợ Hồ Chí Minh. Cô Phương Mai đòi công khai hóa cuộc hôn nhân giữa hai người, thì bị từ chối, nên cô rút lui.
 
Trên kia đã nói đến những người tình, người vợ Á Đông của Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông cũng có những người tình mắt xanh tóc nâu hay bạch kim. Năm 1990, trong tác phẩm "Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp ", giáo sư Nguyễn Thế Anh cho biết khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã gởi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày 10-5-1923, nhưng cô Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 từ chối mối tình của Nguyễn Ái Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi qua Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một "người vợ".(6)
Cựu hoàng Bảo Đại cũng viết rằng Hồ Chí Minh có một người vợ Nga và có chung một người con gái, nhưng ông ta không bao giờ nhắc đến . Sở dĩ Cựu hoàng biết chuyện này là khi làm Cố vấn cho chính phủ Liên Hiệp, trong những dịp đi « công tác » với Võ Nguyên Giáp vào năm 1945 và Giáp đã kể lại.(7)
  Sophie Quinn Judge đã nói đến Vera Vasilieva cô gái Nga có con riêng, đã là tình nhân của già Hồ trong khoảng 1934.(8)

Sau này nhiều tin tức xì ra, Mạch Quang Thắng biện hộ:

Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì Hồ Chí Minh không thể giấu được trong ngần ấy năm. Giấu làm sao được trong con mắt của hàng triệu, hàng triệu con người giữa thế gian, ở đất nước Việt Nam và cả ở trên thế giới. Người bình thường đã khó giấu, huống chi Hồ Chí Minh lại là một người nổi tiếng, là con người của công chúng, thì lại càng khó giấu hơn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lòi ra”. Đã rất lâu ngày, nhưng cái bọc không thấy lòi ra một cái kim nào cả. Làm gì có cái kim nào. Còn miệng thế gian thì càng không thể nào che được.(142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T...)

Nhân dân ta không quá khắt khe nhưng cũng không phóng túng. Không ai chê trách vua Bảo Đại dù ông năm thể bảy thiếp. Nhưng dân chúng cười cợt các ông cộng sản như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Phạm Văn Trà
.Tại sao người ta cười Phạm Văn Trà mà không chế riễu Bảo Đại, là vì các ông cộng sản luôn luôn nói đạo đức cách mạng, chống tham ô, hủ hóa...nhưng lại tham nhũng, dâm ô! Qua bao cơn giông bão, ta mới thấy các giáo sĩ Tin Lành là khôn. Đã là con người thì ai cũng có tham dục. 

Muốn lấy vợ, lấy chồng thì ra khỏi nhà chùa, nhà thờ sao lại đòi mang áo tu mà còn muốn làm tình? Buồn cười thay, trong lúc các sư và các linh mục, giám mục thực hiện dâm dục và đòi lấy vợ thì Hồ Chí Minh lại oang oang muốn theo đuổi con đường khổ tu diệt dục?
Cái khôi hài là ở chỗ đó! Và cái khôi hài hơn nữa là Hồ Chí Minh nói muốn hy sinh hạnh phúc gia đình mà thực tế có ít nhất cũng năm sáu bà vợ!Tại sao Hồ Chí Minh lại dối trá? Tại sao ông muốn đeo mặt nạ thánh thần để lừa dối nhân dân? Trong khi Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông sống đời bình thường, không lẽ trò lại muốn tỏ ra đạo đức hơn thầy?

Ác ôn hơn nữa, tại sao ông Hồ và đảng Cộng sản lại giết Nông thị Xuân? Yêu hoa sao lại bẻ cành? Không lẽ Hồ Chí Minh là con yêu râu xanh? Thần tượng đất sét sau cơn ngập lụt nay đã rã rời áo mão, râu ria rơi tả tả xuống bùn. Nguyễn Đăng Mạnh viết:
Chung quanh Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn khôngbiết đến bao giờ mới được làm sáng tỏ.
- Chẳng hạn, chuyện vợ con thế nào? Trung Quốc đã công bố Hồ Chí Minh kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Rồi chuyện cô Hà Thị Xuân người dân tộc
Tày và các con (Trung và Trinh gì đó). Ông Trần Độ cho biết, vì cô Xuân cứ đòi chính thức hoá, người ta bèn giao cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cả ba chị em.
Chuyện này nhiều người biết. Có người đã viết ra như Vũ Thư Hiên trong cuốn Đêm giữa ban ngày. Riêng tôi được biết do giáo sư Ngô Thúc Lanh được ông Văn Tân kể cho nghe và truyền đạt lại, hai là do một giáo sư dạy Sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội, ba là Dương Thu Hương, bốn là ông Trần Độ. Nhưng gần đây có người điều tra ra vụ việc này rất tỉ mỉ, rõ ràng, và công bố cụ thể trên internet: cô Xuân bị thủ tiêu vì hai lý do: một là cô đòi chính thức hoá: điều này phải do Đảng quyết định, mà Đảng thì không thể chấp nhận. Hai là cô bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp nhiều lần.


 Hoàn tuy đã đe doạ cô, nhưng vẫn sợ bị cô tố cáo. Hắn sai Tạ Quang Chiến đập chết, rồi ban đêm, đặt xác cô ở quãng đường từ Nhật Tân đi Chèm, bố trí một xe ô tô cán lên, tạo ra một vụ tai nạn giao thông giả. Còn ba chị em cô Xuân là ba chị em họ. Một cô tên Nguyệt, một cô tên Vàng. Hai cô này cũng bị thủ tiêu vì đều biết chuyện. Nguyệt mất tích, không rõ bị thủ tiêu ở đâu. Còn cô Vàng thì bị đập chết và quăng xác xuống sông Bằng Giang, Cao Bằng 45 * NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒ CHÍ MINH * ĐÀN BÀ  .

Cựu đại tá QĐND Bùi Tín, nguyên phó TBT báo Quân đội Nhân Dân và báo Nhân Dân từng có nhiều dịp tiếp xúc với HCM đã trả lời phỏng vấn của Trà Mi:
“Về việc họ ca ngợi đạo đức ông HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là gỉa dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyễn sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên… trong đó còn ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ…
“Điều này đã được chứng minh đầy đủ như ông ta cưới bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu, có ghi rõ ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thơ từ cơ mà”. (RFA online ngày 19-5-2007)

Chính vì ông HCM ghi rằng mình “không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc”, tự thần thánh hóa mình một cách dối lừa nên người ta cốt “bới móc” để tìm ra sự thật và vì việc này mà bà Vũ Kim Hạnh TBT báo Tuổi Trẻ bị mất chức.
(33.. BÙI TÍN * PHẢN BÁC HỒ TUẤN HÙNG  )

Qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy rất nhiều lời của Hồ Chí Minh dối trá về đời độc thân thánh thiện khổ hạnh của ông, và cũng rất nhiều tài liệu về sự dâm dục của ông. Người ta không cho ông Hồ là trang phong lưu mà là tội ác không thể chấp nhận. Có nhiều lý do:
-Ông Hồ có vợ là chuyện bình thường, không ai bắt ông tu khổ hạnh. Không có ai cũng như không có sách vở nào nói người yêu nước phải sống độc thân và tuyệt dục.
-Ông Hồ dối trá, ông vợ con, tình nhân cả đống sao lại cứ nói láo cả trăm lần là ông hy sinh bản thân, hy sinh hạnh phúc gia đình? Ông Mao gian ác nhưng đâu có dối trá như ông?
-Ông phạm tội ấu dâm, nhi dâm vì các nạn nhân của ông phần lớn là từ 15 tuổi trở xuống.
-Ông lợi dụng chức vụ để hãm hiếp phụ nữ.
-Ông đã giết Nông Thị Vân và chị em của cô để bịt miệng. Ông là một con yêu râu xanh. 

Cuộc dâm dục của ông có liên can đến đảng cộng sản. Đảng cộng sản với Trần Quốc Hoàn, Lê Duẩn  cho thấy đảng này cũng là đồng lõa. Tại sao Trần Quốc Hoàn có quyền sinh sát và xâm phạm người yêu của ông Hồ? Có ai cho rằng việc này là dĩ nhiên? Cái xấu xa,tàn ác này là do bản chất gian manh, tàn ác  của ông Hồ tạo ra.
Sự kiện xảy ra như thế mà đảng cộng sản không lấy làm xấu hổ mà còn cố tình bưng bít, và  còn hành hung bà Kim Hạnh và W. Duiker. Sự kiện đã như thế mà có những tên văn nô còn cố bênh vực, khi thấy không bênh vực nữa thì nói nước đôi.
 Mạch Quang Thắng cho rằng Hoàng Tranh sai lầm, rồi các người khác cũng theo Hoàng Tranh mà vu oan gia họa cho ông Hồ.Ông cũng cho rằng các tài liệu của Liên bang Nga cũng sai lầm.
 Nhưng, tôi đã đọc rất kỹ bài viết của Hoàng Tranh thì thấy rằng, lập luận và những chứng cớ mà ông nêu ra không có sức thuyết phục. Mấy cuốn sách, bài báo của một số người ngoài nước chẳng rõ thật hư ra sao về vấn đề này, lại viết theo Hoàng Tranh...Hồ Chí Minh là người hoạt động bí mật nhiều năm trời, cho nên không không phải những gì mà tài liệu viết về Hồ Chí Minh đều là đúng sự thật, mặc dù đó là những tài liệu báo cáo chính thức, tài liệu lưu trữ trong kho lưu trữ của Liên bang Nga từ năm 1992 (tiếp nối Lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên Xô, tại phông Lịch sử Chính trị-xã hội.( 142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T...    )
Mạch Quang Thắng cương quyết phủ nhận tin tức bốn phương tám hướng về Hồ đa thê thiếp. Ông nói như đinh đóng cột:

Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì Bác không thể giấu được trong ngần ấy năm. Giấu làm sao được trong con mắt của hàng triệu, hàng triệu con người giữa thế gian, ở đất nước Việt Nam của Bác và cả ở trên thế giới. Người bình thường đã khó giấu, huống hồ Bác lại là một người nổi tiếng, Bác  là con người của công chúng, thì lại càng khó giấu hơn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lòi ra”. Đã rất lâu ngày, nhưng cái bọc không thấy lòi ra một cái kim nào cả. Làm gì có cái kim nào.( 142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T... )
Ông cũng trích dẫn lời Sơn Tùng về đời thánh thiện của ông Hồ:

. Ông (Sơn Tùng) lý sự” rằng, các ông Trường-Chinh, Phạm Văn Đồng nhà có mấy đời đội mũ cánh chuồn mà khâm phục cái tâm, cái đức của Hồ Chí Minh và được cảm hoá từ nhân cách Hồ Chí Minh thì không phải chuyện vừa; giả sử Hồ Chí Minh là người cứ lăng nhăng, lít nhít về chuyện tình ái thì các ông ấy cạch, không bao giờ đi theo Hồ Chí Minh. Cổ nhân trên thế giới đã nói: Rendez à César ce qui est à César (Hãy trả lại cho Xêda những cái gì thuộc về Xêda). Sự thật bao giờ cũng là sự thật! (142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T...)

Tuy hào hùng, kiên quyết tin tưởng là thế nhưng ông cãi sao với Vũ Thư Hiên, Vũ Đình Huỳnh, Trần Độ, Nguyễn Đăng Mạnh,Nguyễn Minh Cần là những người còn yêu bác, trọng bác ngàn lần hơn ông? Có lẽ ông lung lay cho nên ông xuống nước, nói nước đôi khi thấy quá nhiều người đề cập vụ án Nông Thị Xuân, Nông Thị Vàng mà toàn là những người thân cận Hồ Chí Minh, địa vị, dòng dõi các ông thua Trường Chinh, Phạm Văn Đồng nhưng về mặt pháp lý thì các vị trên là nhân chứng rõ ràng và đáng tin cậy hơn cái vỏ rỗng tuếch của Phạm Văn Đồng, Trường Chinh:

Tôi bày tỏ quan điểm của tôi rằng: việc Hồ Chí Minh có vợ, có con hay không có vợ, không có con thì chẳng ảnh hưởng gì đến tư cách, đạo đức của Bác cả. Nếu Bác có vợ, có con, nghĩa là có gia đình riêng, thì với những gì Bác đã cống hiến cho đất nước, tôi vẫn nhận định được rằng: Hồ Chí Minh đã hy sinh lợi ích riêng tư để dâng hiến cho Tổ quốc thân yêu của mình. Không phải không có vợ con mới là hy sinh chuyện riêng tư. Chỉ có điều là nếu Hồ Chí Minh có vợ thì đấy mới là chính là một con người hoàn chỉnh, không phải là phản tự nhiên. Cũng chính vì thế mà chúng ta hay nói người vợ hay người chồng chính là một nửa bên kia của nhau. Hồ Chí Minh cũng không ít lần nói về cái khiếm khuyết của chính cuộc đời mình, và một trong những khiếm khuyết đó là không có vợ; do vậy Bác khuyên thanh niên Việt Nam đừng nên học mình về điều đó.(142 .TRẦN VIẾT ĐAI HƯNG, MACH QUANG THẮNG * SƠN T...)

Qua các tài liệu trên, chúng ta thấy những điểm sau:

+ 1. Những lãnh tụ cộng sản là những tên đa dâm. Hồ Chí Minh thay vợ như thay áo. Ông lấy người ta có con rồi bỏ mặc. Không lẽ ông không nhớ đến người xưa. Ông là đảng trưởng, là chủ tịch, thiếu gì chân tay để sai đi tìm kiếm và tiền bạc để cung cấp. Nguyễn Y Vân gọi ông là kẻ " chơi chạy" thì rất đúng.
+2. Tên cộng sản nào cũng tham dâm, thế mà lúc nào cũng la hét " đạo đức cách mạng". Để phục vụ lòng tham dâm của lãnh tụ, bọn cộng sản đàn em đã làm công tác " ma cô" rất tích cực".
+3. Hồ Chí Minh thô lỗ, và dâm dục. Khi gặp cô Nguyễn Thị Hằng , câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”(Nguyễn Đăng Mạnh).

+4. Hồ Chí Minh mắc bệnh nhi dâm, ông thích các thiếu nữ tuổi 15. Các nước đều kết án những kẻ xâm phạm trẻ dưới 18. Hồ Chí Minh còn thích một đám thiếu nữ vây quanh, như là cung nữ, cung phi trong cung cấm vua chúa trong khi ông và đảng cộng sản kết tội vua chúa. Ông coi phụ nữ là trò chơi trong khi ông oang oang tuyên bố giải phóng phụ nữ!

+5. Bệnh tham dâm, gian ác đã truyền sâu trong tập thể cộng sản. Đó là bản chất chứ không phải hiện tượng. Nguyễn Đăng Mạnh trong Hồi Ký của ông đã nhận xét: Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. Ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặclại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?” 

Sau này, XHCN phát triển thành cà phê ôm, gái bao của các đại gia là do từ "đạo đức bác Hồ" xây dựng một cách " hoành tráng" mà thành, còn trước 1975 tại miền Nam, và trước 1945 trên toàn quốc không có được một phần trăm nét phồn thịnh như vậy!

+6. Đảng cộng sản đã dùng gái để thực hiện "mỹ nhân kế ' . Trung quốc và Nga đã dùng gái để sai khiến Nguyễn Ái Quốc. Bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cũng dùng gái để kiếm chế các ôn g trong bộ chính trị.

+7. Chủ nghĩa cộng gian manh, tàn ác đã dùng mưu kế xảo quyệt lừa bịp nhân dân, và che đậy những sự thật.

+8. Chủ nghĩa cộng sản xây dựng trên dối trá và thủ đoạn tàn ác, và họ đã xây lên một chế độ xấu xa, tàn bạo, vô tổ chức, bất nhân, bất nghĩa  cụ thể là vụ Nông Thị Xuân và cuộc đời tình ái của Hồ Chí Minh.

 3. CÁC THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ
   
Ông Hồ có nhiều thù đoạn lắm lắm, sau đây là những thủ d0oạn được sách báo phanh phui, còn những cái ẩn tàng khác, nay mai cũng sẽ được phát hiện.
- Vì tham danh vọng,  ông cướp danh hiệu và công trình các bậc tiền bối như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm.

-Ông không có bằng cấp, trình độ lớp ba trường làng, nhưng lại muốn có danh giá nên đã khai man là học Quốc Học, Huế, học trường Đại Học Đông Phương của Nga, phụ trách phòng Nam Á Châu của Đệ tam quốc tế.
-Ông mưu cùng Lâm Đức Thụ bán Phan Bội Châu và các đảng viên phe Quốc gia lẫn phe cộng sản để cho bọn ông giành độc quyền yêu nước và độc quyền cai trị. Làm việc này ông tiêu diệt phe quốc gia lại có tiền tiêu xài.

 -Có lẽ ông cũng dùng thủ đoạn này mà triệt hạ những đối thủ của ông như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Bình etc. 
Ông không được Quốc Tế giao việc ở Thái Lan, ông tự ý đi mà phao tin là được lệnh Quốc tế .

-Ông bị Stalin, Mao khinh bỉ nhưng lại bịa đặt là ông được Quốc tế kính trọng.

 
-Ông gây là vụ biến loạn ở Nghệ An để thổi phồng sự kiện Sô Viết Nghệ Tĩnh để lập công và tuyên truyền. 

-Tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Nguyễn Tất Thành nhưng bọn Việt Cộng đã sửa chữa và nói là của Nguyễn Ái Quốc. Nếu là của Hồ Tập Chương thì sao lại sửa chữa, phải chăng là muốn giấu diếm dấu tích người Trung Quốc? Dẫu sao đây cũng là một vụ gian lận. Ngục Trung Nhật Ký không phải là của Nguyễn Tất Thành.

 -Hồ Chí Minh luôn dùng kế sách chia rẽ, nói xấu để hại người quốc gia. Trước 1945, bọn ông Hồ ở chung nhà với Hồ Học Lãm thì bọn này tìm cách chia rẽ lực lượng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội.Được VNDLDM hội cứu ra khỏi tù và cho gia nhập lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh lại nịnh hót Trương Phát Khuê để ông này bắt giam các nhà cách mạng quốc gia. Khi Việt Cộng cộng tác với lực lượng OSS, thì Hồ Chí Minh cũng kiếm cách nói xấu phe Quốc gia. Ông cũng tung tin Đại Việt sắp tấn công Pháp nên Pháp đã giúp vũ khí cho Việt cộng sát hại Đại Việt và Quốc Dân đảng. Pháp đã trở thành tay sai của Việt Cộng. 
-Mặc dầu đã có phái đoàn sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, ông Hồ cũng đi dự. Mục đích đi Pháp là để tranh mặt. Trước khi đi, ông giao nhiệm vụ tàn sát Đại Việt và Quốc dân đảng cho Võ Nguyên Giáp. Ông còn đưa Huỳnh Thúc Kháng làm bù nhìn bộ nội vụ, Huỳnh Thúc Kháng mắc mưu ký giấy ra lệnh tấn công trụ sở Ôn Như Hầu của Đại Việt và Việt Quốc.  Sang Pháp, ông ký giấy mời Pháp trở lại Việt Nam mục đích là nhờ Pháp đuổi quân Tưởng Giới Thạch mà ông không ngại là Việt gian bán nước 

 -Ông tổ chức đón tiếp Pháp đến Hà Nội ngày 19-5 mà lại nói là mừng sinh nhật của ông.

-Ông Hồ tuân lệnh Nga Tàu, nhất là ông cúi đầu theo chỉ thỉ của cố vấn Trung Quốc thi hành CCRD. Nhưng CCRD là một màn gian trá nhằm mục đích cướp tài sản và khủng bố nhân dân cho nên bọn ông đã đem những nông dân nghèo và kết tội bọn họ là địa chủ.Trong khi đó ông tàn nhẫn giết những người đã nuôi nấng ông và giúp đỡ công cộng cuộc cứu nước như bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, Đặng Văn Hướng...Ông tuân lệnh Nga Hoa giết người xong ông làm bộ than thở  rằng ông không muốn cải cách ruộng đất, ông muốn hòa bình sẽ thi hành, ông không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm nhưng ông bị cố vấn Trung Quốc bắt buộc chứ lòng ông nhân đạo lắm!HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ    )
-Ông hứa hẹn sẽ chia ruộng đất cho dân nghèo, nhưng chia ruộng được vài tháng thì ông thu lại, bắt dân vào HTX, nghĩa là bắt toàn dân làm nô lệ. khi dân vào HTX , ông đưa một số máy cày và tuyên bố từ đây nông dân thoát kiếp trâu cày, nhưng được it lâu, ông thu hồi máy cày... 

-Trong CCRD, gặp lúc bên Liên Xô có vụ xét lại, ông lo sợ dân chúng sẽ theo Liên Xô kết án ông và lật đổ ông, và ông sợ Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh sẽ thay ông cho nên ông tìm cách tiêu diệt hai ông này. Trước tiên, ông đã đổ tội cho Trường Chinh, cách chức Trường Chinh và bọn thủ hạ của Trường Chinh. Tiếp theo, ông kêu Võ Nguyên Giáp vào giúp ông việc đảng và thay ông xin lỗi đồng bào. Võ Nguyên Giáp mứng húm vì tưởng ông ta sẽ được ông Hồ yêu quý giao chức Tổng bí thư, nhưng trong CCRD và Chỉnh Đốn đảng, một số chân tay của Võ Nguyên Giáp bị đốn, Võ Nguyên Giáp trở thành tướng không quân. Màn chót, ông kêu Lê Duẩn trong Nam ra làm Tổng Bí thư, Lê Duẩn thay ông đạp Võ Nguyên Giáp xuống đất đen! 

 -Ông tuyên bố độc lập tự do, nhưng thực tế ông đưa Việt Nam vào quỷ đạo Nga Tàu, và bán Việt Nam cho Trung Quốc. Ông không tự tay ký giấy, ông truyền khẩu lệnh cho Phạm Văn Đồng ký văn tự bán nước. Ông nói tự do nhưng ông cướp hết mọi thứ tự do của nhân dân ấy thế mà bọn Việt Cộng luôn miệng nói  " Không gì quý hơn độc lập tự do".
Ông đem quân xâm nhập miền Nam nhưng lại bảo đó là lực lượng GPMN, không liên quan đến Hà Nội. Sau 1975, đảng cộng sản thủ tiêu MTGPMN.

Sau đây, chúng trình bày rõ về các điểm sau:

(1). Một  số người cho rằng vì Mỹ và Ngô Đình Diệm không thì hành hiệp định Geneve 1954 cho nên kéo dài chiến tranh. Nếu Việt Cộng thắng thì chúng thẳng tay thực thi đấu tố sẽ đem lại đau thương như miền Bắc. Nếu Việt Cộng thua thì chúng sẽ chiến đấu vì năm 1954 chúng tập kết tượng trưng còn để lại lực lượng nằm vùng tại các thôn trang và núi rừng.

(2). Cộng sản bao giờ cũng gian trá. Chúng biết dân Việt Nam ghét cộng sản cho nên chúng mở đầu bản tuyên ngôn độc lập lấy lời của bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và hàng chữ Độc lập Tự do Hạnh phúc của Tam dân chủ nghĩa là để lấy lòng Mỹ và Trung Hoa quốc gia, đồng thời đánh lừa nhân dân Việt Nam rằng chúng theo phe tự do, không phải phe cộng sản. Trong khi đó Hồ Chí MInh viết thư cho Tổng thống Mỹ xin viện trợ. Ông xin viện trợ chứ không phải thần phục Mỹ và từ bỏ Liên Xô. Tổng Thống Mỹ đã không trả lời. Ông A. Patti và một số sử gia và chính trị gia cho rằng tồng thống Mỹ đã không đáp ứng yêu cầu của ông Hồ nên chiến tranh đã kéo dài. Nếu thuận theo ông Hồ thì Việt Nam đã theo Mỹ. Nhận định như vậy là sai lầm. Trong chương trước, chúng tôi đã trình bày thể lệ của đệ tam quốc tế và sự kiểm soát ngặt nghèo của Comitern đối với các đảng Cộng sản. Nếu ông Hồ phản bội Liên Xô, Trung Cộng thì ông sẽ bị giết ngay. Trong thế giới cộng sản chỉ có hai trường hợp ly khai mà không chết đó là Tito và Mao Trạch Đông. Ông Hồ gửi thư là để xin viện trợ, ông dùng tiền bạc và vũ khí Mỹ để giết dân Việt Nam và xâm lăng các nước khác, mở rộng đế quốc cộng sản. Ông xin viện trợ là để dùng Mỹ chống Pháp cho ông. Nếu Mỹ viện trợ cho ông Hồ tức là Mỹ mắc mưu cộng sản như người Pháp đã cam tâm làm tay sai cho ông Hồ trong vụ giúp cộng sản thanh toán phe quốc gia. Tổng thống Truman đã thông minh và khôn ngoan mà tránh dây dưa với  Việt cộng. Nếu người Mỹ muốn vào Đông Dương thì họ phải chờ dịp Pháp rút lui khỏi Đông Dương, còn Pháp ở Đông Dương, Mỹ vào Đông Dương sao tiện? Hơn nữa,Tổng Thống Truman đã hiểu chủ nghĩa cộng sản  là chủ nghĩa có hai mục đích triệt hạ tư bản và tiêu diệt Mỹ. Có lẽ vì thấy thế nên ông từ khước Hồ Chí Minh là tay sai của Stalin và Mao Trạch Đông.  Ít nhất, trên bình diện chính trị , người Mỹ thông minh, khôn ngoan hơn người Pháp. Trước 1945, ông Hồ đã kết án Mỹ. Có lẽ A. Patti , Duiker và những người khác đã không đọc kỹ Marx, Lenin, Stalin và Hồ Chí Minh. Trong miệng Trần Dân Tiên, ông Hồ đã bộc lộ tư tưởng căm thù Mỹ, khinh bỉ Mỹ: Ông Hồ chỉ trích tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson ,và ông Hồ cho rằng .. những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc " (TRẦN DÂN TIÊN I, 19 ) .

Trong thế chiến, Mỹ giúp đỡ vũ khí, tiền bạc cho Hồ Chí Minh là điều hợp lý. Nếu sau đệ nhị thế chiến, tổng thống Mỹ viện trợ tiền bạc và súng đạn cho ông Hồ thì thật là một chuyện buồn cười! Họ nhận viện trợ và họ sẽ trở mặt như họ đã lừa người Pháp trong 1945-1946. Việt Cộng có thể làm mọi việc vì họ dựa vào hai cường quốc là Liên Xô và Trung Quốc! 

Trong mắt một số Việt cộng, cho đến nay mối tương quan Việt Hoa là "tình nghĩa  đồng chí anh em", còn mối tương quan Mỹ Việt là mối hận thù, là cách moi tiền anh nhà giàu ngu dại. Sau 1975, Lê Duẩn ra lệnh các đại sứ đòi tiền Mỹ mới chịu bang giao. Nay dù họ quỳ lạy Trung Quốc, họ cũng tỏ ra thân Mỹ để moi tiền bằng mọi cách. Chúng ta đã nghe những nhàm tai luận điệu Bắc Kinh và Hà nội chống " diễn biến hòa bình".  Cuối năm 2012, chúng ta cũng nghe những cái loa chống Mỹ của Trần Đăng Thanh và Nguyễn Chí Vịnh. (10).Bọn họ cũng đã trí thức vận được Vũ Quốc Thúc, Trịnh Khải hô hào trung lập chống Mỹ. Sự căm thù đế quốc Mỹ cũng rất mạnh ở Trung Quốc và dân chúng Việt Nam mặc dầu số du lịch, du học sinh và nhà giàu di cư sang Mỹ rất đông. Mong rằng người Mỹ sẽ không mắc lừa Trung Cộng và Việt Cộng.

(3). Khi Mỹ rút lui khỏi Việt Nam thì dân miền Nam đau khổ, mà người Mỹ cũng choáng váng. Các nhà báo, nhà chính trị đua nhau nói về " hội chứng Việt Nam". Tất nhiên phe cộng sản thì vui mừng coi như là đại thắng mùa xuân 1975. Nhưng sau 1954, Trung Cộng ra mặt chủ trương hai nước Việt Nam, và ông Hồ tuyên bố "  Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy “Độc lập”. Hai việc này cho chúng ta thấy Trung Cộng viện trợ cho Việt Cộng nhưng vẫn muốn hai nước Việt Nam tồn tại và Mỹ ở lại Việt Nam, và Hồ Chí Minh luôn cương quyết hy sinh đến ngưởi Việt cuối cùng, hy sinh đến thế hệ thứ ba, thứ tư. Như vậy là Trung Cộng muốn cuộc chiến Việt Nam tiếp diễn. Bọn trung ương Hà Nội háo chiến, không hiểu thâm ý của Trung Cộng. Trung cộng muốn chiếm Việt Nam và thế giới. Họ muốn Việt Nam chết hết sau đó là dân Trung Cộng tràn sang chiếm cứ. Cuộc chiến 1945-1975 đã làm cho miền Bắc cạn nhân lực, bọn họ đã đôn lính, bắt thanh niên nam nữ 14-15 tuổi vào trận tuyến. Nếu kéo dài nữa thì sao? Quân Trung Quốc sẽ tràn vào miền Bắc làm bộ đội, làm dân cày, làm công nhân, và đất Bắc sẽ thành thuộc địa Trung Cộng. Và miền Nam cũng sẽ kiệt quệ như vậy. Bên cạnh đó, bọn Trung Cộng sẽ bắt bọn Hà Nội ký giấy nhượng đất, nhượng biển. Dù Trung cộng chưa chiếm hết Việt Nam, trong cuộc chiến 45-75, họ cấy người vào đảng và cơ quan bộ viện. Việc đưa Hồ Tập Chương và một số người nào đó vào trung ương đảng cũng là việc đương nhiên trong tiến trình xâm lấn Việt Nam. Càng trường kỳ kháng chiến thì Việt Nam càng suy yếu và Trung Cộng thêm mạnh mẽ trong mục đích xâm lược Việt Nam. Trong  30 năm chiến tranh, Trung Cộng đã viện trợ  20 tỷ Mỹ kim. Năm 1962, viện trợ 90.000 vũ khí nhẹ..  Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm (TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC  ).  

Về phía người Mỹ, họ lý luận rằng họ vào Việt Nam là để giữ vững thế cờ Domino, để giữ cho chiến tranh ở xa nước Mỹ. Có thể vào 1970, người Mỹ thấy rõ âm mưu của Trung Cộng nên họ tìm cách thoát hiểm khỏi cái "Mê hồn trận Đông Dương" do Trung Cộng bày ra. Nếu Mỹ ở lại thì Mỹ, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa XHCN Việt Nam đều chết hết cho mộng bành trướng của Trung Cộng, Vì vậy mà Mỹ rút khỏi Việt Nam. Có thể họ có một mục đích, một chiến lược, chiến thuật nào đó. Có thể họ có một chương trình lâu dài và năm 1975, họ thấy đã đủ và rút lui theo kế 
" đà đao" hay kế không thành", mặc cho Trung Cộng chiếm Thái Bình Dương và một phần Á Châu, Phi châu. Họ lại còn bỏ tiền của đầu tư vào Trung Cộng theo  khẩu hiệu "Toàn cầu hóa" để con nhái Trung Cộng to bằng con bò trong khi đó các nước tư bản bị thất nghiệp, bị khủng hoảng kinh tế. Từ 2000, Trung Cộng tuyên bố 80% biển đông là đất đai của họ. Lúc này thì Mỹ tuyên bố trở lại Thái Bình Dương. Cuộc chiến đã sẵn sàng. Có thể Việt Cộng đứng hai chân, chờ phe nào thắng thì sẽ công khai ôm chân và quỳ lạy. Nay  Việt Cộng theo Trung Cộng bán nước hại dân, cam tâm làm khuyển mã cho Trung Cộng, còn nhân dân Việt Nam với truyền thống Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ sẽ chiến đấu giành độc lập và tự do.

Hồ Chí Minh là tên đại gian, đại ác. Ông chết đi để lại một đất nước tiêu điều khốn khổ vì tiền bạc khá nhiều nhưng bọn cộng sản đã thành tư bản đỏ, cướp tài sản nhà nước và nhân dân, làm cho ngân hàng trống rỗng, kinh tế suy sụp. Về chính trị, vẫn theo chủ trương độc tài, tàn bạo của cộng sản, họ thần phục Trung Cộng, cam tâm bán đất, nhượng biển cho Trung Cộng để cầu danh lợi bản thân và gia đình họ trong khi nhân dân khốn khó điêu linh. Cái tai họa do Hồ Chí Minh và đảng cộng sản gây ra, toàn dân ta phải giải quyết bằng cách tiêu diệt cộng sản để lập một nước tự do, dân chủ. 

 _______


CHÚ THÍCH 

(1)Tùng Khánh.Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức cách mạng.157. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC * PHẠM HẢO, HỮU THỌ, KHUẤT
 (2).  Pierre Darcourt. BayVien, Le Maître de Cholon; Grasset, 1997 ;Bảo Đại. Con Rồng Việt Nam – Hồi ký chính trị 1913-1987, Nguyễn Phước tộc xuất bản. 1990, tr. 205.
(3).  Thép Mới. "Năng động  Hồ Chí Minh ". Bút ký,  Chính trị Quốc gia. 1990, tr.143.(92 * BÚT SỬ* NHÀ SÀN * GÁI); (71 * ĐẶNG CHÍ HÙNG * NGƯỜI CHỒNG NGƯỜI CHA)
(4). Tài liệu của Đặng Chí Hùng và Bút Sử có ghi: Trong "Ho Chi Minh", tác giả William Duiker, trang 575, viết: "In April 2001, the ralatively unknown government official Nong Duc Manh, widely rumored to be the illegitimate son of Ho Chi Minh, was elected general secretary of the VCP (Vietnamese Communist Party)- 14″. Số 14 để người đọc lật ra sau cuốn sách đọc tiếp footnote 14: "Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…"Tôi xem quyển sách của W. Duiker, xuất bản 2000  có chú 14 nhưng không có hàng này. Những hàng trên chỉ có ở lần tái bản 2002.
(5). Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Vinh Sơn, Sài Gòn, 1969, tr. 75.
 (6). Nguyễn Thế Anh, "Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh", đăng trong Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, một nhóm tác giả, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 25.
(7).Bảo Đại, Con rồng Việt Nam – Hồi ký chính trị 1913-1987, Nguyễn Phước tộc xuất bản. 1990, tr. 205.
(8). Sophie Quinn Judge. The Missing Years, 199.
(9).Trần Đăng Thanh nói:" Có hai mối quan tâm lớn nhất là: “Việt Nam phải mang ơn Trung Quốc”, và “Mỹ là một nước gian ác, sự giúp đỡ trong giáo dục đối với Việt Nam là hành động “Diễn biến hòa bình” cần phải cảnh giác”
 Một thứ trưởng quốc phòng Việt Nam nói các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”....Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam."
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh


No comments:

Post a Comment